Tháng
12-1993 ,Hội chợ kỹ thuật Thượng Hải tổ chức tại Hà Nội ,trưng bầy hơn 350 dự
án kỹ thuật và sản phẩm của 18 ngành nghề như cơ khí ,điện tử ,dệt ,cơ điện
v.v...khiến đông đảo các giới Việt Nam chu ý .
Ngày
26-11-1993 ,Thoả thuận về hợp tác và tương trợ và Thoả thuận về Hợp tác truy nã
buôn lậu giữa Hải quan hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã ký tại Hà Nội .Tổng
giám đốc Tổng cục Hải quan Trung Quốc Tiền Quán Lâm và Tổng Giám đốc Tổng cục Hải
quan Việt Nam Trương Quang Được thay mặt Chính phủ hai nước ký Thoả thuận .
Ngày
9- 4-1994 ,Hiệp định giữa Chính phủ hai nước Trung Quốc và Việt Nam về quá cảnh
hàng hoá đã ký tại Hà Nội .Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Thanh và Thứ
trưởng Bộ thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển thay mặt Chính phủ hai nước ký
Hiệp định .
Sau
15 năm đóng cửa ,ngày 7-4-1994 cửa khẩu Đông Hưng Quảng Tây Trung Quốc và cửa
khẩu Móng Cái Quảng Ninh Việt Nam ở đối diện đã khai thông trở lại .Cầu lớn
trên sông Bắc Luân nối liền hai cửa khẩu cũng đồng thời khôi phục thông xe .
Ngày
14- 2- 1996 ,đường xe lửa liên vận quốc tế Trung ~ Việt sau 17 năm ngừng vận đã
chính thức khôi phục thông xe .Chuyến xe lửa đầu tiên khởi hành từ thành phố Bằng
Tường Trung Quốc đi thị trấn Đồng Đăng Việt Nam đang chạy qua giao điểm đường sắt
Trung ~ Việt .
Ngày
17-5-1995 ,Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và việc ngăn ngừa việc trốn lậu
thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ hai nước Trung Quốc và Việt
Nam đã ký tại nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài Bắc Kinh .Phó Thủ tướng Quốc vụ
viện kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham và Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm thay mặt Chính phủ hai nước ký Hiệp định .
Ngày
8 đến 11-10 1997 ,Hội chợ buôn bán với Việt Nam lần thứ 5 Bằng Tường Trung Quốc
được tổ chức tại thành phố Bằng Tường Quảng Tây .Hơn 3 nghìn khách hàng đến từ
các nước Việt Nam ,Hàn Quốc, Lào và các địa phương Trung Quốc đã dự Hội chợ .
Tàu
chở hàng viễn dương mang tên " Đạt long " của Trung Quốc đỗ tại tại bến
cảng thành phố Hồ Chí Minh là thành phố cảng lớn nhất của Việt Nam ,theo đà
phát triển thương mại giữa hai nước Trung ~ Việt ,tại cảng này thường xuyên có
tàu chở hàng Trung Quốc cập bến xếp hàng hoá .
Ngày
18-1-2000 ,tại cửa khẩu Hữu nghị Quan đã tổ chức lễ khai thông tuyến đường ô -
tô vận chuyển hành khách và hàng hoá xuất nhập cảnh song phương giữa Quảng Tây
Trung Quốc với ba tỉnh Lạng Sơn ,Quảng Ninh và Cao Bằng Việt Nam .Việc khai
thông tuyến đường ô - tô vận chuyển quốc tế Trung Quốc ~ Việt Nam có ý nghĩa
quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của hai nước .
Bắt
đầu từ năm 1999 ,đồ điện gia dụng Trung Quốc dần dần bước vào thị trường Việt
Nam .Tập đoàn TCL đầu tư xây dựng nhà máy đồ điện gia dụng sản xuất ti- vi màu
,đầu VCD, DVD v.v... tại thành phố Biên Hoà miền Nam Việt Nam .
Ngày
27- 6- 2000 ,tuyến đường ô - tô vận chuyển quốc tế giữa thành phố cảng Phòng
Thành Trung Quốc và thành phố Tiên Yên Việt Nam chính thức khai thông .Đây là
tuyến đường giao thông quốc tế Trung Quốc ~ Việt Nam thứ ba mở tại Quảng Tây
,tiếp sau tuyến Bằng Tường - Lạng Sơn và tuyến Long Châu ~ Cao Bằng ,có lợi cho
sự guao lưu kinh tế ~ thương mại vùng biên giới hai nước .
Tháng
1 - 2000 ,Công ty hữu hạn chế tạo máy móc nông nghiệp Giang Động ( Việt Nam )
do Tập đoàn Giang Đông Giang Tô Trung Quốc đầu tư tại Đà Nẵng ~ thành phố miền
Trung Việt Nam đã khai trương .Tổng mức đầu tư của Công ty này là một triệu
đô-la Mỹ ,sản lượng hàng năm là 50 nghìn chiếc (bộ ) máy móc nông nghiệp ,là dự
án đầu tư đầu tiên của Trung Quốc tại miền Trung Việt Nam .
Tuyến
đường sắt ray hẹp từ thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam Trung Quốc đến Thủ đô Hà Nội
Việt Nam ,trong lịch sử gọi là đường sắt Điền ~ Việt ,tổng cộng dài 700km , là
con đường quan trọng khai thông quan hệ kinh tế ~ thương mại giữa hai nước .
Ngày
23 - 10 -2.000 , Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 2.000 đựoc tổ chức
tại Hà Nội ,gần 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến dự .Xe máy Trung Quốc
với tạo hình đẹp ,tính năng tốt ,giá phải chăng đã thu hút nhiều khách hàng Việt
Nam .Từ năm 1.999 đến nay ,xe máy Trung Quốc dần dần bước vào thị trường Việt
Nam ,xoá bỏ tình trạng xe máy Nhật Bản độc chiếm thị trường Việt Nam .
Ngày
8- 3-2001 tại thành phố Yên Đài tỉnh Sơn Đông ,Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Ngô
Nghi tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam Vũ Khoan khi Bộ trưởng đến dự Hội chợ
đầu tư APEC lần thư hai .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét