Huỳnh Tâm

Tay trao gói hàng lãnh thổ cho Trung Quốc
“…trên thực tế chưa đến ngày đàm phám liên Quốc Phòng, Trung Cộng đã thành công trong việc chiêu dụ được đảng CSVN dâng trọn gói hàng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cho Trung Cộng…”
Phóng viên Toàn Cầu Báo
˗ HA… gửi đến chúng tôi toàn bộ tư liệu liên quan đến sự kiện phái đoàn đảng nhà nước CSVN đến Bắc Kinh vào ngày 19˗20/62013. Bao gồm những nghị trình, nghị sự ngoại giao phối trí nhân vật, nghi lễ, khánh tiết, chương trình đàm phán sơ bộ của từng phần chuyên môn, chương trình hợp báo của Trương Tấn Sang và Nguyễn Chí Vịnh, nghị trình đàm phán 10 văn kiện và nghị sự tuyên bố chung v.v… kèm theo nhiều bản ghi âm có giá trị lịch sử, đúng như chúng tôi mong đợi (TQ˗VN Bắc Kinh 2013).

Tư liệu này rất hấp dẫn, vì đó là chương trình nghị sự đàm phán sơ bộ, hợp báo, ngoại giao hành lang và sinh hoạt từng phần chức năng của các lãnh đạo cao cấp trong phái đoàn đảng CSVN tại Bắc Kinh.
Phái đoàn đảng nhà nước Việt Nam, sinh hoạt dưới sự chỉ đạo của chương trình nghị sự ngoại giao, được bố trí từng phần, từng nhân vật, qua hình thức "Đối tác không đối phẩm". Bằng chứng là trong chương trình có ghi: "Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh không thực quyền trong phái đoàn". Khi ấy, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh ông Nguyễn Văn Thơ thuộc quyền của ông Minh, lại có tiếng nói giá trị cao, ông Phạm Bình Minh chỉ còn một động tác là vâng lệnh ký vào văn kiện ngoai giao bán nước. Đặc biệt Thứ trưởng Quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh có quyền quyết định những hồ sơ Quốc phòng, dù Đại tướng Phùng Quang Thanh, đương quyền Ủy viên Bộ Chính trị, là Phó bí thư Quân ủy Trung ương. Đối với Trung Cộng, Nguyễn Chí Vịnh vì là con đẻ của Cục Trưởng Cục Tình báo 2 trong thâm cung bí sử của Hoa Nam mới là đối tác chính. Nói chung thời thế của kẻ hèn mạt lên ngôi, khiến xã hội điêu linh, cho nên người biết chuyện không lấy gì làm lạ. Dùng biểu đồ tổ chức đảng và nhà nước CS Việt Nam để luận mẫu mực và chức vị xem ra hoàn toàn vô dụng, bởi nó đã hoàn toàn méo theo cái miệng của Trung Cộng, từ năm 1999 cho đến nay.

Điểm qua chương trình nghị sự rất quan trọng, ta có thể đánh giá được những nhân vật CSVN đang hoạt động tại Bắc Kinh, cũng như vị trí của họ. Tất cả đều theo thứ tự đã ấn định của Ban Nghi lễ và Nghị sự Trung Ương Đảng CS Trung Quốc. Những nhà ngoại giao và tình báo quốc tế chỉ cần có chương trình nghị sự là đủ dữ kiện để khai thác, còn hình thức bên ngoài của các buổi lễ chỉ có tính quảng cáo, tuyên truyền. Vấn đề ngoại giao bên ngoài cũng nằm trong qui định của nghi thức, trong lúc nghi lễ, cử chỉ của nguyên thủ quốc gia rất quan trọng đối với ngoại giao quốc tế.

Đặc biệt nguyên thủ quốc gia Việt Nam Trương Tấn Sang thay mặt cho Quốc thể, linh hồn dân tộc Việt, lại có những hành động co ro cúi đầu nhìn xuống đất, thân người khép nép thể hiện nét chư hầu chầu Bắc triều. Từ lúc ấy, nhân dân Việt Nam không còn nhẫn nhục ngẩng mặt nhìn thẳng vào một chân dung nguyên thủ bạc nhược của dân tộc Việt. Khí thế của ông ta đã bị chương trình nghi lễ chỉ đạo sắp xếp biến ông ta thành một kẻ thuộc quyền, trung kiên tuyệt đối với nhà Hán! Nhân dân Việt Nam không thể nào chấp nhận được sự co ro cúi đầu ấy, phải cần đào thải thái độ này.
Chúng tôi vẫn luôn để ý nội dung chương trình nghị sự hội đàm sơ bộ lần thứ Nhất của liên Bộ Quốc phòng Trung Cộng-Việt Cộng tại Bắc Kinh, vào ngày 31 tháng 5 năm 2013 cho đến nay. Hy vọng Việt Nam tự chủ, độc lập không mong đợi vào đàm phán với Trung Cộng, cũng không thể để mất nước tại hội đàm sơ bộ Quân sự.


Ngoại giao hành lang trong sảnh đường Bộ Quốc Phòng Trung Quốc. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, kẻ yếu bắt tay trong tư thế hèn. Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc Đô đốc Thích Kiến Quốc (戚建国) kẻ khoác lác đưa tay tự hào. Ảnh: Hải Âu ˗ Toàn Cầu Báo.

Lúc này Nguyễn Chí Vịnh và Thích Kiến Quốc, có chỉ dấu thân thiện bất thường, họ cho biết:
‒ Chúng tôi thể hiện phong cách mới.
Cuộc họp diễn biến đến buổi chiều kết thúc, Đô đốc Thích Kiến Quốc chỉ cho biết:
‒ Rất hấp dẫn, tuy nhiên tôi hy vọng có thông tin nóng sớm hơn.
Và ông không tiết lộ chi tiết nào thêm, vì còn nhiều hứa hẹn trong những ngày hội kế tiếp. Lần đầu tiên Nguyễn Chí Vịnh hãnh diện, được đối diện với giới quân sự cao cấp nhất của Trung Cộng.
Ngày 05/06/2013 buổi chiều Bắc Kinh, tại nghị trường của tòa nhà Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, diễn ra cuộc hội đàm lấn thứ Bảy (7). Phái đoàn Trung Quốc tăng cường nhân sự, gồm có những nhân vật mới hiện diện trong buổi hội đàm:
‒ Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Đô đốc Thích Kiến Quốc (戚建国).
‒ Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Ngô Thắng Lợi (吴胜利).
‒ Chính trị viên Hải quân, Đô đốc Lưu Hiểu Giang (刘晓江).
‒ Chính ủy Không quân, Đô đốc Điền Tu Tư (田修思).
‒ Chính trị viên Tổng cục Hậu cần, Đô đốc Lưu Nguyên (刘源).
‒ Chính trị viên Quân đoàn pháo binh, Đô đốc Trương Hải Dương (张海阳).
‒ Học viện Khoa học, Đô đốc Lưu Thành Quân (刘成军).

Bộ máy Quốc phòng Trung Quốc chỉ đạo hoạt động Quân sự hành lang, và các nhân vật trọng yếu Quân sự thi nhau hội luận để kết thúc chương trình hội đàm sơ bộ với Việt Nam, gồm có:
‒ Quân Ủy Trung ương (CPC), Bộ trưởng Quốc phòng (PLA) Đại tướng Thường Vạn Toàn ((常万全).
‒ Quân Ủy Trung ương (CPC), chỉ huy Không quân, Đô đốc Hứa Kỳ Lượng (许其亮).
‒ Quân Ủy Trung ương (CPC), Đô đốc Mã Hiểu Thiên (马晓天).
‒ Phó Chủ tịch hậu cần (CMC) Đô đốc Phạm Trường Long (范长龙).
‒ Tham Mưu Trưởng phòng, Đô đốc Phong Huy (峰辉).
‒ Tổng cục chính trị, Đô đốc Nhâm Trương Dương (任张阳).
‒ Tổng cục Hậu cần, Đô đốc Triệu Khắc Thạch (赵克石).
‒ Tổng Bộ Vũ khí, Đô đốc Trương Hựu Hiệp (张又侠).



Trưởng đoàn phía Việt Nam có Thứ trưởng Quốc Phòng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Trưởng đoàn phía Trung Cộng có Phó tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Đô đốc Thích Kiến Quốc (戚建国). Nguồn: Tư liệu Bộ Quốc Phòng Trung Quốc.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đồng chủ trì cuộc họp thứ Bảy với Quốc phòng Trung Cộng. Nội dung hội đàm:
‒ Tư vấn an ninh, Tình hình khu vực, An ninh hàng hải, Quan hệ quân sự, Hai nhà nước cùng quan tâm các vấn đề sâu hơn và trao đổi quan điểm.
Đô đốc Thích Kiến Quốc (戚建国) điều hợp hội đàm, mở phát pháo đầu tiên:
‒ Trong tình hình quốc tế và khu vực hiện nay đã trải qua những thay đổi lớn, trong bối cảnh quốc phòng song phương và tham vấn an ninh được tổ chức có ý nghĩa lớn. Tôi hy vọng phía Việt Nam với Trung Quốc hướng tới các dòng hợp tác, từ độ cao chiến lược và tổng thể của mối quan hệ với chúng tôi, tránh tranh chấp và đồng kiểm soát hiệu quả, giải quyết đúng cách cho các vấn đề liên quan, cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực.

Tiếp theo Nguyễn Chí Vịnh thay mặt cho Việt Nam thưa rằng:
‒ Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc và sẵn sàng cùng nỗ lực với Trung Quốc để tăng cường thông tin liên lạc và đối thoại, xử lý đúng đắn sự khác biệt và bảo vệ vững chắc tình hình chung của mối quan hệ giữa Việt Nam và thúc đẩy phát triển lớn hơn các mối quan hệ quân sự song phương.

Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Ngô Thắng Lợi (吴胜利), quan chức cấp cao Trung Quốc tại phó hội phát biểu:
‒ Ít nhất, vào lúc này Trung Quốc với đảng và nhà nước Việt Nam cùng nhau "sẵn sàng thảo luận những vấn đề biển Nam Trung Quốc, bao gồm các vấn đề nhạy cảm như mạng gián điệp phá rối".

Những tuyên bố trên mở đầu cho câu chuyện hình thức ngoại giao xâm lược. Trung Cộng đòi song phương hợp tác ngay trên lãnh hải của Việt Nam, tự dưng đòi làm cố vân biển Đông, đồng khai thác cùng hưởng lợi. Người lân bang không có vốn kinh doanh, lại ngang dọc ngược đời, đòi Việt Nam phải trả vốn lẫn lời, buộc phải thực hiện dúng đắn mọi sự khác biệt và bảo vệ Trung Cộng, không khác nào một cú đấm vào chủ quyền Việt Nam.

Nguyễn Chí Vịnh được bác đảng chỉ đạo, giao phó trách nhiệm vờ thơ ngây, chấp nhận những đề xướng của Trung Cộng, ông còn hứa thực hiện tất cả yêu cầu của ông Đô đốc Thích Kiến Quốc, và câu nói mạt sát của Đô đốc Ngô Thắng Lợi˗吴胜利: "bao gồm các vấn đề nhạy cảm như mạng gián điệp phá rối", ám chỉ nhân dân Việt Nam xuống đường phản đối Trung Cộng xâm luợc biển Đông. Được biết đàng sau hậu trường, bên lề hành lang, Nguyễn Chí Vịnh rất tích cực không ngừng dâng hiến những dự án mô hình chiến lược Quân sự của Việt Nam cho Trung Cộng để sớm lập qui ước "Hiệp định Hợp tác Quốc phòng biên giới giữa hai nước". Người ta còn gọi những buổi hội đàm này với cái tên nhẹ bổng: "Tư vấn an ninh Quốc phòng Trung˗Việt thứ Bảy".
Đảng CSVN đưa đường cho Trung Cộng lộng hành, được quyền xây dụng, lập tòa án trên đất nước Việt Nam hầu để trừng trị nhân dân Việt Nam xuống đường phản đối Trung Cộng. Tòa án đảng trị, quan tòa Hoa Nam, thi hành luật bành trướng, nguyên cáo Bắc Kinh, bị cáo nhân dân Việt Nam. Đôi lúc Trung Cộng lập ra phiên tòa, sỉ vả đảng thừa hành 16 chữ vàng, và 4 tốt.


Trước đó Nguyễn Chí Vịnh thay mặt đảng CSVN tìm gặp Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc (戚建国) tại Singapore. Nguyễn Chí Vịnh đề nghị hợp tác liên minh Quốc phòng với Trung Cộng, được Thích Kiến Quốc hứa sẽ chia sẻ và đáp ứng đề nghị của người Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Và diễn tiến cho đến ngày nay trở thành ngoại giao bán nước. Ảnh: THX.

Những tháng chuẩn bị ngày hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc˗Việt Nam, Hoa Nam tung ra chiêu thức ngoại giao hành lang, gửi danh thiếp mời viên chức cao cấp của chế độ viếng thăm Bắc Kinh, và Tòa Đại sứ Trung Cộng chúc an từng thành viên trong phái đoàn Quân sự Việt Nam, ủy lạo những sĩ quan đã từng được Trung Cộng đào tạo tại Học viện Quân sự Côn Minh, Học viện Chính trị Tây An và Học viện Chính trị Nam Ninh. Nguyễn Chí Vịnh nằm trong thành phần này, trên thực tế chưa đến ngày đàm phám liên Quốc Phòng, Trung Cộng đã thành công trong việc chiêu dụ được đảng CSVN dâng trọn gói hàng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cho Trung Cộng.

Cho đến thời điểm này nhân dân Việt Nam vẫn chưa hề tự lấy quyết định cho vận mệnh đất nước của mình, vẫn ngồi nhìn với thân phận gần như kẻ "nô lệ". Chúng ta phải đứng lên lấy quyết định “tự chủ". Nếu chấp nhận "nô lệ" đã có ông Trọng, Sang, Dũng đứng đầu đại diện, ký 10 văn kiện thực sự bán nước vào những ngày 19˗20/6/2013. Bằng không, hãy chọn lấy "quyền tự chủ", kết hợp lòng dân, chấp nhận mọi giang nan, dám hy sinh thay da đổi thịt, đương đầu với chế độ CS, vì Dân Chủ Đa Nguyên cho thế hệ Việt Nam mai sau. Và biết vạch ra cho chính mình một chân lý dân tộc, phù hợp với trào lưu thế giới nhân quyền.

ÿ Huỳnh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét