Huỳnh Tâm

Nghĩa trang của người sống
Mộ tập thể binh sĩ Việt Nam toạ lạc khắp
nơi trên chiến trường biên giới VN-TQ
Sáng nay Ace chúng tôi từ giả, mà nỗi lòng ai cũng bịn rịn khó xa rời, sau tám năm mới gặp lại trên đỉnh núi cao, trong rừng sâu thẩm không tiếp cận được với thế giới bên ngoài, Ace sống trong hoàn cảnh đau chói đó và tiếp tục, thế nhưng giấy tờ trên tay do nhà nước Trung Quốc xác nhận "người Việt tị nạn" không khác mấy lao


động khổ sai, nói một cách cho đúng nghĩa làm thân nô lệ, còn thua con bò, nó có lúc nghỉ ngơi nhai lại cỏ, sau một ngày làm việc và ăn uống no nê, do đó Ace chúng dừng lại đôi phút quyến luyến nhau hoài.

Lúc này, tôi mới nhận diện kỹ càng mỗi bước chân của Ace, không khác nào kiếp thân lưu đày của người da đen thời đại bán khai. Ace ngày xưa là những cậu ấm, thư sinh, anh thư, tất cả đã thành danh, hoạt động trên nhiều lãnh vực trong xã hội miền Nam VN, còn hôm nay họ hoá ra hình hài khô héo mất hết sinh động, mỗi người già nua trước tuổi. Tôi đứng gần nghe hơi thở khắc khoải, vầng tráng có những đường nhăn xẩm, dù Ace mới ngưỡng cửa bốn mươi hay ngoài.

Ace đã từng sống trong tinh thần vì mọi người, đã từng dâng hiến kinh tế cho xã hội, cái riêng của đời thường về ăn mặc và trang điểm hài hoà với người chung quanh và không cách biệt với xã hội. Nay hoàn toàn khác hẵn, Ace sống khắc khổ và ăn mặc quần áo lôi thôi, vải thô quần bố, ống quần cao đến cổ chân, áo đã sờn vai đổi màu, lấm tấm đen.

Ngồi gần nhau, tôi nghe được trong tiếng cười chứa cả một huyền bí cuộc sống thu nhỏ, trong tiếng khóc của âm thanh chua chát, lòng câm hờn chiến tranh có đề định trước, và nghe đâu đó Ace đang suy tư về kiếp sinh lềnh bềnh vô Tổ quốc.
Bỗng giật mình, tiếng nói lớn của Ace, tay vẫy chào: – hẹn sớm gặp lại.

Tôi tự tầm không hy vọng lắm và những lời hứa hẹn hôm qua xem như một món quà lạc quang để tiếp tục sống, dù Ace hiện có một số vốn nhỏ của cá nhân, thế mà không sử dụng riêng, họ xem tình trọng, tiền hèn, vật chất chỉ là hoa phấn không phủ hết "Dòng nhà làng".

Ace thương nhau từ thời thơ ấu đến những thập niên trưởng thành mới kết tụ như hôm nay, thế nhưng lúc này tình người cũng lệ thuộc nơi cái phên tre hiện tại đang nằm đã quen, cho thấy đời tị nạn tuyệt vọng không có ý định bỏ làng do quá nhiều cản trở, thực sự đã cạn kiệt sức mạnh can đảm, dù lòng có hướng về tương lai cũng đã mịt mù. Ace không muốn tiếp nhận cõi sống này nhưng nó là định mệnh. Khi cùn đường, nó lại là chủ của hiện tại đang đi đến từng giờ phút nô lệ tại Lâm trường, Nông trường ..... biên giới, mà người ta giọi là lãnh thổ của Trung Quốc !

Lúc này Ace đã đi xa tắp, khuất qua triền núi, trước ngã đường trang trại tị nạn, một thoáng đã mất tất cả bạn bè, tôi vừa ngỡ ngàng bỗng xúc động, giọt nước mắt tràn qua mi, nói thầm: - họ không đi về bên kia thế giới mà họ đi về những bản làng xa rời vợi, một nơi nào đó tôi chưa đến, càng không có khái niệm nào để hình dung về đời sống riêng tư của Ace trong cộng đồng ấy.

Tôi suy nghĩ bông lung, từ trong tôi còn đậm nét một chuỗi quá khứ tuyệt đẹp của một thời, ngày ấy chúng tôi là những đứa trẻ, trai, gái mở rộng một bầu trời xanh biếc, chứ nào ngờ hôm nay Ace thân gầy hoa mắt tôi. Chân dung họ là bóng của tôi, họ vừa bước lên xe, chân đạp từ từ bánh xe lăng nhanh xuống dốc núi, những ánh sáng cô độc ấy đã vụt qua màng sương lạnh.

Nghĩa trang của người sống tại Dòng nhà làng, dưới triền đồi núi gần làng.

Dù Ace mất môi trường sống sau ngày 30/04/1975, nhưng không phiền muộn, cho đây là vận nước phải sống vì quê hương đất mẹ, thế mà chính quyền xuống quyết định bài Hoa xua đuổi thậm tệ, nhà nước còn chỉ thị người Việt gốc Hoa đi càng xa càng tốt, đương nhiên họ không đi vì Việt Nam là đất Mẹ, họ vẫn chừng chừ, nán lại đi không đành, cuối cùng chịu không được với chế độ CSVN, mới tìm đến thế giới tự do lớn hơn, không may thời cuộc đưa đẩy họ trôi giạt mãi mãi vào rừng sâu trên đất quê hương mình, nhưng hôm nay là đất khách lạ (theo ngôn ngữ của đảng CSVN), đang sống với kẻ không cùng máu. Một lần nữa loài người vô tình quên lửng sự hiện diện của họ trên trái đất này! Mãi đến nay Ace chưa tìm được cho mình một như ý nào !

Thế mới biết, chế độ CSVN chỉ mục đích thúc đẩy sự hủy diệt loài người theo thời tính. CSVN chưa bao giờ biểu lộ lòng nhân ái với kiếp đồng sinh, nếu CS biết chia sẻ tình người thì nào có những làng tị nạn dọc theo Đông-tây. 9 khu vực của 15 quận huyện và 24 nông trường biên giới Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Châu.

Tôi còn đứng chần ngần, Vinh nói :
─ Thôi, chúng ta về làng, tiển chân các bạn một chặng đường dài xuống núi, thế này là đã khắc cốt ghi xương rồi.

─ Vâng thôi về.

Vào đến cửa làng, tôi rủ anh Minh và Vinh:
─ Hai anh có bận chuyện gì không, riêng Tâm muốn vào nghĩa trang thăm chị Tú Hà và mấy cháu, sau đó hãy về nhà.

─ Thôi, thì chúng ta cùng đi .

Nhân tiện tôi hỏi quý anh:
─ Tôi thường nghe quý anh chú ý và đề cặp nhiều về nghĩa trang trong làng, vậy nghĩa trang làng này có bí ẩn sau lưng đúng thế không ?

Anh Minh đáp:

─ Đúng thế, trong nghĩa trang có hơn 18.570 nấm mồ của người đang sống, ngoài ra có 1.526 người chết vì dịch tả và 95 người thực sự chết bằng nhiều cách khác nhau. Những người già bệnh tật chết không nhiều, trái lại người trẻ, khoẻ mạnh, chịu đựng không nổi môi trường sống, từ đó suy sụp tinh thần, đâm ra cuồng trí, điên loạn thần kinh, họ chết rất khổ sở trong sự hành hạ thân xác đớn đau.

Anh Minh vội nắm tay tôi, dắt đến trước một ngôi mộ đã bị mưa gió bào mòn, chỉ còn lại nấm đất nhỏ và viên đá núi không ghi tên họ, anh Minh nói tiếp:

Có lẽ Tâm biết người này, anh Tô Hương chủ nhà buôn giấy in, ở trước mặt Ty cảnh sát quận nhì Sài Gòn, gần nhà Đào xích lô.

Tôi gập đầu nói:
─ Tâm biết anh này.

Anh Minh nói tiếp :
Tô Hương nguyên là liên tổ trưởng Hoa đỏ, chức vụ tổng thư ký kinh tài của MTGPMN, khu vực quận Nhì Sài Gòn. Sau ngày 30/04/1975 đảng CSVN bài Hoa, anh Tô Hương bán hết tài sản đổi ra đôla, ý định đem tài sản về Trung Quốc kinh doanh. Khi vượt qua sông Hồng bốn đứa con của anh bị nước cuốn trôi, tuổi trẻ không kinh nghiệm bơi lội, gặp nước tự ôm nhau chết, vừa mất bốn đước con và bốn balô tài sản không phải nhỏ, chỉ còn lại hai vợ chồng, vốn làm cha mẹ thương con khóc ngày đêm, kế tiếp bị quân đội Trung Quốc trấn lột hết tài sản trên lưng, từ đó họ bị khủng hoảng tinh thần mỗi ngày thêm trầm trọng, ăn uống thất thường, vợ anh Tô Hương tối ngày đi lan thang tìm con, gặp phải bãi mìn chết không còn nguyên vẹn thân thể, anh Tô Hương càng đau khổ hơn, vợ con không còn bên anh, và tài sản cũng đã biến thành của người khác, một đời kinh doanh, định giá thị trường giấy, nay chỉ còn đơn độc tay không, một buổi sáng dân làng đi lao động thấy anh Tô Hương treo cổ chết trên cành cây rừng.

Nghĩa trang của người sống tại Âu nhà làng, dưới triền núi đầy sương mù.

Anh Minh đưa tay chỉ một nấm mộ khác nói tiếp:– Nấm mộ đó cũng là Hoa đỏ, nghe anh Hứa Bông Linh kể lại. Họ Kiều tên Giang, nguyên chủ tịch cộng đồng người Hoa đỏ tại Cần Thơ, đi theo MTGPMN quân hàm Thượng tá và cấp bậc Hoa đỏ Trung tá, khi Kiều Giang vào biên giới cũng bị trấn lột như mọi người khác, dù Kiều Giang có trình giấy quyết định quân hàm Trung tá và giấy công vụ đặc phái quân đội Trung Quốc, cùng ngày quân ủy Vân Nam từ chối Kiều Giang, cả cuộc đời của Kiều Giang hy sinh cho đảng, sau đó ôm hận vào lòng, ông âm thầm vào rừng sâu tìm được trái Mã Tiền Tinh, đem về chế thuốc độc, ý định cho cả nhà uống Mã Tiền Tinh rồi ôm nhau cùng chết một lúc, vợ Kiều Giang vì thương con đề nghị: "Anh uống trước, sau khi chôn cất anh đâu vào đó thì mẹ con em sẽ chết theo sau cũng chưa muộn màn". Từ lúc Kiều Giang chết cho đến nay bà ấy vẫn sống và tiếp tục nuôi con, bà ấy vất vã lắm, thân cô độc nuôi ba mặt con, đứa nhỏ nhất lúc ấy mới bãy tháng.

Tôi lắng nghe từng câu một của chuyện dài mỗi đời người, anh Minh dừng lại đôi khắc rồi nói tiếp:

─ Chung quanh nấm mộ Kiều Giang có hơn 32 nấm mộ nữa đó là những đồng chí cùng hoạt động ở Cần Thơ, họ chết vì không chịu được sự trấn lột và hai đảng CSVN-TQ, bỏ rơi, làm nhục họ. Ngoài ra có một số thương gia Chợ Lớn vì tin lời khuyến dụ của Hoa đỏ, đóng góp kinh tài cho đảng CSVN, sau 1975 mọi thương Chợ Lớn vẫn chưa mở mắt, thức tỉnh cứ đâm đầu đến biên giới để rồi tiếp nhận mọi ngỡ ngàng, thì ra Hoa đỏ chỉ là Hoa giấy không giá trị như đã ôm nhầm họ trước 1975. Sự việc đã lỡ làng đem đến gia đình khốn quẫn, tiếp theo bất thuận hòa, thế là người có trách nhiệm với gia đình lấy tự tử để giải kết, họ được chôn phía sau mộ của Tú Hà và mấy cháu. Còn một số nấm mộ khác, chết vì vượt trốn khỏi làng bị lính biên phòng Trung Quốc phát hiện, và nay trong làng còn vài người điên cũng đang đến tình trạng một chân dưới mặt đất, một chân trên mặt đất, nghĩa trang là nơi hứa hẹn mà họ sẽ đến!

Tay anh Minh chỉ về hướng Nam nói:
─ Tâm hãy chú ý, trong nghĩa trang này có hơn 18.573 nấm mồ của người đang sống, họ là ai. Thực sự đó là những nấm mồ giả, chủ làng có lập danh sách báo khai tử, nói chung trốn được người nào là phải khai tử và lập nấm mộ ngoài nghĩa trang để tránh sự chú ý của chính quyền địa phương và bảo vệ an ninh cho làng, hầu như làng tị nạn nào cũng làm như vậy, nhà nào cũng có người bỏ làng, cho nên họ bảo vệ cho nhau. Ông chủ làng là người có trách nhiệm báo cáo tử-sinh trong làng, hiện nay ông nhắm mắt để mọi người tìm tự do, ông thừa biết và hiểu nguyện vọng của người dân trong làng, ông can đảm báo cáo chết trăm sinh một, chết đủ kiểu cách, như lao động, nước độc, tim, gan, ruột, tiểu đường, lao phổi và các bệnh truyền nhiễm v.v... Bọn lính biên phòng Trung Quốc nghe làng nào có bệnh truyền nghiễm về lao phổi và bệnh dịch tả, thế là không thấy chúng bén mặt vào làng. Trong nghĩa trang có hơn 18.570 nấm mồ không tên tuổi, không ngày sinh, ngày tử, kể cả người chết thật cũng thế, có nấm mồ không có địa chỉ danh tính, đó cũng là một cách hiểu thầm của dân làng.

Tôi vội hỏi:
─ Thưa anh Minh, nấm mồ ở đây nhưng họ sống ở đâu ?

Anh Minh và Vinh cười đáp:
─ À, đây là một vấn đề nan giải, nói hoài không kết thúc và hầu như ngày nào cũng có một vụ để bàn đến. Người tị nạn bỏ làng ra đi gồm hai hướng.

Thứ nhất hướng Đông, họ có thẻ nhận diện ID và có điều kiện, đi thẳng đến Hong Kong, sau đó tìm đường đến Đài Loan hay các quốc gia khác, tuy nhiên hướng đi này khó hiểu, bởi có đi mà không thấy tin về, chính thằng con cả của mình, La Hùng đã đi hơn năm mà không biết lý do nào, cứ xem là biệt tâm tin tức !

Thứ hai hướng Tây, vượt biên qua Miến Điện, liên lạc với người sắc tộc Karen hay Shan trả cho họ một số tiền hướng dẫn đường vào biên giới Thái Lan, con đường này cũng khá nguy hiểm, có rất nhiều người bị chính quyền Miến Điện bắt được cho vào tù vài năm, nhà tù Miến Điện đánh đập người mình quá dã man, sau khi ra tù người nào cũng mang trên mình đủ thứ bệnh tật, chính quyền Miến Điện đuổi người mình về biên giới Trung Quốc, những người đi không trót lọt qua biên giới Thái Lan đành quây trở lại Trung Quốc, họ huỷ gấy tị nạn chấp nhận sống vô gia cư vô tổ quốc, họ sống bằng nghề hành khất, bán máu, làm công nhân khuân vác tại những ga xe hoả, bến xe đò, bến tàu tất cả đều làm lậu, chỉ có một số ít người qua được biên giới Thái Lan. UNHCR chấp nhận lập hồ sơ xin tị nạn quốc gia thứ ba, theo lời khai có chứng từ (người Việt tị nạn) tại Trung Quốc.

Năm trước người ta đồn rằng: ‒ Có một tổ chức đưa người qua biên giới Thái Lan, mọi người trong làng xôn xao, rủ nhau bỏ làng, với số tiền 10.000 Nhân dân tệ (40 đôla) họ phải mất 7 năm chịu đựng đói rách, thiếu thốn mọi mặt, dành dụm từng ấy vốn. Kết quả tiền mất tật mang, người Việt tị nạn bị người Trung Quốc lừa, họ bắt đúng mạch của người Việt tị nạn, điều này trong làng đã cảnh báo trước, họ không nghe cho rằng cản trở, cuối cùng họ về lại làng, tuy họ thừa biết ra khỏi làng một tháng xem như không còn tư cách tị nạn. Đời là vậy nhưng làng không bỏ họ, vẫn tạo cho họ nhiều hy vọng để tiếp tục sống, độ này trong làm có hiện tượng, người tàn tật sống trong làng mà nấm mồ lại ở ngoài nghĩa trang. Quả thực đau lòng khi đứng trước một xã hội không hy vọng không có được một tia ánh sáng để rọi vào họ cho ấm ! Con đường vượt biên nào cũng không an toàn, chỉ hy vọng trong may rủi.

À, vì nguyên nhân vừa nói, cho nên chúng tôi ở đây rất kính trọng anh Hứa Bông Linh và anh Phó Như Bá, hai anh này can đảm đứng trước chính quyền địa phương cam đoan chịu mọi trách nhiệm về an ninh cũng như đời sống cho dân làng, cũng như lao động phải đúng chỉ tiêu đã qui định. Đấy chúng ta đã thấy 18.573 nấm mồ và những người bỏ làng, nếu làm một bài toán mới biết nhân khẩu và lao động có vấn đề, một khi thiếu lao động thì lấy đâu ra cho đúng chỉ tiêu ! Trước sau gì ông chủ làng cũng phải đi tù, ông chủ làng biết điều này nguy hiểm thế mà vẫn cắn răng nhẫn nhục, thà một người hy sinh cho nhiều người được sống. Những năm qua đã biết bao nhiêu ông chủ làng đi tù vì chính quyền địa phương qui tội tham nhũng.

Tôi thấy Vinh nghe anh Minh nói về sinh hoạt của "Dòng nhà làng" không có ý kiến nào cả hình như có một đồng thuận nào đó, tôi hỏi :
─ Thế thì làng của Vinh thế nào ?

Vinh nuốt nước bọt xuống cổ họng, rồi nói :
Âu nhà làng, cũng không khác mấy, đối với con số nấm mồ của người sống tại nghĩa trang thì ít hơn nhiều, sở dĩ Dòng nhà làng có nấm mồ sống nhiều là ở thời điểm dịch tả, họ bỏ làng, riêng về Âu nhà làng, người tị nạn bỏ làng ra đi với con số chóng mặt.

Vinh nói tiếp:Thưa anh Minh, cho em nói rõ hơn để Tâm hiểu thêm, người tị nạn bỏ làng đi hướng Đông là thành phần Hoa vàng và Việt ăn theo máu Hoa. Còn số người Việt đi hướng Tây là thành phần Hoa đỏ, hôm nay tình trạng của người Hoa đỏ rất bi đát, trước đây họ có tham vọng ngày hồi hương sẽ được huy hoàng, sống an nhàn trên quê hương, khi họ về đến Trung Quốc tiếp nhận mọi sự thật không như ý, từ đó trở thành thất vọng. Hoa đỏ bỏ làng đi tìm lại thân nhân để rồi ân hận trước phũ phàng, chính Vinh tiếp xúc một số người trong làng, điển hình một anh Hoa đỏ kể rằng: "– Em đã tìm gặp ông Nội, quí Bác cũng vui mừng đấy nhưng một lúc niềm vui rồi nhanh tan biến, khi họ biết em là người tị nạn không có một vật tùy thân nào, em thấy họ thay đổi thái độ, nhạt nhẻo như nước lã ao bèo, em thấy vậy đứng lên liền vái chào từ biệt, họ không nói một câu nào trước khi em ra đi. Tình cảnh này không phải một mình em, hầu như tất cả Hoa đỏ cùng chung số đen như em, nếu biết trước phũ phàng này thà em ở trong làng còn hơn". Đó là thực trạng của anh, chị, em Hoa đỏ bởi vậy chúng ta kính trọng họ trong lúc trống vắng tình người.

Còn về người Việt và người sắc tộc đã từng ở biên giới, họ rất thụ động không có ý kiến và không phản đối, chúng ta phải hướng dẫn họ tìm hiểu thế giới tự do và hiểu thế nào là dân chủ đa nguyên, hy vọng họ động não vì mọi người để thực hiện quyền sống của con người, mỗi cá nhân phát biểu trước mọi người, cùng lấy quyết định một giá trị chung, hy vọng chúng ta làm được điều này trong những ngày ở đây.

Tôi và anh Minh đồng ý những lời nói giá trị của Vinh, nếu thực hiện được trong cộng đồng người Việt tị nạn thì hay biết mấy.

Tôi vẫn hồ nghi nguyên nhân từ đâu đến và lý do nào xuất hiện nghĩa trang không giống ai, hỏi:
─ Vinh và anh Minh có thể cho biết về lịch sử của nghĩa trang này được không ?

─ Thực mà nói, không ai biết những nghĩa trang này, nó đã có từ bao giờ vì chúng tôi chuyển đến đây đã thấy như vậy rồi, sau đó nhờ có một cơn mưa lớn làm xủi đất xuống, mọi người thấy cũng ngộ ngĩnh, bởi mặt đất dưới nấm mồ vẫn còn nguyên, phát hiện từ đó mới suy luận biết người đi trước làm mồ giả đề trốn làng, thế là người sau tiếp tục tạo những nấm mồ mới.

Nói chưa hết chuyện nghĩa trang, anh Hứa Bông Linh từ xa đi tới hỏi:
─ Tôi, tưởng mấy chú bỏ làng đi rồi chứ ? sao mà chia tay bạn bè bịn rịn lâu về thế ? thì ra mấy chú vào nghĩa trang, có phải La Minh nhớ vợ không ? hôm qua làm lễ nóng, hôm nay làm lễ nguội à ? Nhân đây tôi mời quí chú về nhà dùng cơm trưa .

Ông chủ làng, Hứa Bông Linh hỏi một lúc đến bốn câu toàn là đùa, ai cũng cười ồ lên, tôi liền Thưa:

─ Thưa anh Linh, nếu chúng em bỏ làng thì ít nhất phải có một số vốn trên 40 đôla, và nghĩa trang này không có ba nấm mồ của chúng em vì sợ anh bị hệ luỵ, còn một ý khác, em muốn 18.573 nấm mồ đứng dậy đùa dai với anh.

Tất cả đồng cười, anh Hứa Bông Linh không ngần ngại đáp :

─ Chú em mới đến đây gần 20 ngày mà đã biết hết tình hình trong làng này, thì ra La Minh và chú Vinh nằm vùng, báo cáo cho chú em chứ gì, hay thực. Thôi mời ba chú về nhà anh dùng cơm, xem như là một buổi chiêu đãi để cho mọi việc trong làng được êm chuyện, chúng ta về nhanh kẻo cơm canh nguội lạnh mất ngon.

Mọi người đồng cười gióng giả, Vinh thúc dục:
─ Vâng, chúng em vui mừng, thôi về nhà để chị Linh chờ.

Trong buổi cơm, có nhiều chuyện đáng nghe, nhất là chuyện anh Linh nói về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc và hoạt động của MTGPMN. Tôi hỏi anh Linh:
─ Thưa anh Linh, từ lúc em đến đây gặp anh và anh Bá, em cảm thấy rất thân thiện, tuy nhiên không dám hỏi thăm và không có dịp tâm sự như hôm nay, em xin mạng phép hỏi anh về một người mà anh có thể biết đó là ông Trương Như Tảng nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp của MTGPMN. Quý anh có liên hệ ít nhiều với ông ấy không ?

─ Ông Trương Như Tảng là thầy của chúng tôi đó, ông hướng dẫn chúng tôi hiểu biết về luật, ông chú ý về công tác Tư pháp, nhất là khuyên chúng tôi nên bảo vệ mạng sống mỗi khi bị sập bẫy, phải đối phó thế nào với VNCH, ngoài ra thầy còn hướng dẫn chúng tôi về chuyên môn Hoa vận. Từ đó chúng tôi hoạt động hữu hiệu hơn trong công tác Hoa vận, và Tư pháp. Theo chúng tôi hiểu Bộ Tư Pháp bảo vệ luật pháp, công lý, một trong ba quyền của một nước dân chủ, nhưng đảng CSVN lại hành sử trong bóng tối, dùng Tư pháp như chân tay đao phủ thủ, được quyền giết trước, báo cáo sau, những ai không có lợi cho CSVN đều giết sạch. Ở ông thầy thì khác, lấy Hoa vận làm mục tiêu tâm lý, thu phục nhân tâm hơn là giết người. Nói như vậy không phải là không có người chết bởi Bộ Tư Pháp, nhiều người bị giết do bọn máu lạnh Cục R của đảng CSVN, họ ra lệnh giết hằng chục ngàn người rồi đổ hết trên đầu ông Bộ Tư Pháp, đảng CSVN còn lợi dụng ông Bộ Trưởng trên danh nghĩa người Việt gốc Hoa đi thu hụi chết.

Hứa Bông Linh hít một hơi thuốc dài nói tiếp:
─ Hiện nay chúng tôi bặt tin ông Bộ Trưởng, không biết ông ở đâu, nếu gặp lại chúng tôi sẽ xem ông là người thầy như ngày nào và luôn kính trọng.

Nhân dịp thuận cho tôi, đang muốn tìm một thiện cảm mới nơi những cựu cán binh bất mãn đảng CSVN, như Thiếu tá Trương Hoán Tùng, Đại úy Hứa Bông Linh, Trung úy Phó Như Bá và có thể còn nhiều người khác, nói:

─ Thưa anh Linh, em nói về một phần gia đình ông Trương Như Tảng, còn về mặt chính trị thì em hoàn toàn không liên hệ, tuy nhiên em biết nhiều về ông bởi sau 1975, ông về Sài Gòn thường gặp nhau ăn cơm gia đình mỗi tháng một hay ba lần. Em với ông Tảng không cùng họ nhưng cùng một liên hệ bên bà ngoại, em gọi ông Tảng bằng anh Ba, anh Ba không có ý đi theo CS nhưng bị thuyết phục, hai nữa gia đình không chấp nhận, lúc anh Ba từ Pháp về Việt Nam đi thẳng vào bưng biền và được trao chức vụ Đại sứ Chính phủ Cách mạng Lâm thời văn phòng đặt tại Nam Vang, sau đó mới giữ chức Bộ Tưởng Tư Pháp, về phần gia đình có rất nhiều người phục vụ dưới chế độ VNCH, tự dưng anh Ba theo CS trở thành hai chiến tuyến trong gia đình, nhưng mạnh ai nấy thờ lý tưởng của mình, sở dĩ CS lợi dụng anh Ba là để đối đầu với người trong gia đình, đang là thành viên cao cấp của chính quyền Quốc Gia, tiếp theo đảng CSVN đánh bóng anh Ba thành người Việt gốc Hoa do có họ Trương, thực tế anh Ba không có máu Hoa, sau 1975 CSVN bài Hoa, thế là huynh đệ họ Trương vượt biên, nghe người ta nói anh Ba đang ở Paris và có viết một cuốn sách ( Memoires D'un Việt Cộng ). Hiện nay em chưa biết giữa anh Trương Hoán Tùng có liên hệ thế nào với anh Ba không thì em chịu thua.

Hứa Bông Linh liền đáp:
─ Cả năm nay chúng tôi chưa gặp nhau, nhân dịp này chú em đi tìm gia phả của đại ca Trương Hoán Tùng quá nhiên đúng lúc, chuyện này không khó hãy đi một chuyến là biết ngay, thế thì chú em có ý này không ?

Tôi mở cờ trong lòng phổi, cũng đã có ý trở lại thăm anh Dũng chị Hồng, và quan trọng nhất liên hệ mật thiết với anh Trương Hoán Tùng, mới có cơ may tìm được những địa danh chiến tranh và tọa độ lãnh thổ biên giới của Việt Nam bị mất vào tay bành trướng Bắc Kinh, tôi không chần chờ liền đáp:

─ Thưa anh, có thể hai ngày sau anh em mình lên đường, chuyến đi này gặp lại anh Trương Hoán Tùng, có lẽ anh ấy sẽ rất ngạc nhiên.

─ Chú em nói rất hảo ý của tôi, như vậy thằng Phó Như Bá cùng đi với chúng mình, vì không thể thiếu y trong chuyến đi này được.
─ Thế thì càng vui và hổ trợ cho nhau trên đường đi.

Hứa Bông Linh nói tiếp:
─ Tôi nhờ Vinh, về nói lại với Bá, chuẩn bị hai ngày nữa là đi thăm đại ca Trương Hoán Tùng.

Thế là tôi có đến ba người am tường địa danh chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, hỏi:

─ Thưa anh Linh, chúng ta phải đi và về con đường nào ngắn nhất, vì em cần tranh thủ thời gian, chỉ còn 9 ngày ở trên biên giới này.

─ Dễ thôi, đi đường chiến hào 1, dành riêng cho biên phòng địa phương, chú em phải lấy giấy tờ của La Minh và giả bệnh truyền nhiễm là không có vấn đề gì cả, chúng ta sẽ đi trên đường chiến hào mất 6 ngày, đi và về bằng xe hỏa 24 giờ, thăm viếng đại ca Tùng 2 ngày, thế là trọn thời gian 9 ngày của chú em.

─ Cảm ơn anh Linh.
Chúng tôi ra về, chào tạm biệt cả nhà anh Linh, ngoài trời đã tà tà bóng.

Thêm một ngày, chúng tôi đã đi qua 3 ngôi làng người Việt tị nạn, trên lãnh thổ cũ Việt Nam, nay thuộc Trung Quốc. Tính đến nay đã ngày thứ 20 đi thực thế, tiếp nhận được mỗi ngày, mỗi chuyện ngoài nhân gian khó tin nhưng nó là sự sống thực hằng ngày trên biên giới do CSTQ quản lý. Một ngày đi qua thấy dấu vết chiến tranh còn nguyên chưa đi vào lịch sử, chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc tại nơi này đem lại cho tôi cái nhìn bao quát về lãnh thổ Việt Nam, tôi rất hy vọng được biết càng nhiều càng tốt, bởi lãnh thổ là xương máu của ông cha tạo ra đã bao ngàn năm mới có hôm nay, lịch sử dân tộc Việt Nam không có lý do nào để lãnh thổ bị bào mòn dưới chế độ CSVN.

Huỳnh Tâm
Paris 31/01/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét