Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam
Kỳ 5
Huỳnh Tâm
"…những
cuộn phim đã chụp mang nhiều giá trị tư liệu quân sử không ngoài mục đích
này.Thực ra tôi đã chủ động trước, và nẩy ra sáng kiến để tránh 625 cuộn phim bị
mất trắng, thà tặg Hải Âu để ngày sau muốn dùng số phim đã tặng, có thể xin lại
được những hình ảnh cần thiết…"
Dòng
máu Việt đổ trên chiến trường biên giới
Sau
2 giờ giải phẫu vết thương nơi chân, tôi được biết kết quả viên đạn chỉ đụng
vào một phần gân nhỏ, ống xương còn nguyên không đến nỗi trầm trọng. Ca giải phẩu
hoàn tất, họ chuyển tôi đến khu phục hồi, và tôi phải nằm ăn vạ ở đây vài ngày
nữa mới rời bệnh xá quân y của Tập đoàn 25 trú binh tại chiến trường Tây Nam
Vân Nam. Thời gian này, tôi có những suy nghĩ hoang mang không biết hành động
thế nào cho đúng để phòng thân. Ngoài ra trong suy nghĩ đơn lẻ ấy cứ quanh đi
quẩn lại cùng những câu hỏi: "Hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc bày trò
chơi chiến tranh với tâm thù ăn tươi, nuốt sống quốc gia Việt Nam. Họ không ngần
ngại bán mạng sống nhân dân của hai nước cho lý lẽ súng đạn, họ sẵn sàng thi
nhau bày trận chiến để làm trò tiêu khiển của mỗi bên. Họ chơi lớn, chơi đẹp
dùng người thay con quân cờ. Họ còn khẳng định lợi ích của người chiến binh,
sau khi tử vong nhà nước dành mọi ưu đãi thiêng liêng, vinh phong tử vì đạo
CS".
Bệnh xá dã chiến dưới lóng đất, tọa lạc dưới
chân núi đất B164 Lão Sơn, thuộc biên chế của Tập đoàn 25 chiến trường
Tây Nam Vân Nam. Ảnh: NF3.86.
Đương
suy nghĩ miên man, chưa có câu nào tạm giải thích những lần khân trong lòng, bỗng
cửa hầm mở, thoáng qua bên ngoài tấm vải che giường bệnh, có những tiếng súng
liên thanh cùng bước chân dồn dập nện xuống mặt đất mềm. Thì ra Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14, đến thăm bệnh
nhân chưa xấu số, cùng đi có một gã sĩ quan trên cầu vai cấp Úy, giới thiệu:
–
Chúng tôi đến thăm anh NF3.86, và xin giới thiệu, đây là anh Hải Âu DF, F67 sẽ
trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện cho anh đi vào chiến trường C211. Tôi về lại
F199, khi nào anh muốn trở lại núi 277, liên hệ với anh Hải Âu DF, F67, và đây
là ba lô của anh.
– Đa
tạ anh chu đáo, nhân dịp này tôi xin tặng anh 11 cuộn phim 乐凯 (Lucky)
200/24 x 36mm đã chụp rồi, anh tùy nghi sử dụng.
Cả
hai Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14,
và DF, F67 ngạc nhiên lấy mắt ngó tôi, liền hỏi:
–
Anh NF3.86 không dùng nó à, sao lại tặng của quí này cho tôi?
–
Anh đừng ngại, chúng ta đồng chia sẻ cho nhau, ai dùng cũng được, quí người
không quí của, anh an tâm.
–
Tôi không hiểu, rất ngại, lỡ như có những tác phẩm lớn thì ăn nói ra sao, tôi
hưởng của người khác không hay lắm đâu.
–
Anh yên tâm, một khi tôi tặng không bao giờ đặt lại vấn đề, 11 cuộn phim này
tôi đã chụp từ Nam Ninh đến chiến trường núi 277, bây giờ anh cứ nhận và xem 11
cuộn phim này của anh.
–
Vâng tôi nhận, đa tạ anh NF3.86, thưa anh, còn phim sử dụng cho những ngày tới
không, nhân đây tôi xin gửi bù vào khoản thiếu của anh.
– Thực
ra, tôi đem theo 10 bành phim 乐凯 (Lucky) 200/24 x 36mm,100 m, như vậy tôi có trên
625 cuộn phim 24x36 mm.
–
Thưa anh, lý do nào anh không sử dụng phim Kodak, Fujifilm, Fomapan, Agfa,
Paradies mà lại dùng phim 乐凯 (Lucky) do Trung Quốc sản xuất?
–
Thưa quý anh, phim 乐凯 (Lucky) do Trung Quốc sản xuất nhẹ giá, chất lượng
không đến nỗi tồi tệ.
– Thế
à, lâu nay anh em Hải Âu cứ tưởng phim ngoại chất lượng cao, nếu anh NF3.86 nhận
xét như vậy thì tốt lắm, một lần nữa cảm ơn anh NF3.86. Chúng tôi xin tạm biệt
chúc anh bình an.
Hải
Âu DF, F67 nói:
– Hẹn
anh NF3.86, vài hôm nữa tôi trở lại đón anh về F67.
– Vâng
tốt lắm, tái ngộ nhé, chúng ta nhất định gặp lại, tạm biệt.
Hành
trình này đối với tôi quá mạo hiểm, lần đầu tiên vào lòng địch tiếp cận chiến
trường. Đương nhiên đã quyết định rồi thì không hề sợ đạn pháo, tuy nhiên tâm
trạng lúc nào cũng dè chừng người lạ, nhỡ sơ xuất trong hành động và suy nghĩ của
mình chắc chắn thân thế không thể an toàn trước quân bành trướng. Ngoài ra còn
phải đối mặt với những Hải Âu tại chiến trường, từng lời nói, từng cử chỉ đều
phải cẩn thận, đôi khi phải nhanh nhẹn ứng phó thay cho phong cách lịch thiệp để
che khuất tầm nhìn của họ, những canh cánh trong lòng với niềm hy vọng trên
hành trình vào lòng địch bây giờ đã nguôi ngoai đưa đến can đảm hơn. Tạo dựng
cơ sở Hải Âu trong lòng địch làm phương tiện khám phá cuộc chiến tranh biên giới
Việt Nam-Trung Quốc, đôi khi còn uyển chuyển thu phục địch. Cho nên vừa rồi việc
tặng Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14
những cuộn phim đã chụp mang nhiều giá trị tư liệu quân sử không ngoài mục đích
này.
Thực
ra tôi đã chủ động trước, và nẩy ra sáng kiến để tránh 625 cuộn phim bị mất trắng,
thà tặng Hải Âu để ngày sau muốn dùng số phim đã tặng, có thể xin lại được những
hình ảnh cần thiết. Nếu không tặng thử hỏi làm cách nào để 625 cuộn phim qua khỏi
đôi mắt tình báo, quân báo của Trung Quốc, mặc dù đã tìm hết mọi cách tránh né
hải quan phi trường Nam Ninh, Trung Quốc v.v... Suy cho cùng chẳng qua đây là một
phương thức khéo léo gửi cho Hải Âu giữ hộ. Nói về phẩm chất phim chỉ để giao
thiệp lịch sự mà thôi, chứ phim 乐凯 (Lucky) 200/24 x 36mm, làm sao có chất lượng bằng
phim Kodak, Agfa, Fujifilm, Fomapan, Paradies. Đúng thế, tôi đang khen
"người mù biết đường đi hơn người sáng mắt ".
Thời
khắc ở đây trống rỗng, chỉ duy đầu óc của tôi suy nghĩ nhiều về biên giới Lão
Sơn đang chìm trong biển lửa, qua suy luận khách quan:
– Thực
chất cuộc chiến tại núi Lão Sơn không đơn giản, dù Trung Quốc chiếm được núi
Lão Sơn cũng phải trải qua sức ép của pháo binh Việt Nam và hứng chịu trên 15
cuộc phản công dũng mãnh của giới tướng lãnh ngoài tầm kiểm soát đảng CS Việt
Nam, chưa kể hằng ngàn cuộc tấn công lớn nhỏ của Việt Nam, mặt khác ở thời gian
này có những cố vấn quân sự của Nga hiện diện tại Hà Giang, sự kiện bí mật này
không khác gì việc châm dầu vào lửa. Cho đến nay những nhà tổ chức chiến tranh
của Việt Nam chưa tiết lộ nguyên nhân!
Từ
khi Trung Quốc khởi động cuộc chiến biên giới lần thứ 2 tại Lão Sơn Việt Nam
vào ngày 2 tháng 4 năm 1984, tính cho đến đầu năm 1987 đã 3 năm, Lão Sơn vẫn
chưa thất thủ hoàn toàn, những trận phản công lớn từ phía Việt Nam có khả năng
tiếp diễn, theo quân báo của Trung Quốc ghi nhận, Việt Nam đang gượng mình dụng
chiến thuật đánh đồn bót, cảm tử, phục kích, du kích, phản công cấp Trung đoàn
đến cấp Sư đoàn, và cố thủ đồn bót mới lập tại chân núi, nay quân đội Việt Nam
lui về các điểm đồn bót, như J, K, L, M, N, O, P, Q và R để cố thủ.
Binh sĩ của Sư đoàn 67 bị tử thương, tại
trận chiến Lão Sơn, ngày 6 tháng 1/1987. Ảnh: NF3.86.
Về
phía Trung Quốc đã chiếm được 32 điểm đồi núi cao, hiện cố thủ, tuy nhiên không
phải đáp số thành, bởi mọi vấn đề chiến tranh trước mắt có thể đưa đến thất thủ,
dù dành quyền kiểm soát điểm cao và một đoạn
đường tỉnh lộ 326 trong biên giới Lào Cai, Việt Nam, quân đội Việt
Nam cũng không để yên cho Trung Quốc
tung hoành. Cho nên những nhà tổ chức chiến tranh Trung Quốc áp dụng chiến
thuật cổ điển tấn công đồng loạt trên khắp chiến trường bằng biển người, muốn
chiến thắng họ phải tự đốt cháy quân, vung tiền mua vũ khí không tiếc rẻ, những
loại vũ khí cấm sử dụng trong chiến tranh Trung Quốc đều tung vào chiến trường
này, nói chung Trung Quốc không tiếc đạn tiếc người, ngoài ra Trung Quốc còn mở
ra những hành lang chiến lũy, đưa quân xa vận chuyễn vũ khí và quân lương cung
cấp cho 62 Sư đoàn ngoài tiền tuyến, họ cho đây một hân hoan của chiến thắng cần
phải có.
Trái
lại quân đội Việt Nam hoàn toàn bị bó tay tại chiến trường, bởi Đặng Tiểu Bình ứng
dụng chiến dịch "nội ứng ngoại hợp", hơn phân nửa người của Cục Quân
báo, Cục Phản gián, Tổng Cục 2 tình báo Việt Nam, và Ban Chấp hành Trung ương đảng
CS Việt Nam, gồm 200 ủy viên, tích cực bán đứng lãnh thổ Việt Nam, qua trao đổi
mật hàm, cung cấp mật danh chiến lược cho tình báo Hoa Nam!
Binh sĩ của Sư đoàn 67 bị tử thương, tại hồ
nước trên lưng núi Lão Sơn, ngày 6 tháng 1-1987. Ảnh:
NF3.86.
Những
thành phần này ăn cơm quốc gia Việt Nam thờ ma Trung Quốc. Họ thừa lệnh của nhà
Hán, thi hành mệnh lệnh tuyệt đối không hề phản kháng, bởi từ khi có đảng CS Việt
Nam cho đến nay đã khẳng định thân thế của bè đảng CS Việt Nam nguyên con nuôi
của Mao Trạch Đông, họ từng thừa nhận mật hàm cướp chính quyền, trong đó có
câu: "统治朝鲜, 越南废" (thượng tôn Bắc triều,
hạ thủ Việt Nam), điều này chứng tỏ những ai được đào tạo tại trường Võ Bị
Hoàng Phố, và Nam Kinh đều phải trung thành với đảng CS Trung Quốc, cho nên
trong 3 năm chiến tranh biên giới quân đội Việt Nam đồng loạt bị Trung Quốc phá
vỡ chiến lược vô lý, đưa đến người chiến binh Việt Nam tử vong cao, khi ấy quân
đội Trung Quốc giảm thiểu tử vong, đã đến lúc Việt Nam đứng trước nguy cơ mất
trắng biên giới Lão Sơn Lào Cai, và Vị
Xuyên Hà Giang vào tay Trung Quốc.
Nhân
dân Việt Nam không thể nào ngờ đảng CS Việt Nam đứng trước công chúng thường
xuyên có nụ cười tươi tắn, nhưng đàng sau lưng mới biết những nụ cười chỉ là giả
nhân giả nghĩa để nắm độc quyền lãnh đạo. Đã trải qua 42 năm (1945-1987) thực tế
cho thấy đảng CS Việt Nam có đầy đủ kinh nghiệm chính trị để lừa dối người dân,
và cẩm nang cướp chính quyền và duy trì quyền lực để đưa đẩy nhân dân vào vòng
nô dịch Trung Hoa và vui vẻ chui vào nấm mồ mà không hề hay biết mình bị lừa.
CS Việt Nam và Trung Quốc đã bày ra chiến tranh biên giới Việt Trung để thực hiện
trò mua bán lãnh thổ trên xương máu của dân Việt Nam và dân Trung Hoa. Cho đến
nay người Việt Nam vẫn còn mê muội, chưa nhận thấy Tổ quốc đã đến hồi lâm nguy!
Binh sĩ của Sư đoàn 67 bị thương, tại trận
chiến Lão Sơn lưng núi Lão Sơn, ngày 6 tháng 1-1987. Ảnh:
NF3.86.
Hiện
nay đảng CS Việt Nam vẫn che giấu bán đứng lãnh thổ, chưa thừa nhận những trận
chiến khốc liệt nhất, hầu ghi vào Quân sử những ngày 28 tháng 04 năm 1984,ngày
12 tháng 7 năm 1984,ngày 20-21 tháng 12 năm 1984, ngày 15 tháng 1năm 1985, ngày
8 tháng 3năm 1985, ngày 19-20 tháng 7năm 1985,ngày 23 tháng 9 năm 1985, ngày 28
tháng 1 năm 1986, và ngày 19 tháng 10 năm 1986. Theo tin tình báo Trung Quốc
cho biết, binh lực Việt Nam có đến 4.500 chiến binh tử vong, nếu dựa trên quân
số này, Việt Nam cháy tiêu tan 2 Lữ đoàn tại núi Lão Sơn. Và theo ghi nhận của
Hải Âu tại chiến trường Lão Sơn, quân số Trung Quốc tử vong ít nhất 9.500 binh
sĩ, với con số tử vong này Trung Quốc có đến 1 Quân đoàn, và 1 Sư đoàn biến
thành tử vì đạo cho Bắc Kinh!
Tôi
trở lại đỉnh núi C211, nhận thấy cảnh vật hoàn toàn thay đổi, dưới chân núi có
những cây khói chọc thủng sương mù Lão Sơn, đôi lúc thoán thấy cờ đỏ Trung Quốc
cắm dưới điểm nóng của chân núi. Hải Âu 海鸥DF-1,
F67, cho biết:
– Từ
nửa khuya ngày 6 trận chiến diễn ra cho đến ngày 8 tháng 1/1987 mới ngã ngũ phân
vị trí chủ động chiến trường.
Trong
những ngày qua, trận chiến diễn ra khốc liệt, quân biên phòng Việt Nam nhất định
cố thủ cả vùng chân Núi Đất, nếu quân đội Trung Quốc không chiếm lại được địa
danh này hay bị thất thủ tất nhiên không còn làm chủ độc đạo chiến lược từ Lào
Cai đến Hà Giang, bởi thế mỗi bên phải trả giá cao cho đỉnh núi C211.
Thiếu tướng Trịnh Quảng Thần (郑广臣 - ZhengguangChen) Tư
lệnh Sư đoàn 199, cùng phối hợp với Tư Lệnh Sư đoàn 67, Đại
tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian). Đồng chỉ huy mặt
trận Lão Sơn, hầu chiếm cho bằng được những đồn trú biên
phòng cuối cùng của Việt Nam.Ảnh: NF3.86.
Những
nhân vật tham chiến không ngần ngại chia phần chiến thắng để thăng quân hàm. Họ
thi nhau phối hợp mặt trận, cho thấy tinh thần của Tư Lệnh Sư đoàn 67 đang xuống
thấp, có khả năng mất kiểm soát Lão Sơn. Hiện quân đội Việt Nam đang cố thủ, cầm
cự bằng pháo binh, từ dưới sườn núi câu lên đỉnh núi tạo ra chiến trường bất
phân thắng bại. Trước đó vài ngày quân Trung Quốc còn khinh địch, đưa đến tình
trạng Sư đoàn 67 bất ngờ mất thăng bằng, đội hình mất hướng chiến đấu, mất khả
năng tự vệ, và lá chắn (pháo binh) mất hữu hiệu, Sư đoàn 67 lâm nguy. Còn pháo
binh Việt Nam liên miên nhả đạn, hình dung đỉnh núi bị quân Việt Nam phong tỏa,
quân đội Trung Quốc đành phải co lại, cố thủ điểm núi C211 trong tinh thần buồn
cú rũ, quân Trung Quốc tử vong đếm không xuể, tải thương trở thành cấp bách,
khó tránh, xác chôn quê người.
Lúc
này quân đội Trung Quốc lấy chiến thuật cố thủ giam cầm binh lính, trên lưng đỉnh
núi 211 và 255 không khác nào tự đem thân xác hứng đạn trước bích kích pháo của
quân đội Việt Nam. Mặt khác quân đội Việt Nam tổ chức lại hàng ngũ chiến đấu,
quyết thu hồi lại đỉnh núi 156, vị trí khá quan trọng của Núi Đất (Tây Nguyên).
Chiến trận đã nghiêng về phía Việt Nam, bước theo chuẩn bị ám sát núi 211 của
quân Trung Quốc đang bám trụ.
Sư đoàn 67, bắt được những thương binh Việt
Nam làm tù binh, tại chiến trường Lão Sơn, ngày 6 tháng
1-1987. Ảnh: NF3.86.
Cùng
ngày, Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚-
Zhang Zhijian) chỉ huy, xuất lệnh cho Tư lệnh Sư đoàn 67 khôi phục lại vị trí
núi 156, và thay đổi chiến thuật phản công phối trí những phân đội pháo 122 mm chụp xuống đầu quân Việt Nam.
Quân đội Việt Nam cũng không vừa, thực hiện chiến thuật giả binh, chia thành
nhiều cánh quân, tiến quân vào đồi Núi Đất 140 của Trung Quốc đương chiếm cứ,
di chuyển quân ba hướng chủ yếu đánh bại núi 211. Quân của Sư đoàn 67 Trung Quốc
phân nhiệm thành nhiều cụm quân phản công, khi ấy, Quân báo Trung Quốc nhờ có mật
khẩu từ phía Việt Nam cho biết mặt trận giả với "tiếng súng nặng" do
đó Sư đoàn 67 ngăn chặn được, tác động chiến trường thương vong ở mức thấp,
vòng chiến đấu chưa kết thúc buộc quân đội Việt Nam phải rút lui khỏi chân núi
C211.
Quân
đội Việt Nam được sự che chở của pháo binh, liên tục rót pháo lên đồi núi 140,156,
và 166, nhưng đến lúc này ghi nhận không mấy kết quả, mặt khác thời gian cố thủ
cho phép thay phiên vừa chiến đấu vừa nghỉ ngơi. Cùng đêm 9:50 phút, quân đội
Trung Quốc tấn công vào các cứ điểm của quân đội Việt Nam nhằm ngăn chặn cuộc tấn
công tương tự như buổi sáng cùng ngày 6 tháng 1/1987.
Trận
chiến ngày 6 tháng 1/1987, tôi có mặt tại Lão Sơn. Quân báo Sư đoàn 67 cho biết:
– Việt
Nam mở chiến dịch phản công theo chiến thuật mật danh "N2", một sự
trùng hợp chiến thuật, lập tức Tư lệnh Sư đoàn 67 thay đổi chiến thuật, đưa
quân qua hướng Núi Đất phòng thủ, đụng độ quân Việt Nam đanh mở đầu cuộc tấn
công từ núi 140 đến núi 142, sau đó tập trung thọc lên 3 đồn bót núi 156,
166, và 211, riêng cánh quân bọc hậu nhằm thu hồi núi 156, 166 và núi 211. Quân
đội Việt Nam cho pháo binh đàn áp mạnh mẽ vào núi 156, 166 và 140, tuy nhiên tấn
công toàn mặt trận không thành công, nhưng quân đội Việt Nam đã thu hồi được
núi C211. Vào lúc này điểm núi C211 đã trở thành chiến trường phơi xác, chan
hòa máu tanh vào đất. Quân Việt Nam và Trung Quốc tranh giành từng mỏm đất, hôm
nay núi C211 thất thủ, ngày mai thu hồi xem ra súng đạn, trái pháo thay cho cơm
bửa.
Sau trận chiến ngày 6 tháng 1-1987, Hồ Diệu
Bang (胡耀邦)
thăm viếng, ủy lạo binh sĩ tại Lão Sơn. Ảnh: NF3.86.
Sau
trận chiến ngày 6 tháng 1-1987, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương CPC, Hồ Diệu Bang
(1980-1987, 胡耀邦同志为总书记的中国共产党中央委员会)
viếng thăm và ủy lạo binh sĩ Trung Quốc tại núi 277 thuộc lãnh thổ biên giới
Lào Cai, Việt Nam.
Hồ
Diệu Bang tuyên bố:
"–
Quân đội Việt Nam có những hành vi xấu, đã làm dấy lên sự tức giận của
chúng ta! Cần phải trừ khử nhóm biệt kích nằm vùng trong đảng CS Việt Nam".
Chỉ
vỏn vẹn ba sư đoàn của quân đội Việt Nam chọc giận nổi 62 Sư đoàn của Trung Quốc.
Và vào thời gian này (1987) cuộc chiến không phân thắng bại tại chiến trường
Lão Sơn. Hồ Diệu Bang không giấu diếm lòng căm hận và tuyên bố thô kệch, ông chửi
"biệt kích nằm vùng" theo lối suy nghĩ của ông. Điều này cho thấy tất
cả những người không cùng cánh, như Cục Quân báo, Cục Phản gián, Tổng Cục 2
tình báo Việt Nam, và Ban Chấp hành Trung ương đảng CS Việt Nam, gồm 200 ủy
viên, tích cực bán đứng lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc, đều xấu theo suy nghĩ
của Hồ Diệu Bang!
ÿ Huỳnh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét