Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam
Kỳ 9
Tác giả |
“ …Đảng CS Việt Nam cho đến nay không muốn nhớ hay cố tình
quên lãng những tướng lãnh đã từng tham chiến tại chiến trường Lão Sơn. Những
tướng lãnh ấy không được ghi tên tuổi trong lịch sử chiến tranh cận đại của
quân đội CS Việt Nam. Không nhắc đến tên họ là thiếu sót rất lớn đối với lịch sử…”
Cuộc hội ngộ bất ngờ của hai đứa con Việt
Sáng nay, đỉnh núi 255 lặng yên, xương mù đã trả lại bầu trời
"quang mây tạnh" cho Lão Sơn. Binh sĩ Trung Quốc trải qua những ngày
sống trong giao thông hào, hít thở mùi đất ẩm thấp, khó chịu, rất ngột ngạt.
Có lệnh truyền báo:
– Hôm nay toàn thể binh sĩ được lệnh trồi lên mặt đất, thay
đổi không khí.
Tôi vừa ra khỏi giao thông hào, hưởng được không khí trong
lành của buổi sáng. Không có thú vị nào hơn là hít hơi cho lòng ngực phồng lên,
lấy một hơi thở thật dài, và đẩy sâu xuống tận đáy "đơn điền", cho xì
hơi ra thật mạnh như thể quả bong bóng bị xì, tung vỏ bay cao vút. Ôi thoải mái
làm sao, sung sướng với điều mình đang có, dù một khắc thôi đã thỏa mãn lắm rồi.
Có xung phong vào trận địa mới biết cuộc đời người lính dãi dầu nắng mưa, đầu gối
tuyết thân phơi gió xương ngoài trận mạc.
Chúng tôi đứng trên đỉnh núi cao tham quan toàn cảnh núi
Lão Sơn, để ý nhất về hướng đất Tổ xa xa, nhìn thấy cột khói chạy dài. Hỏi ra mới
biết nơi cận cảnh chính là dòng sông Lô. Buổi sớm mai này đẹp quá, dòng sông Lô
toát ra hơi nước, vẽ lên không gian một con rồng xám uẩn khúc huyền diệu.
Lòng tôi bay bổng, thả hồn theo bài thơ "Tiếng hát
sông Lô" của Hoàng Cầm:
Sông Lô chảy xuống sông Hồng
Sông Hồng trôi đến biển Đông xa vời
Biển Đông cuộn sóng ngang trời
Nhắc đi bốn bể những lời sông Lô
Hoàng Cầm, Việt Bắc, 12-1947
Hải Âu DF-1, F40, QD14 đứng sau lưng tôi tự bao giớ, nào
hay biết, vừa xoay lại anh ta nhe răng cười, hỏi:
– Hình như anh đang vận dụng bầu trời để hưởng không khí
thiên nhiên?
– Đúng vậy, rất thèm khát không khí này anh ạ.
Hải Âu DF-1, F40, QD14, nói tiếp:
– Thực ra tôi cũng như anh, và mọi người ở đây cũng thế,
chúng tôi là người của chiến trường hứng chịu đạn bom, mùi thuốc súng đã choáng
váng lắm rồi, cho nên phải trân quí những buổi tinh xương, thanh bình thế này.
Tôi vờ trách y:
– Người lính vẫn ham sống đấy à?
– Thực ra làm lính bất đắc dĩ, mình chết cho mấy thằng Bắc
Kinh sống.
– Anh nói vậy không sợ thượng cấp nghe à?
– Sợ cái gì, chúng ta chết ở đây có ai biết đâu, cha mẹ hay
con bồ nhí đã chết trước tôi rồi, họ chết đói trong giá lạnh vào mùa Đông năm
ngoái.
Lòng tôi bỗng se lại, nói:
– Quả nhiên mỗi người có một cuộc đời riêng biệt, sống vui
hay chán chường, một phần do chính mình tự lo liệu, và một phần do môi trường
xã hội đưa đẩy ta. Cuộc đời này hết thú vị khi một trong hai điều này không đáp
ứng nguyện vọng của mình. Anh phải đứng lên tự tạo cho mình một lối sống mới.
Ví dụ sau chiến tranh, hết làm lính, anh sống thế nào.v.v...
– Thưa anh, việc này tôi mù tịt, vì tôi không định được
tương lai !
Y nói tiếp:
– Chúng ta đến mé núi nhé, ở đó có không gian rộng hơn?
– Vâng.
Một mái lều nhỏ của nhóm báo chí, tựa lưng vào tảng đá lớn.
Chúng tôi mượn nơi đây để quan sát chiến trường. Phần dưới một công sự nối liền
giao thông hào của bộ chỉ huy chiến trường. Chính tại nơi này, cánh tay phải của
tôi bị thương lấn thư hai, bởi trái lưu đạn rơi xuống hầm trú ẩn. Ảnh: NF3.86.
Đứng trước một bao lơn rộng, nhìn xuống triền núi thoai thoải,
không thể làm ngơ trước cảnh rừng núi bị đạn bom Trung Cộng san bằng biên giới
Việt Bắc, hỏi:
– Thưa anh, có thể, cho tôi biết về phối trí chiến thuật,
chiến lược, phòng thủ, và phản công không?
– Vâng, tôi biết đến đâu trả lời đến đó, bởi kiến thức và trí
nhớ có hạn. Theo qui luật của quân đội Trung Cộng, từ tháng 4-1984 mở rộng phạm
vi "tự vệ" lấn chiếm phần đất của Việt Nam, tuy nhiên bước tiến quân
của Trung Cộng, bị chặn lại ở khu vực Bắc suối Thanh Thủy.
Từ đó đến nay vẫn phối trí và phòng ngự của quân Trung Cộng
không thay đổi, điển hình phối trí tại điểm C211, Việt Nam gọi là (A6b) đến điểm
A5 tại đồi Chuối và Cây Khô. Phòng thủ gồm có Tiểu đoàn 2, riêng ở núi đá 400
và đá 233 có Tiểu đoàn 1, thuộc Trung đoàn 595, Sư đoàn 199. Tại C211 do Quân
đoàn 67 phối trí theo địa hình cũ. Bộ chỉ huy Sư đoàn 199 đóng quân tại núi
277, thay cho đơn vị phòng ngự cũ là Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14.
Camexd, F27, QD11. Đang quay film một trái pháo hôm qua của
Việt Nam, đánh trúng mỏm đá, của Bộ
chỉ huy Trung đoàn 595. Ảnh: NF3.86.
Phòng ngự tại những điểm núi A169, B164, C211, D255, E111,
F146, G145, H left6, I405, 344, 145, 167, 156, 139, 151, 172, 153, 109, 149,
168, 136, 255, 147, 262, 148,142, 146, 508, 140, 28, 143, 144, 78, 116, 79,
124, 128, 123, 662-6, 129, 131, 130, 2F ,
2P, 255, 277, 1509. Theo kỷ thuật phối trí của Bộ chỉ huy chiến trường, quân sự
Vân Nam. Trang bị vũ khí cho mỗi cụm, chia thành bốn hướng chiến đấu.
Tính từ hướng Nam, Bắc, Đông, và Tây, lấy điểm núi C211
(A6b) làm cơ sở chiến thuật. Bộ binh gồm có:
Cụm 1, từ 4 đến 5 binh sĩ, trang bị vũ khí AK, 1 Trung
liên, lựu đạn.
Cụm 2, có 5 đến 10 binh sĩ, trang bị vũ khí AK, 1 Trung
liên, 1 Đại liên, lựu đạn, 1 khẩu B41.
Cụm 3, có 10 đến 20 binh sĩ, trang bị 2 Trung liên, 1 Đại
liên, 1 khẩu B41, 1 pháo tên lửa hạng nhẹ Grad-P (1 giá H12 ứng dụng mỗi giá 2 ống),
1 cối 60mm, 1 ống nhòm hồng ngoại tuyến.
Cụm 4, có 20 đến 30 binh sĩ, trang bị 3 Trung liên, 2 Đại
liên, 3 khẩu B41, 2 pháo tên lửa hạng nhẹ Grad-P (2 giá H12 ứng dụng mỗi giá 2 ống),
2 cối 60mm, 1 máy Vô tuyến điện, 1 ống nhòm hồng ngoại tuyến.
Cụm 5, có 50 đến 80 binh sĩ, trang bị vũ khí, 2 Trung liên,
3 Đại liên, 3 khẩu B41, 2 cối 60mm, 3 giá H12 ứng dụng 2 ống, 2 máy Vô tuyến điện,
2 ống nhòm hồng ngoại tuyến.
Cụm 6, có 80 đến 100 binh sĩ, gọi là sở chỉ huy Đại đội,
trang bị 7 Trung liên, 5 Đại liên, 6 khẩu B41, 4 cối 60mm, 5 giá H12 ứng dụng 2
ống, 3 ống nhòm hồng ngoại tuyến, 3 máy Vô tuyến điện, 1 điện thoại.
Cụm 7, có 5-10 binh sĩ, trang bị AK, 2 Trung liên, 1 khẩu
B41, lựu đạn.
Cụm 8, có 10-20 binh sĩ, trang bị 1 Đại liên có tầm kiểm
soát rộng, 2 khẩu B41, 1 cối 60mm.
Cụm 9, có 20-40 binh sĩ, trang bị 3 Đại liên có tầm kiểm
soát rộng, 3 khẩu B41, 3 cối 60mm.
Cụm 10, có 40-80 binh sĩ, trang bị AK, 5 khẩu B41, 6 Trung
liên, 5 Đại liên, 7 cối 60mm.
Cụm 11 và 12, nhiệm vụ ngụy trang cảnh giới, có 50 binh sĩ,
trang bị 5 Trung liên, 4 Đại liên, có tầm kiểm soát rộng, 2 khẩu B41, vũ khí cá
nhân AK.
Trước sau quân Trung Cộng có 434 binh sĩ trấn thủ mỗi hướng,
ngoài ra tăng cường 14 Trung liên, 10 Đại liên, 12 B41, 8 giá H12 ứng dụng 6 ống,
vũ khí cá nhân chủ yếu AK, lựu đạn, mìn, mặt nạ phòng chống chất độc, và thiết
bị thông tin. Hỏa lực Bộ binh 3 vòng phòng thủ, phối hợp quyết định chiến trường
cùng Pháo binh, Không quân.v.v....
NF3.86. Ngồi tư lự trước cửa công sự, vừa hút thuốc lá, vừa suy ngẫm về những người lính bênh kia, tự hỏi đến
khi nào họ quét sạch quân thù (Trung Cộng). Ảnh: Hải Âu DF-1, F40,
QD14.
Giao thông hào, hầm công sự của quân Trung Cộng dùng bao
cát, hoặc xếp đá cao khoảng 0,5 mét rất kiên cố, khoét lỗ ngắm bắn. Vòng ngoài bốn
phía công sự, trưng dụng địa thế tối đa, cài buộc lựu đạn, treo mìn trên cây, bẫy
giật dưới đất, trên nhũ đá, v.v... Công sự có 2 cửa, phía trước và sau. Cách cửa
8m, cài 1 lớp mìn định hướng, và cách 10m cài thêm 1 lớp mìn định hướng thứ
hai. Nếu địch tiếp cận công sự sẽ gặp mìn "đè nổ" và "vướng nổ"
của TNT, ứng dụng tại chiến trường, tự chế (nhồi 4-6 thỏi TNT vào loong bơ và gắn
ngòi nổ), loại mìn này chuyên chống Bộ binh rất hữu hiệu.
Hiện nay quân lệnh hạn chế di chuyển trên mặt đất, có lúc
phải trườn bò để thi hành quân vụ. Ban đêm tuần tiễu, chia 3 vòng cụm, kết hợp
tổ cảnh giới. Tiếp cận với địch có những tổ thám báo, quân báo, biệt kích, và cảm
tử quân.
Hải Âu DF-1, F40, QD14 đang đứng trước lều của nhóm báo chí chiến trường tại đỉnh núi 255, phía sau binh lính Trung
Cộng đang học tập, trao đổi chiến thuật. Ảnh: NF3.86.
Chúng ta chỉ mới nói đến vòng 1 phòng thủ, nếu địch muốn tấn
công Bộ chỉ huy Sư đoàn phải vượt qua nhiều lớp phòng thủ, tuy nhiên có rất nhiều
trường hợp quân Việt Nam thọc sâu, đánh thủng những phòng tuyến, trực tiếp tấn
công vào Bộ chỉ huy. Đôi lúc suy nghĩ rùng mình, bởi quân Việt Nam đánh du
kích, một chiến thuật khó ai đo lường trước, có thể nói quân đội Việt Nam thiên
tướng điều động "âm binh". Nếu xem thường chiến thuật và không cân bằng
hỏa lực, có thể bại trận, kéo cờ thất thủ, lui binh ra khỏi Lão Sơn.
Văn phòng, Bộ chỉ huy Quân Ủy Trung ương Vân Nam, lập bản đồ toàn cảnh chiến trường Lão Sơn. Nguồn:
Bản chính, của Bộ chỉ huy quân sự Vân Nam.
Nguồn: Bản phụ của đồ hình trên, ghi lại những điểm nóng chiến trường Lão Sơn, do Bộ chỉ huy quân sự Vân Nam thực
hiện.
Thưa anh NF3.86, chúng ta nên biết rằng, trong bản đồ này
phân biệt rõ 2 cụm cứ điểm, những màu đỏ là cứ điểm của Trung Cộng, anh đã biết
rồi. Anh nên biết những cứ điểm màu đen của Việt Nam, bởi cuộc chiến này người
ta chú ý nhiều nhất cứ điểm C211, phía Việt Nam thường gọi nơi này cứ điểm
(A6b) Lão Sơn, và cứ điểm 1509 Vị Xuyên.
Những cứ điểm màu đen, như O (vị trí núi A6a), cứ điểm Q
(núi Cô Ích), cứ điểm B164 (Đồi Đài), cứ điểm D (đồi Đá 300), cứ điểm E (núi
685), cứ điểm N (khu A5, Cây Khô). Vị trí Đá Pháp 1 & 2 nằm phía dưới thung
lũng giữa hanh gió, đối diện với hai cứ điểm O và C, còn có tên "âm
binh" thung lũng "Gọi hồn". Ngoài ra những cứ điểm màu đen P, R,
M, K, J tuy không tên tuổi, nhưng quan trọng không kém.
Hải Âu DF-1, F40, QD14 có trí nhớ rất tốt, tôi hỏi tiếp:
– Anh quan tâm nhiều nhất những trận chiến nào ?
– Cũng may, tôi có ghi lại diễn biến trận chiến đẫm máu ngày 31/5/1985 tại cứ điểm C211 (A6b).
Mặt trận C211 Lão Sơn đã trở thành chiến trận cài răng lược,
ta và địch vờn nhau, mất mấy năm qua, chưa phân thắng bại. Hiện nay quân đội Việt
Nam đang tấn công mỏm núi A6, thuộc sườn núi Đông dãy núi đá 400 (cao khoảng
200m), cách biên giới Việt-Trung khoảng 1,5km về phía Đông Nam. Tiếp giáp về
phía Đông A6 có đồi đá Pháp; từ Đông Bắc sang Tây Bắc có đồi Đài, đồi Cô Ích, đồi
Chuối, đồi Cây Khô, mỏm A5, A23; phía Tây mỏm A22 (A6 cách những mỏm trên khoảng
200-300m); phía Nam có hang Gió (cách 200m), hang Dơi, hang Mán, hang Làng Lò
(500-100m) thuận lợi cho giấu quân, và tiếp liệu.
Mỏm A6 là núi đá tai mèo không liền khối, rộng 70m, dài
130m, phía Đông và Tây dốc gần như thẳng đứng, phía Nam và Bắc dốc thoải. Từ sườn
Nam sang Tây Bắc dốc thẳng đứng hình thành 2 tầng núi, địch khó tấn công, muốn
đánh phải đi vòng sang Đông Nam.
Mỏm A6, gồm có 2 mỏm, nối liền với nhau bằng một yên ngựa
thấp, quân đội Việt Nam muốn chiếm cứ điểm A6b, còn ta muốn chiếm cứ điểm A6a,
bởi nó cao đứng, thuận lợi đáng kể về chiến lược, tuy nhiên ở cứ điểm này cũng
có nhược điểm, lý do bị pháo quá nhiều cho nên trơ trụi, cây cối không còn. Chiếm
được cứ điểm C211 không hẳn là an toàn vì vị trị quá trơ trọi, ai cũng bị ám ảnh
lành lạnh sau gáy. Trong quá khứ 2 quân đội, ta và địch đều vận dụng lối chơi bắn
tỉa hay tập kích, cho nên tinh thần binh lính hai bên đều xuống thấp.
Đặc biệt, cái quân đội "âm binh" Việt Nam thuộc
Trung đoàn 567, Sư đoàn 322 và Trung đoàn 982, Sư đoàn 313 thay phiên nhau tử
thủ, họ ngoan cố không chịu nhả tử địa Lão Sơn. Họ phòng ngự ở đồi Pháp, đồi Cô
Ích, đồi Đài, A6a, 200, A21. Còn có các đơn vị E567, F322, QĐ26, QK1 Việt Nam,
thay nhau nghi binh. [1]
Thám báo của ta cho biết kế hoạch chiến đấu của địch quân:
– Tại những cứ điểm trên, địch quân (Việt Nam) tấn công
quân ta (Trung Cộng) gồm có Tiểu đoàn 4, và 6, Trung đoàn 567, Sư đoàn 322,
Quân đoàn 26 Quân khu 1, Tiểu đoàn 5 được xem lực lượng cơ động nhất của Quân
đoàn 26 Việt Nam.
Đánh giá kết quả lời khai của những tù binh có giá trị về
chiến lược.
Những ngày lửa binh, có lúc địch quân (Việt Nam) không nao
núng, tấn công đáng khiếp sợ của Đại đội 4, Tiểu đoàn 5, đánh chiếm A6b. Đại đội
4 thay nhau nhảy vào cướp phòng ngự giao thông hào, họ đã lấn chiếm sâu vào trận
địa của ta (Trung Cộng). Trong quá trình chiến đấu họ chưa triển khai hết hỏa lực,
bỗng dưng nội tình địch quân (Việt Nam) không mấy sáng sủa, gặp trở ngại bị
chao đảo, khó khăn về nhân sự, có trường hợp số sĩ quan con ông cháu cha, thuộc
"thái tử" đảng, xin rút về hậu cứ, ham sống sợ chết, đưa đến phân hóa
hàng ngũ, điển hình Đại đội 6 binh sĩ đào ngũ quá nhiều [2]. Kéo theo hệ lụy nhục
chí chiến đấu, lan truyền đến những Đại đội khác. Cuối cùng giao nhiệm vụ cho Đại
đội 5 đánh chiếm chốt A6b.
Địch quân có Đại đội 5, Trung đội 3 với 103 binh sĩ tương đối
khá, có quyết tâm, đoàn kết và kỷ luật tốt. Đại đội 5 được tăng cường 6 cối, 1
phân đội trinh sát, 1 Tiểu đội công binh, 1 tổ hoá học (4 người với 212 quả đạn
M72 lửa), 1 Tiểu đội vô tuyến điện, tất cả đều có nhiệm vụ đánh chiếm A6b và những
chốt còn lại.
Trung đội 1 có 26 binh sĩ, tăng cường 1 công binh, 2 trinh
sát, 1 hóa học, 1 thông tin, trang bị 1 B41, 1 B40, 2 M72, 26 AK, 6 quả MĐH10,
1 ống bộc phá. Chia làm 6 tổ (1 tổ dự bị) đánh từ hướng Đông Nam mục tiêu diệt ổ
4, 5, và phát triển diệt luôn ổ 6, 9 của ta (Trung Cộng) với hỏa lực này, địch
quân (Việt Nam) hâm he toan đánh chiếm sườn Đông Bắc A6b, chặn quân ta (Trung Cộng)
phản kích từ phía đồi Cây Khô, và A5.
Địch quân tăng cường Trung đội 2, có 20 binh sĩ, 2 công
binh, 2 trinh sát, 2 hoá học, 2 thông tin (cộng 30 binh sĩ), trang bị 2 B41, 1
B40, 2 M72, 4 quả mìn định hướng 10. Chia làm 2 tổ đánh từ Nam Tây hầu để diệt ổ
1, 2, 3 của ta (Trung Quốc). Địch quân còn phối hợp với Trung đội 3, để diệt ổ
7, 8 của ta (Trung Quốc) họ hy vọng chiếm sườn Tây Nam A6b, chặn quân phản kích
từ A22 (400) của ta.
Từ đồi phòng thủ A6b quân Trung Quốc phục kích Trung đoàn 567 cánh quân của Việt Nam. Ảnh: Hải
Âu DF-1, F40, QD14.
Trong khi ấy Trung đội 3, khuyết tiểu đội 9, chỉ còn lại 16
binh sĩ, được tăng cường 1 công binh, 1 trinh sát, 1 thông tin (cộng 19 người),
trang bị 1 B41, 9AK, 2 quả MĐH10. Chia làm 2 tổ, đánh từ Tây Bắc ĐỂ diệt ổ 7,
8, chiếm sườn Bắc và Tây Bắc A6b, chặn quân phản kích từ A5, A22, A23 của ta.
Tiểu đội 9 có 13 binh sĩ, tăng cường 1 thông tin, trang bị
1 B41, 1 B40, 6 AK, bố trí dự bị yểm trợ ở phía Đông A6a.
Tiểu đoàn 4, 5, và 6 của địch quân (Việt Nam) chọn điểm tựa
núi với nhiệm vụ kiềm chế đồi Chuối, Cây Khô, A22, A23, trang bị vũ khí 9 cối
60mm, 3 khẩu ĐKZ82, 17 khẩu B41, 4 khẩu 12,7mm, 3 khẩu MK19, 1 Đại liên.
Hoả lực Trung đoàn 567 yểm trợ, gồm có 5 súng cối 82mm, 3
khẩu pháo 76,2mm, 2 khẩu pháo 105mm, và 122mm. Đại đội 6, Tiểu đoàn 4 đảm nhiệm
vận tải đạn, gạo, nước và thương binh tử sĩ. Đại đội 11, Tiểu đoàn 6 đảm nhiệm
chuyển gỗ, bao cát làm công sự.
Tôi cố ý tìm hiểu sâu hơn, trong cuộn chiến tranh ở đây, và
cũng muốn tiếp cận trực tiếp với tù binh chiến tranh Việt Nam, chỉ cần Hải Âu
DF-1, F40, QD14, tiết lộ một phần nhỏ sẽ nắm được ít nhiều vấn đề tại núi 255,
hỏi:
– Anh có quan tâm nhiều đến những điểm này không, ví dụ hỏa
lực, vũ khí, trận chiến, tù binh, tình báo, quân báo, và ưu khuyết điểm của những
trận chiến?
Hải Âu DF-1, F40, QD14. Nói tiếp:
– Thưa anh, phải nói rằng những trận chiến ở đây đều quan
trọng cả. Điển hình trận chiến hôm qua, anh đã chứng kiến rồi đó, nếu không có
tình báo hay quân báo, ắt quân ta phải ăn một trận nhục nhã.
Anh biết đấy, quân địch (Việt Nam) đưa các Sư đoàn chủ lực của Quân khu 2, vào chiến trường,
chia vị trí chiến đấu, ồ ạt tấn công toàn diện tại vùng núi Lão Sơn. Một lần nữa
địch đã thách thức sử dụng tất cả vũ khí nặng, như phóng lựu M-79, ĐKZ, B41,
pháo cối 81 ly, Pháo cối QLT-89 của Trung Quốc, Pháo cối tự hành 2S23 bắn đạn cối
120mm, cối 82mm, cối 160mm M1943, pháo cối 105 mm , 152 mm , pháo không giật DKZ, phóng hoả tiển
122mm, cối M1937, M1943 hay Type-53-82mm, đạn pháo liên tục. À, anh đi theo tôi để gặp một tù binh Việt Nam nhé ?
– Vâng.
Tù binh Việt Nam, thuộc những đơn vị C5, D5, E567, F322,
QĐ26, QK1. Tạm giữ trên núi 255, chờ ngày chuyển về trại giam. Ảnh: Hải Âu DF-1, F40, QD14.
Chúng tôi xuống giao thông hào, đến địa điểm tù binh Việt
Nam, được biết nơi đây tạm giam để lấy thẩm vấn. Hải Âu DF-1, F40, QD14 vào trước,
chào tên cai ngục, quân hàm Trung Úy:
– Chào đồng chí, thưa, chúng tôi muốn thẩm vấn một tên tù
binh, có được không?
– Công việc này không phải của đồng chí.
– Thưa, tôi biết, tuy nhiên có một người đang đứng trên mặt
đất muốn vào đây tìm hiểu về tù binh Việt Nam.
– Là ai?
– Thưa, NF3.86 ạ.
– Mời đồng chí tự nhiên vào, tôi đi lấy hồ sơ và đưa một tù
binh đã gạn lọc đến, đồng chí chờ 10 phút, và làm thủ tục thăm tù binh nhé?
– Vâng.
Chúng tôi xem qua hồ sơ của tù binh Nguyễn...... quân hàm
Trung Úy phục vụ đơn vị D5, E567, F322, QĐ26, QK1, hy vọng Nguyễn......tường
thuật cuộc chiến 4 ngày trước. Chúng tôi hối hả, lấy máy ghi âm Sony, và lấp
Cassette Basf chromdioxid SM-120, nhờ Hải Âu DF-1, F40, QD14 tranh thủ ghi lại.
Lần đầu tiên tiếp cận với Nam tù binh chiến tranh Việt Nam,
trong lòng tôi rất hồi họp, vì được gặp một đồng tộc ở trước mặt. Có cái gì đó
rất thân thương, khó tả không thể nào diễn cho hết ý.
Tôi biến thẩm vấn thành cuộc trò chuyện thân mật, hy vọng
nơi anh sĩ quan Nguyễn... nói lên tinh thần chiến đấu và kinh nghiệm trên chiến
trường. Riêng tôi dùng tiếng mẹ đẻ để trải lòng cảm thông với anh Nguyễn, hỏi:
– Chào, bạn Nguyễn... có khoẻ không. Tôi tên Viên Dung, tuy
nhiên người ta thường gọi thân mật là NF3.86, nghe qua cứ tưởng ngữ mật tình
báo. Bạn hãy an tâm chúng ta chỉ trò chuyện thân mật với nhau, không phải là một
cuộc thẩm vấn. Bạn bị bắt khi nào, có bao nhiêu đồng đội cùng hoàn cảnh, diễn
biến cuộc chiến mấy ngày trước ra sao, có đồng đội nào bị thương hay tử vong,
và bạn có những cảm nhận thế nào trong cuộc chiến này, bạn có hy vọng được sơm
hồi hương không?
– Thưa anh, tôi rất ngạc nhiên, chưa bao giờ nghe nói trên
chiến trường của bọn bành trướng lại có một người nói giọng miền Nam Việt Nam,
không pha gợn lẫn tiếng Hoa. Cũng không hiểu lý cớ nào anh hiện diện ở đây, cho
nên tôi khó yên lòng để trả lời những câu hỏi của anh. Mặc dù anh nói đây cuộc
trò chuyện nhưng chính là thẩm vấn nhẹ để xác minh nhân chứng tham chiến Lão
Sơn. Thưa anh, cho phép tôi từ chối cuộc gặp mặt này.
– Bạn Nguyễn... từ chối cũng phải thôi, tôi không làm áp lực
nào đối với anh, tôi chỉ muốn tạo một cơ hội chúng ta quen nhau, và ít nhất
cũng còn đọng lại một kỷ niệm nho nhỏ nào đó trong tôi và anh. Chúng ta gặp
nhau nói tiếng Việt trên chiến trường quả thực khó, bởi hai chiến tuyến kẻ địch
và tù binh rất rõ. Nào ai hiểu nỗi tình sự chân thực của tôi đối với quê hương
đất Việt.
– Thưa anh, rất khó tin bởi chiến tranh và chính trị muôn mặt,
làm sao lường trước hậu quả của nó.
– Bạn Nguyễn... nói đúng nhưng cũng có ngoại lệ. Một hạt bụi
bé nhỏ cũng có thể chen vào giữa đường nứt của chiến tranh và chính trị. Thế
gian này không có chuyện nào hoàn hảo cả, và không ai biết trước diễn biến lành
hay dữ. Chính khi tôi gặp bạn cũng không biết trước cuộc tiếp xúc sẽ bị từ chối.
Nếu biết trước tôi không đến đây, xin chào bạn. Chúc bạn cùng đồng đội lợi dụng
thời gian này dưỡng sức, đừng lo âu nhiều, mọi sự sẽ được bình an, và sớm hồi
hương.
Tôi vừa đứng lên, Nguyễn... vội nói:
– Thưa anh, tôi tạm tin
anh, đem đến điều lành. Xin trình bày chân thực những câu hỏi của anh. Hiện nay
có cả thảy 34 tù binh, không biết những ngày tới sẽ ra sao, đại khái chúng em
khoẻ, có nghĩa là không bị chết do súng đạn nhưng trước khi bị bắt xem như đã
chết một phần thân thể, chúng em sa sút đã hơn 2 tháng vì bệnh hoạn, thiếu ăn,
thiếu mặc, và thiếu hậu phương bồi dưỡng tinh thần để chiến đâu.
Lúc 5 giờ sáng, ngày 6 tháng 12 năm 1987.
Cuộc chiến bắt đầu, Đại đội 5 triển khai tại điểm A6a, hang Gió, Cây Si, A21,
theo đúng kế hoạch. Trong quá trình trinh sát ta phát hiện thêm 8 ổ phòng thủ của
địch. Trong ngày hôm đó, tiểu đoàn 4 của ta dùng ĐKZ bắn sang mỏm 400, triệt hạ
5 công sự, và 2 tổ cảnh giới của địch.
Đại đội 5 nhận lệnh tập kết ở hang Làng
Lò cách điểm núi A6b 1km. Đồng thời phía địch ở núi A6b bắn súng cối sang A6a
làm ta hy sinh 2, và bị thương 3 đồng chí. Chủ yếu ta hổ trợ, mũi Trung đội 1 dồn
hỏa lực thành 5 tổ tấn công A6b (C211), ta còn lại 1 tổ phòng thủ.
Lúc 13 giờ 15 phút. Đại đội trưởng kiểm
tra lại các bộ phận chủ lực lần cuối, và tiếp nhận báo cáo của các Tiểu đoàn.
Lúc 5 giờ chiều. Đại đội 5 tấn công, chiếm
lĩnh trận địa, tin vui tiếp theo 5 giờ 25. Ta hoàn tất chiếm lĩnh trận địa lưng
núi C211, tuy chậm 30 phút so với kế hoạch, do Trung đội 3 vướng phải bãi mìn,
đành chuyển quân đi một vòng xa mới đến mục tiêu. Trung đội 1 cách bãi mìn định
hướng của địch 10m, 2 tổ còn lại bám sát địch, chờ ứng chiến nếu địch phản
công, chỉ cách địch 40m. Trung đội 2 bố trí phòng ngự theo hàng ngan cách địch
10m. Trung đội 3 bố trí phòng ngự hàng dọc cách địch 60m.
Lúc 14 giờ 20 phút, ngày 7 tháng 12 năm
1987. Trung đoàn phát lệnh bằng Vô tuyến điện, hoả lực của ta bắn xuống các điểm
địch tựa lưng núi. Từ đồi A21, ĐKZ của ta bắn vào phòng thủ 8 làm chuẩn pháo
cho trung đội 3. Cối 60mm từ đồi Cây Gạo bắn xuống 400, A6b, đồi Cây Khô, đồi
Chuối. Cối 82mm hướng Tây 673 (trận Phong Lan) bắn vào đồi Cây Khô 1 quả đạn
sáng làm hiệu lệnh. Địch bị động, bất ngờ không phán đoán được ý định của ta,
nên khó biết chiến thuật để phản ứng. Trên các hướng đồi núi quân ta nhanh tay
sử dụng B40, B41, M72 bắn vào các mục tiêu để mở đường tấn công.
Lúc 6 giờ sáng. Quân ta xung phong lên hướng
Trung đội 1, rà thấy bải mìn định hướng không tác dụng. Quân ta dùng 5 ống bộc
phá đánh thêm, mở rộng đường tấn công, khi xung phong có 3 đồng chí bị thương
vong. Có 2 toán binh của địch cảnh giới vòng ngoài A6b bỏ chạy. Tổ 1 của ta đi
đầu, đánh ổ phòng thủ 4 của địch, vừa ném lựu đạn để làm phòng ngự, và tuân thủ
lệnh cho nã cối pháo vào đầu địch, sau 15 phút chiếm được tầng trên vòng 1 của
núi A6b, phát hiện có 3 tên địch nằm chết ngoài công sự. Ta đánh tiếp xuống tầng
dưới, diệt 3 tên và bắt sống 2 tên, thu 5 khẩu B41 và 2 máy VTĐ, 1 ống nhòm hồng
ngoại.
Tổ 3 đánh ổ phòng thủ 5, B41 bắn sập kè
đá của địch, Trung đội trưởng chỉ huy đánh lướt qua, dùng B41 yểm trợ cho tổ 2
theo hào đá, dùng thủ pháo đánh tiếp ổ phòng thủ 9 của địch. Đồng chí đội trưởng
chiếm được khẩu đại liên, bắn truy kích quân địch chạy về phòng thủ số 6. Địch ở
đồi Cây Khô bắn cối 60mm chặn ta. Lúc này ta chưa chiếm được ổ phòng thủ 6, và
8, từ đó địch phản kích lên ổ phòng thủ 9 ta thất thủ, tổ 2 của quân ta phải
rút về ổ phòng thủ 5.
Sau khi địch chiếm lại ổ phòng thủ 9, liền
chia làm 2 hướng, mỗi hướng nửa Tiểu đội tập trung phản kích 4 lần vào ổ phòng
thủ 4, 5 đều bị ta dùng lựu đạn đẩy lui.
Hướng trung đội 2 của ta, được lệnh cho
mìn định hướng nổ phát lệnh tấn công, quân ta xung phong không ai bị thương. Đồng
chí phụ trách B41 bắn vào ổ phòng thủ 2 của địch, không ngờ ở đồi 400 địch dùng
ĐKZ bắn qua. Đồng chí B41 trúng đạn hy sinh, đồng chí Tiểu đội trưởng lên thay
bắn tiếp B41 cũng bị trúng đạn hy sinh.
Hướng Trung đội 3 ta diệt toán quân cảnh
giới của địch, đánh chiếm được ổ phòng thủ 3. Ta dùng B41, B40 bắn tiếp vào ổ
phòng thủ 1, 2 chi viện cho bộ binh đánh vào. Lạ thay khi sục vào không còn địch.
Có một trở ngại khác, quân ta dùng Vô Tuyến
Điện liên lạc với Đại đội trưởng nhưng bị gián đoạn. Đồng chí đại đội phó chính
trị phán đoán, Trung đội 1 gặp khó khăn, liền lệnh cho Trung đội 2 để một bộ phận
giữ khu đã chiếm, còn lại phát triển lên bình độ trên nhưng gặp vách đá và mìn
không đi được. Lực lượng Trung đội 2 chuyển sang hỗ trợ Trung đội 1 và 3.
Hướng Trung đội 3 phát hiện, mìn định hướng
của địch cày chưa nổ. Ta dùng B41 bắn vào bãi mìn để mở đường. Khi xung phong,
đồng chí Trung đội phó 3, đụng phải một trái mìn nổ làm bị thương, sau đó 2 đồng
chí hy sinh.
Xung phong vào điểm phòng thủ của địch,
quân ta chia làm 2 mũi cùng đánh ổ phòng thủ 8 và 10. Chiếm được ổ phòng thủ
10, phía trước còn ổ phòng thủ 8 nơi này có vách đá cao không lên được. Bị mất
liên lạc với Đại đội trưởng, đồng chí Đại đội phó ra lệnh cho Trung đội 3 để lại
một tổ giữ ổ phòng thủ 10, số còn lại chuyển sang hướng ổ phòng thủ 4 (trung đội
1 đã chiếm) để đánh tiếp sang ổ phòng thủ 8 của quân địch.
Lúc 5 giờ 15. Đại đội 5 đã làm chủ ổ
phòng thủ 1, 2, 3, 4, 5, 10, địch còn cố thủ chống cự tại ổ phòng thủ 6, 7, 8,
9. Đại đội trưởng quay về ổ phòng thủ 4 báo cáo với Tiểu đoàn và điều lực lượng
vào đánh tiếp. Chiến sĩ truyền tin của ta báo cáo, trong ổ phòng thủ 6 địch
đang gọi điện.
Đại đội phó của tổ 4, chỉ huy đánh ổ
phòng thủ 6, còn tổ 5 đánh ổ phòng thủ 9 và 8 của địch, 10 phút sau ta chiếm được.
Ta bắn B41 như mưa địch quân nằm chết quanh các hốc đá. Ổ phòng thủ 6 của địch
để lại 2 xác chết, và nhiều vũng máu vừa mới đi lai sinh công trùng, địch quân
để lại 3 máy VTĐ vẫn có tiếng nói, một số bọn địch còn sống chạy về A5.
Trong khi ta tấn công, địch ở ổ phòng thủ
7 bỏ chạy ta không biết.
5 giờ 45 ta vào chiếm nốt ổ phòng thủ 7.
Trận đánh chiếm A6b kết thúc. Ta nhanh chóng triển khai phòng ngự.
Lúc 7 giờ, ngày 8 tháng 12 năm 1987, địch
quân tổ chức tấn công Cô Ích, đồi Đài, bắn pháo trùm lên núi A6b.
Lúc 7 giờ 30 đến 21 giờ 15. Địch từ A5 và
A23 theo 2 hướng, mở đến 5 lần tấn công lên núi A6b. Mỗi hướng có 1 Đại đội của
địch quân thay nhau tấn công liên tục 8 lần.
Các đợt xung phong đều bị Đại đội 5, và Đại
đội 7 đẩy lui. Hoả lực ta phát hiện sớm đánh nhiều lần vào quân địch khi chúng
đang tập kết hoặc cơ động. Các toán cảm tử quân của địch, bám sát bị bộ binh ta
đánh lui.
Lúc 13 giờ, ngày 8 tháng 12 năm 1987. Đại
đội 5 bàn giao trận địa cho Đại đội 7, Tiểu đoàn 4.
- Trận tấn công A6b, địch bỏ lại 25 xác.
Đài quan sát của ta còn phát hiện ở hướng đồi Cây Khô địch chia ra 9 cánh chạy
thoát thân.
Đến 15 giờ nhận được báo cáo quân ta hy
sinh 5, bị thương 18 đồng chí. Ta bắt 1 tù binh, thu 1 Đại liên, 2 Trung liên,
3 súng B41, 4 AK, 3000 lựu đạn, nhiều đạn AK, B41, 4 máy VTĐ, 1 điện thoại, 1 ống
nhòm hồng ngoại.
- Trận chống địch phản kích ngày đầu Đại
đội 5 hy sinh 13 đồng chí và bị thương 24 đồng chí, mất tích 26 đồng chí, cho đến
nay, có 32 tử thương, 54 bị thương . Được biết quân số thiệt hại của địch quân
Trung Quốc có 184 tử thương, 341 bị thương.
- Ta tiêu hao đạn dược gồm M72 có 32 quả.
B40, B4 có 280 quả. Bộc phá ống có 8 ống. Mìn định hướng có 8 quả. Thủ pháo có
65 quả. lựu đạn không thống kê được. Cối 60mm có 5000 viên. Cối 82mm có 5200 viên.
ĐKZ có 70 viên. Đạn pháo 5920 viên. Cối 12,7mm có 4000 viên. K56 có 9000 viên.
Đại liên có 9000 viên.
Lúc 17 giờ, ngày 8 tháng 12 năm 1987, em
bị địch quân bắt, tại giao thông hào Làng Lò.
Cuộc trò chuyện chấm dứt, tôi trao cho tên cai ngục một
Cassette Basf chromdioxid SM-120, nói:
– Xin nhờ đồng chí giữ gìn hộ Cassette này, khi nào chúng
tôi cần sẽ liên hệ nhé.
Hải Âu DF-1, F40, và cai ngục vào phía trong giao thông
hào, làm thủ tục viếng thăm và nhận lãnh Cassette. Lúc này tôi mới biết gã cai
ngục tên Hà Ba Bôi (哈三钡).
Tôi nói riêng với bạn Nguyễn.... :
– Tôi hoan nghênh trận chiến của quý bạn. Cung cách tấn
công ấy đã làm cho địch quân khiếp viá, cối pháo bắn phá hiệu quả, hy vọng một
ngày quý bạn đẩy được quân CS Trung Cộng ra khỏi biên giới của quê hương ta, và
không quay đầu trở lại Việt Nam.
– Trong chiến thuật quân đội Việt Nam có những phản công, cố
ý lệch hướng, dồn địch vào thế bất lợi, nhưng địch đã phát hiện kế hoạch của
ta, cho nên ta có cách đánh riêng làm cho địch nghi ngờ những tay phản gián của
Hoa Nam hay Quân báo v.v...
Trước khi chia tay, tôi có đôi lời muốn nói:
– Quý bạn có biết hiện đang ngồi ở điểm nào của Lão Sơn
không?
– Dạ, không biết vì ở dưới hầm chỉ có ánh sáng lờ mờ, và
không thể nào biết được ở nơi này.
– Ở đây thuộc hướng Đông, giáp hang Làng Lò, rất gần cứ điểm
hang Gió, trên đầu bạn chỉ ngụy trang bằng phên tre, và một lớp đất 0,2mm.
– Đa tạ anh, hy vọng ngày nào anh em mình gặp nhau.
– Tôi không hy vọng, gặp ở đây đã quý lắm rồi. Cho tôi gửi
lời thăm và chào quý đồng đội của bạn, chúc như ý.
– Đa tạ....
Máu tại chiến trường đã đổ 4 năm nay, loang khắp vùng núi
Lão Sơn một màu đỏ. Yên lặng của rừng núi biến mất từ khi tiếng súng ầm vang,
vì họ Đặng đã từng tuyến bố vung vít:
– 残酷的战斗为“自卫”打 (Trận đấu quyết liệt cho
việc chơi "tự vệ" )
Đối với lịch sử Trung Quốc, họ Đặng quá tàn nhẫn khi nói
lên lời này, xem quân đội CS Trung Cộng một thứ binh đội của bàn cờ tướng, tiêu
khiển một cuộc chơi bằng người thực, và đảng tàn nhẫn đối với người dân, để cai
trị một đất nước xưa nay vẫn nô lệ họ "Khổng".
Đảng CS Việt Nam cho đến nay không muốn nhớ hay cố tình
quên lãng những tướng lãnh đã từng tham chiến tại chiến trường Lão Sơn. Những
tướng lãnh ấy không được ghi tên tuổi trong lịch sử chiến tranh cận đại của
quân đội CS Việt Nam. Không nhắc đến tên họ là thiếu sót rất lớn đối với lịch sử.
Phần đông những tướng lãnh này được đào tạo tại Liên Xô cũ, cho nên họ có lối
điều binh riêng. Nguyên do nào khiến cho tinh thần họ xuống thấp, đưa đến tình
huống tướng lãnh hoảng sợ, đâm ra bối rối trong lúc điều binh khiển tướng, và
thua trận! Ai là người chịu trách nhiệm để mất lãnh thổ?
Đau đớn thay cho dòng máu người chiến binh đổ xuống, chảy
khắp rừng núi, rung chuyển chiến trường, đem thân chiến đấu, ngăn trở đạn cối dồn
dập đổ xuống lãnh thổ biên giới Lão Sơn Việt Nam.
ÿ Huỳnh Tâm
[1] Trung Cộng-CSVN tổ chức hệ thống quân đội cùng ký hiệu.
A (Tiểu đội), B (Trung đội), C (Đại đội), D (Tiểu đoàn), E (Trung đoàn), F (Sư
đoàn), QĐ (Quân đoàn 26), QK1 (Quân khu 1).
[2] Trong số đó có Nguyễn Chí Vịnh. (Tháng 5 năm 1986 tình
báo Hoa Nam bí mật đưa Nguyễn Chí Vịnh qua Trung Cộng đào tạo tại học viện quân
sự võ bị Côn Minh. Chín (9) năm sau vào tháng 2 năm 1995 Nguyễn Chí Vịnh về nước
được giao nhiệm vụ Phụ trách Cục 12 Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét