Huỳnh Tâm

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam
Kỳ 8
“… Chúng em đã khắc bạc với đảng CS Việt Nam từ lâu, nhưng trong người lính vẫn còn tính thiêng liêng, dành riêng cho Tổ quốc. Nay chúng em đã ước thề, "một ngày nào đó, nếu có điều kiện không thể tha thứ thằng hèn đảng CS Việt Nam, chúng bán đứng biên giới của Tổ quốc cho bọn bành trướng Bắc Kinh"…”

Chiến binh Việt Nam lao vào khói lửa, hy sinh oan uổng
Lúc 18 giờ, ngày 4/12/1987, chúng tôi vào đến khu quân sự núi 255, thấy nơi đây bị quân đội của Việt Nam nã cối pháo, tàn phá, hư hao chiến lũy đến hơn 70%. Được biết quân đội Việt Nam đã chiếm đỉnh núi 277, lấy lại được một phần núi vùng Lão Sơn và kiểm soát đến 50%. Họ đã hy sinh biết bao nhiêu người và hao tổn biết bao tài lực quốc gia. Chiến trường Lão Sơn bày ra một tình huống quái gở, một khi chiếm lại Lão Sơn không ai biết chắc bám trụ được căn cứ bao lâu! Họ đều lo ngại trên đường dài chiến lược, hỏa lực chiến đấu xem ra quan trọng vào lúc cố thủ, nhưng có thể chỉ một giờ sau lại chào vĩnh biệt Lão Sơn. Trong thời khắc này cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, không một ai đoan chắc bảo vệ được căn cứ. Chính hôm qua quân đội Trung Quốc còn ngạo mạn, nay phải ngờ ngợ, miệng không dám khẳng định một lời nào, vì cuộc diện chiến trường có thể thay đổi bất ngờ.

Trước ngày 4/12/1987, quân Trung Quốc còn mở vòng đai phòng ngự các núi 215, 501,146, 147,255, 211, 267, 277, 1, 2, 3, và 4. Ảnh: Hải Âu DF-1, F138.

Hôm sau, Bộ tham mưu chiến tranh thuộc Quân Ủy Trung Ương (CPC) Trung Quốc, ra lệnh cho Tập đoàn 27, lực lượng quân sự Côn Minh ứng chiến, đưa Quân đoàn 11 trở lại chiến trường, giữ nguyên Quân đoàn 14, hổ trợ chủ lực chiến trường Lão Sơn, mở đường tiến chiếm đâm sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Họ đã lấy quyết định tấn công thần tốc, chấp nhận đối đầu với quân đội Việt Nam.


Hôm sau, quân đội Việt Nam chiếm lại điểm núi 251, 505, 1, 2, 3, và 277. Và quân đội Trung Quốc cố thủ tại Bộ chỉ huy Quân đoàn 14, núi 146, 147, 255, 211, và 166. Ảnh: NF3.86.

Trên chiến trường Lão Sơn không ai biết trước nơi nào là nơi trú thân, để tìm điểm sống. Nói chung mỗi con người ở đây đều có một viên đạn đang chờ sẵn để đánh gục. Đạn pháo không từ một ai, bởi đạn pháo không ngoại lệ hay ưu tiên cho một người nào. Cũng may chúng tôi không đến núi 277, ở đó tử vong chồng chất như núi.
Một tin nóng hổi khác cho biết Quân Ủy trung ương Trung Quốc với quyết định "CPC67" thành lập cấp Quân đoàn 67, bổ túc quân số 5 Trung đoàn, và tên Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) được thăng cấp quân hàm Thiếu tướng vào đầu năm 1988.

Sáng ngày 6 tháng 12 năm 1987, chúng tôi chạy trối chết, đua nhau nhảy xuống giao thông hào trú ẩn, tránh đạn pháo binh của quân đội Việt Nam. Họ phản công dữ dội, quyết liệt thu hồi lại căn cứ 255 đã bị mất. Hôm nay cối pháo thổi lửa khủng khiếp, rót không ngừng nghỉ lên đầu núi 255. Họ dự tính sẽ tiến công nhanh, giờ hẹn khôi phục Lão Sơn đã điểm. Tưởng chừng pháo binh Việt Nam chuẩn bị loại trừ quân đội Trung Quốc ra khỏi chiến trường, ôm xác về chầu Bắc Kinh.

Tôi đứng trong lòng căn cứ địch (Trung Quốc), trong tư thế thầm lặng, với thân phận của một đứa con Việt Nam, đâu đây man mác tràn đầy suy tư, hy vọng quân đội Việt Nam sẽ san bằng quân đội Trung Quốc tại chiến trường Lão Sơn. Ở đây mỗi bước chân tôi hoàn toàn vô cố. Chính mình đi tìm chứ không ai đưa đẫy, tự đâm đầu vào chiến trường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Đến mức này coi như đã hết đường xoay sở để vô tư trở lại cuộc sống bình dị. Cũng có lúc tuyệt vọng muốn buông trôi theo dòng sống định mệnh. Rồi nhớ lại tự trách buổi đầu cố ý đi sâu vào nơi nguy hiểm, chỉ vì muốn tìm hiểu những điều bí ẩn chiến tranh trên lãnh thổ đất nước quê hương. Và tâm trạng đầy mâu thuẫn vì tôi không cùng chính kiến với đảng CS Việt Nam cũng không ưa chính thể toàn trị này, nhưng lòng vẫn hy vọng người lính Việt trả đũa quyết liệt để bảo vệ quê hương. Tôi khao khát được nghe đạn pháo và tiếng súng của quân đội Việt Nam đánh không cho quân đội Trung Quốc ngưng nghỉ một giây khắc nào để chứng tỏ nhân dân Việt Nam luôn có mặt ở khắp mọi nơi, bảo vệ lãnh thổ, và khẳng định cửa biên giới không phải là nơi bỏ ngỏ để địch tự do tung hoành.

Nhờ có dịp tiếp cận với tù binh Việt Nam, tôi cảm nhận tinh thấn quả cảm của người lính Việt Nam. Họ thật là tuyệt diệu, họ thuộc những Sư đoàn F31, F312, F313, F314, F328, F356, bị đảng CS Việt Nam bỏ rơi. Họ là những tay súng ngày đêm cố thủ chiến hào, họ là trường ca "Bảy núi" của nhà thơ Trần Manh Hảo. Họ có sức chịu đựng gắn bó với gan lì, chỉ vì muốn phục hồi, bảo vệ vùng núi Lão Sơn cho Tổ quốc. Người lính ấy đang đem lại cho tôi tình quê hương. Một người lính trẻ cho biết:
– Chúng em đã khắc bạc với đảng CS Việt Nam từ lâu, nhưng trong người lính vẫn còn tính thiêng liêng, dành riêng cho Tổ quốc. Nay chúng em đã ước thề, "một ngày nào đó, nếu có điều kiện không thể tha thứ thằng hèn đảng CS Việt Nam, chúng bán đứng biên giới của Tổ quốc cho bọn bành trướng Bắc Kinh".

Vùng núi Lão Sơn phong cảnh bao la, không gian thông thoáng, khí hậu rừng núi nhiệt đới trong lành, mây phủ bốn mùa, núi cao, độ dốc lớn, rừng rậm, sương mù, mưa lớn. Cảnh sống vạn vật thanh bình. Địa hình, địa thế nằm trong một vị trí chiến lược rất quan trọng. Nhưng giờ đây khói lửa cướp mất hơi thở và không gian của con người. Quân đội Việt Nam và Trung Quốc đã quyết định thi đua nhuộm máu khung cảnh xanh tươi và cùng thi nhau bắn hết đạn mới đầu hàng.

Sớm hơn dự kiến, quân độ Trung Quốc chuyển đổi kế hoạch chiến thuật, không quân, pháo binh, bộ binh đồng phối hợp, không hiểu bằng cách nào quân đội Trung Quốc đổ bộ dưới chân C211 qua ngã hang động, hốc núi Đông, xâm nhập thẳng vào địa điểm phòng ngự F312 của Việt Nam. Chỉ một giờ sau trận địa nghiêng hẳn về phía quân đội Trung Quốc. Chiếm được vị trí thượng phong này, họ có khả năng chiếm được toàn bộ Lão Sơn (Laoshan), và Giả Âm Sơn (Yinshan). Quân đội Việt Nam không còn kiểm soát địa thế chiến lược, và một khi cơ hội đã bỏ lỡ thì xem như mất tất cả, bởi nơi này cực kỳ quan trọng đối với chiến lược lâu dài giữ nước. Những ai muốn làm chủ nhân chiến trường, đều lấy địa thế này lập kế hoạch chiến thuật và chiến lược, để kiểm soát được lâu dài cả vùng núi Lão Sơn. Phải liên tục chiếm đóng và cầm cự từng giờ, đôi khi được làm chủ Lão Sơn một giờ chưa hẵn đã là chiến thắng.

Vào lúc này phía quân đội Việt Nam tinh thần xuống thấp, chỉ trong một ngày những điểm núi 251, 505, 1, 2, 3, và 277 bị thất thủ. Quân đội Trung Quốc kiểm soát trở lại toàn vùng Lão Sơn và lần này có khả năng toàn vùng núi Lão Sơn tuột ra khỏi tầm tay quân đội Việt Nam, bởi vị trí then chốt thất thủ quá nặng.

Tình báo, quân báo, cảm tử quân Trung Quốc, đồng đưa tin về Bộ tư lệnh, chỉ huy quân sự Tây Nam: "Địch mở cửa giao tranh ác liệt tại điểm 255, cần tăng viện gấp, cứu vãn tình huống, ta đang bất lợi chiến thuật". Bộ tư lệnh chiến trường gửi quân điện về văn phòng Quân Ủy Trung ương Vân Nam.
Bộ chỉ huy Quân đoàn Giang Tô, Chiết Giang lập tức cho quân trú binh tại biên giới Vân Nam trước mặt Lào Cai Việt Nam. Quân đoàn 35 và 151 được lệnh thay quân. Họ liền mở rộng cuộc hành quân, đe dọa các khu vực vùng núi cũ Lão Sơn. Tiếp theo, Quân đoàn 35, 151 nhận lệnh trực chiến với quân đội Việt Nam. Trung Quốc chọn Bộ binh khiêu khích chiến trường Lão Sơn, vòng chiến thật sự bắt đầu.

Tình báo và quân báo của Trung Quốc bắt mạch được tình hình của quân đội Việt Nam và báo cáo về bộ chỉ huy chiến trường:
– Quân đội Việt Nam bố trí lực lượng phòng ngự gồm 2 hướng.
1 – Tây sông Lô, Lão Sơn có những đơn vị: E568, E266, E141, E881, E754, E728, Trung đoàn E247 (BCHQS tỉnh Hà Tuyên). Sư đoàn F31, F312, F313, F314, F328, F356, tăng cường E1 của QK1 và D1.
2 – Đông sông Lô, Vị Xuyên Hà Giang có những đơn vị: E266, E141, E314, E568, E728, E266, E568, E818, E728, E247 (BCHQS tỉnh Hà Tuyên), tăng cường E754. [1] Hướng phòng ngự Đông sông Lô yếu hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu kéo dài gần một năm mới thay quân một lần, và chỉ chuyển từ Tây qua Đông. Quân đội Việt Nam đang chịu một sức ép nội bộ Quân Ủy cho nên rơi vào tình thế ngất ngưởng. Mật danh "Laoshan5" báo cáo bổ túc (五无能为力-5 điều bất lực): Không viện binh, không tăng quân số. Không tăng viện vũ khí và bổ túc. Không chi viện, giới hạn quân nhu. Không chi viện, giới hạn quân y. Không chi viện, giới hạn quân lương.
Người lính Việt Nam rơi vào thế chiến đấu vô cùng thiếu thốn không còn hy vọng bảo vệ những phần đất còn lại. 

Pháo binh Trung Quốc ngụy trang, chôn lấp pháo dưới giao thông hào, tại căn cứ 255. Ảnh: Hải Âu DF-1, F138.

Từ ngày 28 tháng 04 năm 1984, CS Trung Quốc xua quân chiếm cứ vùng núi Lão Sơn, thuộc lãnh thổ Việt Nam. Quân đội Việt Nam phản công khốc liệt và cho đến nay đã giao tranh 10 trận long trời lở núi Lão Sơn. Lúc đầu cuộc chiến giằng co không phân thắng bại. Đã có nhiều lần quân đội Việt Nam khôi phục lại Lão Sơn nhưng cũng có lúc bị mất. Những trận đánh lớn tại Lão Sơn và những ngọn núi trong vùng lân cận được ghi nhận vào các ngày:
– Ngày 12 tháng 7 năm 1984. Ngày 20-21 tháng 12 năm 1984. Ngày 15 tháng 1 năm 1985. Ngày 8 tháng 3 năm 1985. Ngày 19-20 tháng 7 năm 1985. Ngày 23 tháng 9 năm 1985. Ngày 28 tháng 1 năm 1986. Ngày 19 tháng 10 năm 1986. Ngày 6 tháng 1 năm 1987, và ngày 6 tháng 12 năm 1987.

Tại chiến trường vùng núi Lão Sơn, Việt Nam có trên 5.200 binh sĩ hy sinh để bảo vệ vùng núi lãnh thổ Việt Nam nhưng cho đến nay (năm 2013) họ không hề được đảng CS Việt Nam lập đàn ghi ơn và vinh danh.
Về phía Trung Quốc, có trên 15.800 binh sĩ thương vong. CS Trung Quốc xây dựng quy mô nghĩa trang cho những binh sĩ trong cái gọi là cuộc chiến "Tự vệ", đúng hơn phải gọi là cướp biên giới của Việt Nam. CS Trung Quốc sử dụng những xác chết này để đẫy mạnh chiến trường về phía Tây Nam.
  

Đặc công Việt Nam phục kích xe bọc thép chống pháo của Trung Quốc tại lưng núi 277. Ảnh: Ảnh: NF3.86.

Trong suốt chiều dài bốn năm của cuộc chiến, tương quan lực lượng luôn luôn chênh lệch. Quân đội Việt Nam phải vận dụng chiến thuật du kích "lấy yếu đánh mạnh" và lợi dụng địa hình đất nhà, nhưng cuối cùng cũng không giữ được những điểm núi sau khi phục hồi. Nay chiến thuật của Trung Quốc đã thay đổi, Sư đoàn 67 của họ đã tăng quân số, nâng lên cấp Quân đoàn. Trung Quốc đã nhất quyết không từ bỏ vùng núi Lão Sơn, thế yếu của Việt Nam hiện rõ.
Những nhà quân sự chiến lược Việt Nam, cũng cần nên biết, Trung Quốc không bao giờ khoan nhượng về mọi mặt, từ hòa bình đến chiến tranh. Trước khi khai chiến, họ điều nghiên chiến trường, và Quân ủy trung ương (CPC) bí mật điều động những "đặc nhiệm vụ quốc phòng". Việt Nam không trở tay kịp, nói đúng phơn phía Việt Nam chưa bao giờ biết bố trí một lược lượng chuyên phá hoại. Ví dụ chiến trường Lão Sơn, vào ngày đầu tháng 12 năm 1984, họ phối trí Quân đoàn 11 thành lực lượng quân sự không doanh trại, họ huấn luyện chiến đấu, tiếp cận chiến trường, tầm hoạt động 23 km. Trong phạm 35 cây số, Quân đoàn 11 chịu trách nhiệm với tổng số hơn 120 vị trí bí mật Lão Sơn.


Quân đội Trung Quốc tung vào chiến trường Lão Sơn, vũ khí phun lửa hóa học. Ảnh: Ảnh: NF3.86.

CS Trung Quốc tận dụng mọi thủ đoạn, không ngần ngại tung vũ khí hóa học, không tiếc binh lính, thúc dục họ thi nhau lướt đạn bỏ xác. Trong mọi tình huống họ phải cướp cho bằng được hơi thở và không gian của Lão Sơn. Binh lính luôn đối diện tử thần.
Tuy nhiên Trung Quốc vẫn chưa hài lòng, đưa thêm Sư đoàn 10, Sư đoàn 11, Sư đoàn 13. Trung bình mỗi Sư đoàn có quân số 5 Trung đoàn, 1 Lữ đoàn pháo binh. Đồng thời họ đào chiến hào, mở rộng cái gọi là "chiến thuật mới" để xây dựng 54 cây số giao thông hào đan chéo vào nhau, kết nối chiến lũy vòng 3, có khả năng phòng thủ trước cửa 28 vị trí rất gần với kẻ thù (Việt Nam), cách nhau từ 8 mét đến khoảng 10 mét.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng những cố gắng này "vô ích" không phân mỏng được địch quân xung quanh Lão Sơn, bởi có đến 100.000 bộ đội Việt Nam đặt phòng thủ rải rác.

Cùng ngày, Quân đoàn 1 của Trung Quốc, nhận nhiệm vụ, thực hiện chiến dịch đánh phá vị trí địch, bằng chiến thuật, mỗi ngày hàng ngàn binh sĩ thay phiên, xoay vòng bắn phá theo giao thông hào 54 km, chủ yếu tấn công vào các công sự, vị trí tiền tuyến của địch, cùng lúc đánh bom một số vị trí cơ sở chiến lược, chiến binh tiếp cận, ẩn mình trong kẽ hở của Pháo binh Việt Nam không để ý đến. Chiến thuật mới, dùng địa hình núi cao, độ dốc lớn, cây rừng dày đặc, để tiến quân từ giao thông hào lên mặt đất, thậm chí một số nơi bị mưa làm đất trơn trượt, vận chuyển khó cũng phải vượt qua, nếu có binh sĩ bị thương nặng có thể nhấc xuống (掀倒-cho tử thương), để có đường đi, và không bận lòng với những xác chết vô dụng.

Tất cả chỉ huy chiến trường đều phải tuân thủ mệnh lệnh Bộ chỉ huy quân sự, phá vỡ 7 cản trở lớn: Kẻ thù, địa hình, thời tiết, dũng cảm, kiên trì, linh hoạt, và những điều kiện khắc nghiệt khác. Chỉ tiêu thực hiện trận đánh lớn, "trả một giá rẻ để đạt được một chiến thắng lớn", nhiệm vụ chiến đấu hoàn thành thắng lợi, dưới sự chỉ huy của ban Quân Ủy trung ương (CPC).

Từ ngày 25 đến 27 tháng 12 năm 1987, trong ba ngày trầm mình tại các vị trí chiến đầu với lực lượng quy mô của quân đội Việt Nam, và sau 31 giờ giao tranh ác liệt, binh lính đều lo lắng. Tong đợt phản công này Trung đoàn Phó 153 của Trung Quốc bị chết và binh sĩ thương vong trên 725 người. Để giữ vững tinh thần binh lính, họ công bố thương vong nhỏ, các vị trí chiến đấu không hề hấn gì. Họ muốn đạt mục đích nên bất chấp sự thật và ngụy tạo lắm điều dối trá.

Qua ngày thứ hai, quân đội Việt Nam có chuẩn bị trước, phản công có ké hoạch, lắp ráp rất nhiều ụ đất phòng thủ cá nhân, đã cố gắng một trận đánh quyết định để lấy lại đất đai bị mất. Cuộc chiến đấu này diễn ra tại điểm núi 662 Lão Sơn (Tây Nguyên) và thất bại không như ý muốn, bởi quân đội Trung Quốc phòng thủ, và tấn công chống trả khốc liệt.
  

Quân đội Trung Quốc sử dụng vũ khí phun lửa hóa học, tạo ra khoản cách rộng lớn giữa hai chiến tuyến, tạo ra một đường ranh phòng thủ để không bị tấn công bất ngờ. Binh lính của Việt Nam bị vũ khí hóa học, thiêu hủy không thấy xác. Ảnh: Ảnh: NF3.86.

Cuộc chiến này kéo dài bốn ngày qua, quân đội Trung Quốc đánh bại đối thủ nhờ tấn công điên cuồng. Chỉ trong ngày 15 tháng 1 năm 1988, đạn pháo để lại chiến trường 8.760 vỏ ống đồng, trên 370 mét vuông, ở phía dưới ngọn đồi thành bình địa, trung bình mỗi giờ, không quân Trung Quốc thải xuống Lão Sơn 26,7 tấn bom. Trên đỉnh núi có một cột cờ cao 17,20 m, bị 6 quả bom đánh ngã, về cơ bản các công sự bị phá hủy, giao thông hào bị đánh bom thường trúng những vị trí phòng thủ "căn hộ"; được biết có những viên chỉ huy Việt Nam gắn bó với quân đội, bất chấp tiếng súng của địch, họ động viên binh sĩ thay phiên nhau tấn công vị trí phòng thủ Trung Quốc, họ quyết thủ một mảnh vị trí thép cho Tổ quốc Việt Nam.

Tiếp theo, chiến đấu hai ngày và đêm, quân đội Trung Quốc đã nghiền nát chiến trường, chiếm giữ 7 vị trí phòng thủ của quân đội Việt Nam; trên 46 binh lính, những đơn vị chiến đấu được ghi danh trong đợt tấn công này gồm có: Tiểu đội 122, Tiểu đội 149, Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 821, Trung đoàn 153, Trung đoàn 876. Về tổn thất 1.356 thương vong, bị thương, bị mất 2 pháo cối, 7 súng máy nhẹ và nặng, 25 súng trường, 19 súng tiểu liên 27, và 40 súng phóng lựu.

Đánh giá cuộc chiến, quân đội Trung Quốc hoàn toàn phá vỡ chiến thuật mới của địch (Việt Nam) đã từng chuẩn bị hơn 3 tháng, mở rộng giao thông hào. Nay quân ta đánh xuống "một đòn khắc nghiệt với sự kiêu ngạo của địch". Cuối cùng quận đội Trung Quốc làm chủ chiến trường Lão Sơn.
Dân tộc Việt Nam đã phải trả một giá quá đắt. Bao nhiếu xương máu đã đổ ra để cố phục hồi Lão Sơn nhưng sau cùng cũng mất trắng, bởi vì kẻ nội tuyến nằm ngay trong Bộ chính trị đảng CS Việt Nam. Chính Bộ chính trị CSVN đã phối hợp với địch quân Trung Quốc tại chiến trường, và bán đứng binh sĩ Việt Nam. Hậu quả, binh lính Việt Nam hy sinh quá nhiều, đảng CS Việt Nam dửng dưng không can dự vào sự mất hay còn biên giới vùng núi Lão Sơn, Lào Cai.
Đảng CS Việt Nam không chút xót thương, không hề tưởng nhớ đến sự hy sinh của người lính. Họ thật sự bị lãng quên trong cuộc chiến biên giới Lão Sơn. Trước đây tất cả những tuổi trẻ đều muốn thể hiện hoài bảo vì Tổ quốc, dâng hiến tính mạng cho đảng CS Việt Nam, ngỡ rằng đảng CSVN sẽ bảo vệ tổ quốc. Nay mộng này đã vỡ tan, lòng thất vọng ê chề sau cuộc chiến để nhận chân đảng CSVN đã ngấm ngầm bán nước cho anh cả phương Bắc. Báo chỉ đảng chưa bao giờ đề cặp cuộc chiến xâm lăng của Trung Cộng. Đảng CS Việt Nam cố tình muốn xóa nhòa ký ức về cuộc chiến này bằng một danh từ lố bịch "địch" chứ không dám gọi đích danh Trung Quốc xâm lăng! Đây là một cách nói "vô đề" để chạy tội! Trong lịch sử của nhân loại chưa hề có một nhà nước đương quyền nào sợ chiến tranh chấp nhận hèn hạ như đảng CS Việt Nam!

Trận chiến biên giới Lão Sơn trải qua thời gian 4 năm, tính sổ đã có 10 trận chiến. Bên phía Trung Quốc, họ đã viết lên những trang quân sử ca ngợi cuộc chiến "tự vệ". Nhưng riêng đảng CS Việt Nam chưa hề ghi vào quân sử một lời bình phẩm nào về cuộc chiến "bảo vệ biên giới". Có lẽ đảng CS Việt Nam ái ngại cuộc chiến bỉ ổi này, vì đảng CSVN đã phản bội dân tộc Việt Nam, để rồi giờ này, họ cố tình quên, không muốn nhớ! Quân đội nhân dân Việt Nam cần phải lấy lại uy phong của các vị tiền nhân bất khuất với giặc, mạnh dạn tố cáo sự ươn hèn của đảng CS Việt Nam để viết lên một chương sử mới, rửa nhục và phục hồi danh dự cho những chiến sĩ đã hy sinh mạng sống của mình trong cuộc chiến biên giới Lão Sơn.

ÿ  Huỳnh Tâm


[1] E cấp Trung đoàn, F cấp Sư đoàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét