Huỳnh Tâm
"...Tính ra đã có hơn 6 cuộc chiến giữa Việt Nam-Trung Quốc
và cho đến nay đảng cộng sản vẫn chưa đưa những cuộc chiến này vào quân sử Việt
Nam. Chiến tranh biên giới đưa đến mọi sự ngổn ngang trong lòng chế độ. Riêng
người dân đặt lại nhiều nghi vấn: Việt nam đã mất bao nhiêu phần đất biên giới
và vì nguyên do nào Trung Quốc chiếm biển Đông và những cửa sông, cửa biển..."
Bản tin của Tân Hoa Xã tiết lộ: Cuộc chiến tranh này do Trung Quốc
khiêu khích Việt Nam, một số nhà phân tích quốc tế đã chỉ ra rằng: Bắc Kinh khó
biện hộ tính chính đáng của mình về một trong những lý do đưa đến 15 năm chiến
tranh biên giới, cuối cùng Trung Quốc chỉ nhận được "chiến thắng bên lề".
Trong đó có năm 1979 "phản công tự vệ" chống lại Việt Nam, bao gồm
các cuộc xung đột quân sự đưa đến chiến tranh biên giới 15 năm (1984-1999).
Theo số liệu báo cáo không chính thức của Quân ủy Trung ương (CPC) Trung Quốc,
có hơn 60.514 nghìn binh sĩ thương vong. Trung Quốc báo cáo hộ cho phía Việt
Nam có hơn 30.005 nghìn người thương vong, tỷ lệ thương vong trong chiến tranh
Việt Nam là khoảng 1:2. Thực tế Trung Quốc và Việt Nam công bố con số thương
vong ảo, cần điều chỉnh lại, và phải nhân lên năm lần mới chính xác.
Trung Quốc mở cuộc chiến tranh, xua quân lên đến 11 Quân đoàn, xâm
lăng xuyên qua lãnh thổ chiếm 6 tỉnh phiá Bắc biên giới Việt Nam. Nguồn: Quân ủy
Trung ương Trung Quốc (CPC).
Tính ra đã có hơn 6 cuộc chiến giữa Việt Nam-Trung Quốc và cho đến
nay đảng cộng sản vẫn chưa đưa những cuộc chiến này vào quân sử Việt Nam. Chiến
tranh biên giới đưa đến mọi sự ngổn ngang trong lòng chế độ. Riêng người dân đặt
lại nhiều nghi vấn: Việt nam đã mất bao nhiêu phần đất biên giới và vì nguyên
do nào Trung Quốc chiếm biển Đông và những cửa sông, cửa biển. Đảng và nhà nước
che giấu sự thật không công bố, nên người dân không thể chấp nhận được những
hành vi âm thầm hủy hoại đất nước. Người dân không còn cách nào khác là tự bột
phát xuống đường nói lên tinh thần dân tộc. Trong khi ấy đảng và nhà nước chống
lại ý của nhân dân, không cho nhân dân tập hợp xuống đường để phát biểu ý kiến
và nguyện vọng của mình. Vận mệnh của Tổ quốc không thể phó mặc cho riêng đảng
Cộng sản.
Vì tiền đồ của đất nước, người dân đã tự phát đứng lên để biểu hiện
quyền thiêng liệng của một dân tộc cần phải có. Một buổi sáng sớm trong lòng thủ
đô Hà Nội, với một số lượng đông đảo người dân đã diễn hành biểu lộ tinh thần
yêu nước, chỉ vì muốn biết sự thật trước và sau cuộc chiến tranh biên giới. Cho
đến nay, nhân dân kiên nhẫn chờ đợi quá lâu, bày tỏ nguyện vọng muốn đảng và
nhà nước hồi âm về những sự kiện lãnh thổ và biển đảo, nhưng tất cả đều vô vọng.
Có thể nói lịch sử của đất nước đang đi vào ngõ hẹp đen tối do đảng và nhà nước
vô cảm. Đất nước đã trải qua 15 năm chiến tranh với Trung Quốc, kết quả biên giới
tan tác, biển đảo thu hẹp, nhân dân điêu linh. Nước Việt Nam mất đất, mất người,
nhân dân trắng tay, thời cuộc quá điên đảo. Người dân bức xúc trổi dậy, lúc 10
giờ sáng, ngày 16 tháng 2 năm 2014. Hơn 150 người dân Hà Nội đã không quên được
ngày Trung Quốc xua quân xâm chiếm biên giới Việt Nam. Năm nay kỷ niệm 35 năm
[1979-2014] chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc tại 6 tỉnh phía Bắc. Ngày nay dân
Việt vẫn còn đau đớn khôn nguôi.
Nhân dân không quên 1979-2014
Lâu nay, những cuộc xuống đường của nhân dân Việt Nam, vốn bất bạo
động, chỉ nghiêng mình tưởng nhớ, ghi công những anh hùng, liệt sĩ từng dâng hiến
đời mình cho Tổ quốc. Người chiến sĩ ra đi không trở lại, đáng để cho nhân dân
chiêm ngưỡng, bởi họ là những người con thiêng liêng của Tổ quốc. Và nhân dân kỷ
niệm 35 năm trước, đó là điều hiển nhiên theo quy luật sống của dân tộc. Đảng cộng
sản không có lý do gì để nghiêm cấm nhân dân xuống đường. Tuy nhiên đảng cộng sản
Việt Nam đã nhận chỉ thị của Bắc Kinh nhằm "Chống biểu tình". Họ xem
Trung Quốc là đất mẹ và dâng hiến lãnh thổ của Việt Nam cho kẻ xâm lăng. Rõ
ràng đảng CSVN đã đồng lõa với Trung Quốc, có hành động phản quốc ngăn cấm
nhân dân tri ân những anh hùng đã vì nước hy sinh!
Bà và Cháu không quên 1979-2014
Trung Quốc cho rằng cuộc chiến biên giới 1979 là một cuộc chiến
"phản công, tự vệ", là chính đáng. Nhưng sự thực chưa bao giờ có một
người lính biên phòng nào của Việt Nam bước vào lãnh thổ của Trung Quốc, chỉ thấy
11 quân đoàn Trung Quốc xăm lăng lãnh thổ Việt Nam. Phân tích cụm từ "phản
công, tự vệ", chúng ta thấy tự nó tố cáo đích danh kẻ "vừa ăn cướp, vừa
la làng".
Trong cuộc chiến khởi sự ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đưa
ra những yếu tố mơ hồ và xua 11 quân đoàn Trung Quốc đã tiến sâu vào lãnh thổ
Việt Nam hơn 30km, của 6 tỉnh phiá Bắc Việt Nam. Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Sự kiện này cho thấy Trung Quốc đã có dã tâm muốn
đất nước Việt Nam co hẹp lại trong thời gian ngắn 30 ngày. Nếu Trung Quốc thực
sự muốn bảo vệ biên giới vì hoà bình thì quân đội phải dừng tại biên giới có cột
móc theo "Hiệp ước Pháp Thanh 1885".
Một dân tộc nhân bản xuống đường với khẩu hiệu "Nhân dân
không quên 1979-2014", thế mà cũng bị nhà nước cản trở. Rõ ràng chính quyền
Việt Nam sợ hãi Bắc Kinh và tìm đủ mọi cách ngăn chặn lễ truy niệm này. Nhà nước
còn táng tận lương tâm gửi thư rơi đến nhà của những người xuống đường, bằng lời
lẽ khủng bố của kẻ nô lệ ngoại bang ra tay đàn áp chính nhân dân của mình.
Chúng tôi không quên 1979-2014
Thực ra, nếu không có đôi mắt quốc tế, Trung Quốc đã nuốt không
nhai 6 tỉnh trên, từ ngày 17 tháng 2 năm 1979. Chính vì nguyên do đó, đến năm
1984 Trung Quốc mở cuộc chiến tranh lần thứ hai kéo dài đến 1999 mới chiếm đưọc
vùng núi chiến lược trọng yếu nhất của Việt Nam, như dãy Lão Sơn có 4 đỉnh núi,
chạy dài từ tỉnh Lào Cai cho đến tỉnh Hà Giang.
Vào thời điểm đó, 11 quân đoàn Trung Quốc tiến thẳng vào lãnh thổ
Việt Nam qua hai hướng, Quảng Tây, Vân Nam, và còn 3 tập đoàn trừ bị bên kia
lãnh thổ Trung Quốc. Chiến tranh đem thiệt hại nặng nề nhất đến cho Việt Nam
trong lịch sử cận đại. Cho đến nay Trung Quốc và Việt Nam không chính thức
công bố thương vong, tuy nhiên nghĩa trang mọc lên như nấm. Có quá nhiều chiến
hào đã trở thành mồ chôn tập thể binh sĩ thương vong, thủ tiêu binh sĩ cũng là
một cách khai báo mất tích ngoài chiến trường. Cuộc chiến này quá tàn nhẫn đối
với nhân sinh.
Chị và Em không quên 1979-2014
Khoảng 150 thành viên xuống đường rất khôn ngoan, tạo ra những ấn
tượng tốt cho buổi lễ, mang tính văn hóa có tổ chức và tinh thần bất bạo động
đúng theo tiêu chuẩn Dân Chủ. Trong buổi xuống đường, nhân dân Hà Nội long trọng
khánh thành tượng đài hoa (NHÂN DÂN KHÔNG QUÊN 1979-2014). Dù đảng và nhà nước
Việt Nam vận dụng mọi khả năng để "chống biểu tình". Trung Quốc nỗ lực
phối trí an ninh qua đường ngoại giao tế nhị, bảo trợ cho một số người con của
đảng, nhảy múa trước tượng đài lịch sử Lý Thái Tổ. Nơi này được xem là nơi
thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, thế mà vẫn bị Trung Quốc nhục mạ quá đáng bằng
cách tạo mưu nhảy múa "chống biểu tình".
Anh không quên 1979-2014
Trước tình hình này, nhà nước Việt Nam và Trung Quốc không muốn
hai sự kiện nổi cộm xảy ra trong thời kỳ nhạy cảm "Kỷ niệm 35 năm chiến
tranh biên giới Việt-Trung" và "Kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng
Sa". Bắc Kinh giúp Hà Nội thực hiện kỹ thuật "điều trị cảm lạnh Việt
Nam", một phương thức chống biểu tình hữu hiệu nhất hiện nay!
Em không quên 1979-2014
Hoa Nam đã kết hợp với đảng trưởng TP Hà Nội, tổ chức "Chống
biểu tình" (反示威- Phản kỳ uy). Người dân không hề hình dung được kế hoạch
"Chống biểu tình" của nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền đã bị mua chuộc và
sẵn sàng bán đứng dân tộc Việt Nam. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chúng tôi
được biết vài sự kiện trong ngày 16 tháng 2 năm 2014:
Nhà nước Việt Nam chính thức tham khảo tin tức với Trung Quốc về
việc "chống biểu tình", theo tổng quan "chống nhân dân" và
kế hoạch Hai "Phản biểu tình, những ai chống Trung Quốc".
Thanh niên Việt Nam không quên 1979-2014
Báo cáo của Trung Quốc cho biết: "Đây là những liên kết chặt
chẽ với các lực lượng người Việt Nam chống Trung Quốc, nên hai đảng thận trọng
hơn trong sự nghiệp, vì những người này đôi khi tạo ra nhiều "lỗ thông
hơi" trên các vấn đề quốc tế, do sự bất mãn của nhân dân Việt Nam, đang đối
đầu với đảng và chính phủ" (这些与西方有着密切联系的越南反华势力应该引起中越双方的警惕,因为这些人有时候更多的是借国际问题宣泄对国内政府的不满). [1]
Nếu đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam cần tư liệu tối mật này để
lưu trữ, chúng tôi sẽ kính biếu. Ngoài ra còn có bản kế hoạch thứ 2 do đảng ủy
TP Hà Nội thực hiện nhắm vào đánh phá người yêu nước và nêu rõ họ tên và cơ
quan của những người này.
Đảng và nhà nước đã quên anh, tuy nhiên nhân
dân không quên, em viếng
mộ chí của anh nhân dịp 35 năm (1979-2014).
Một công hàm của Bắc Kinh gửi cho đảng cộng sản Việt Nam, có nội
dung như sau: Cho phép và giới hạn tổ chức những ngày lễ kỷ niệm chiến tranh:
"Khuyến khích chính phủ Việt Nam tiếp tục tổ chức kỷ niệm ngày đánh bại
quân đội Pháp và Mỹ, nhưng không được phép tổ chức ngày lễ kỷ niệm cuộc chiến
tranh biên giới Trung-Việt 1979-1999. Nếu kỷ niệm chiến tranh Trung Quốc-Việt
Nam sẽ có hiệu ứng của các cựu chiến binh tức giận". (报道说 : 越南官方曾庆祝击败法国和美国军队的活动,但从未举行过纪念中越边境战争的活动,令老兵和活动分子大为不满).
Vì đất nước toàn dân không quên 1979-2014
Chính phủ Việt Nam gửi báo cáo về Bắc Kinh:
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra trong quá khứ và
tương lai, dù lớn hay nhỏ, đều được chính phủ Việt Nam giải tán, nhưng bây giờ
Việt Nam muốn thay đổi kịch bản khác, hầu tránh nguy cơ lây lan trên những
trang website và mạng xã hội, tuy nhiên chính phủ Việt Nam có kế hoạch "Chống
biểu tình" ngoạn mục hơn, và phù hợp với tình thế mới. Tránh không cho người
dân Việt Nam hô hào: Việt Nam là chư hầu Trung Quốc, mục đích tránh nhân dân Việt
Nam giận dữ, hay có nguy cơ bùng phát chủ nghĩa dân tộc vào thời điểm này!
Ngày 16/2/2014, tưởng niệm 35 năm chiếm tranh
biên giới Việt
Nam-Trung Quốc, nhân dân Hà Nội long trọng khánh thành tượng đài
hoa NHÂN DÂN KHÔNG QUÊN 1979-2014.
Ngoài ra còn có những báo cáo về các cuộc biểu tình bên ngoài nước
Việt Nam:
Trung Quốc chính thức tổ chức kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên
giới Trung-Việt về cơ bản Trung Quốc vẫn tổ chức như mọi năm, tuy nhiên năm nay
truyền thông bình luận ít hơn, trái lại hoạt động tuyên truyền trong dân gian
nhiều hơn năm trước và cổ động viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ.
Báo cáo của Hoa Nam, khốn thay cho nhân dân Việt Nam đã ghi:
‒ Nhà nước Việt Nam tổ chức "Chống biểu tình" để tránh mọi
vi phạm cam kết với Bắc Kinh.
Nhân dân cầu nguyện anh linh chiến sĩ trận vong của Tổ quốc.
Nhân dịp kỷ niệm 35 chiến tranh, Trung Quốc kêu gọi: "Nhân
dân đoàn kết và tin tưởng đảng trẻ hóa linh hồn Trung Quốc". Bắc Kinh còn
đưa ra chiến lược quốc tế do Viện Phát triển Đại học Thanh Hoa Trung Quốc thực
hiện tuyên truyền: "Cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt Nam thuộc về lịch
sử, về "Điều của quá khứ, nung đúc cho tương lai".
Ngày 16/2 /2014, những phương tiện truyền thông của nhà nước
Việt Nam, loan tải rất ít về cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Cũng không hề đề cập đến các cuộc biểu tình do nhân dân Việt Nam kỷ niệm 35 năm
chiến tranh. Đặc biệt Bộ Ngoại giao Việt Nam không bình luận một lời nào đối với
Trung Quốc.
Nhà nước tổ chức "phản biểu tình", bằng cách tập hợp
những kẻ sống
về đêm nhảy muá trước tượng đài Lý Thái Tổ. Do đó nhà thơ Thái Hữu Tình đã sáng tác một bài thơ, miêu tả vận mệnh đất nước: Vong quốc nô nhảy bài… Vong quốc vũ!
"…Nay đến ngày kỷ niệm
Không quốc tang, quốc lễ, quảng trường
Không một nén nhang
Tri ân những anh hùng tử trận?
Lại xua một lũ “bất tri vong quốc hận”
Nhảy múa lăng nhăng cho đẹp ý quân thù!
Hà nội hay Bắc kinh ra lệnh,
Tổ quốc tồn vong ai có biết?
Bốn nghìn năm sao người Việt bỗng hèn ngu?
Họ múa điệu gì vậy?...”
Không quốc tang, quốc lễ, quảng trường
Không một nén nhang
Tri ân những anh hùng tử trận?
Lại xua một lũ “bất tri vong quốc hận”
Nhảy múa lăng nhăng cho đẹp ý quân thù!
Hà nội hay Bắc kinh ra lệnh,
Tổ quốc tồn vong ai có biết?
Bốn nghìn năm sao người Việt bỗng hèn ngu?
Họ múa điệu gì vậy?...”
Thơ :
Thái Hữu Tình
Trong khi ấy, cũng ngày này Nhà nước Trung Quốc
rầm rộ khoa trương còn
hơn quân giặc kéo vào biên giới Việt Nam, kỷ niệm 35 năm Quân đội Nhân
dân Trung Quốc chiến thắng "phản
công, tự vệ" 1979-1999,
tấn công Việt Nam. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Tân Hoa Xã mở cổng thông tin tuyên truyền tối đa, kết quả người
dân Trung Quốc hận thù Việt Nam cho rằng Việt Nam xâm lăng Trung Quốc. Cả đất
nước Trung Quốc tổ chức hội thảo, thuyết trình về những đề tài nhạy cảm về biên
giới, đất liền, hải đảo, biển đông, phân tích chiến tranh, nhắc lại "dạy
cho Việt Nam bài học", chương trình giáo dục học đường. Và một loạt báo
cáo liên quan đến tài liệu lịch sử chiến tranh Việt Nam. Cùng ngày họ đưa lên mạng
hiển thị nhắc nhở quá khứ chiến tranh. Trung Quốc còn tạo điều kiện cho thương
binh, gia đình liệt sĩ viếng thăm nghĩa trang, đốt hương trần nghi ngút, trong
nghĩa trang phát thanh những tiếng khóc ai oán, khuyến khích thù hận và nhớ chiến
tranh. Quả nhiên họ đã thành công trong việc khích động lòng yêu nước, một khâu
trọng yếu chiến lược nhân dân, còn nhà nước Việt Nam đã tự nó bộc lộ sự hèn hạ!
Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho người
dân viếng thăm nghĩa trang
liệt sĩ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 1979-1999. Trái lại nhà nước Việt Nam đàn áp không cho người dân thực hiện lòng ngưỡng một anh hùng trong cuộc chiên tranh! Nguồn: Tân Hoa Xã.
Đất nước Việt Nam trôi nổi với vận mạng thế giới. Xưa nay vẫn có
những quốc gia lân bang thường xung đột biên giới với nhau, kéo dài nhiều thập
kỷ thăng trầm, tốt hay xấu tùy thời. Ngày nay trong trào lưu thế giới việc
giành giựt không còn cần thiết nữa, bởi vì chiến tranh chỉ đưa đến hậu quả thù
hận và tổn thương giữa hai dân tộc. Chọn lựa mới về ngoại giao giải quyết lợi
ích cho từng quốc gia, không theo thế kỷ trước (20) để gác bỏ mọi giải pháp bằng
chiến tranh. Tuy nhiên lịch sử vẫn phán xét những người lãnh đạo đương quyền đã
gây ra chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc.
Hai đảng cộng sản Việt Nam-Trung Quốc đã từng uống máu ăn thề với
nhau, giữ trọn "tình đồng chí, tình anh em", thế nhưng tình đó chỉ là
lớp phấn son bên ngoài. Trung Quốc tự gắn cho mình vai trò đàn anh và luôn suy
nghĩ rằng đã từng hỗ trợ đáng kể cho Việt Nam, từ gạo muối đến vũ khí, tất cả
những điều này đã được ghi vào lịch sử. Thực chất Trung Quốc muốn cảnh cáo Việt
Nam: "Tao tặng một khi mày khó khăn, nay kể ơn triệu lần cũng không quá
đáng". Trung Quốc muốn Việt Nam tụng câu kinh "ơn nghĩa" trước
khi đi ngủ, không khác nào Trung Quốc tự cho mình có quyền sử lý một phần lợi
ích trên đất nước cộng sản vừa cướp được chính quyền.
Nhân dân Việt Nam hằng mong mỏi muốn biết những phần lãnh thổ đã bị
mất, nhưng trái lại đảng cộng sản ngoan cố nhất định không cho biết. Không những
thế họ thậm chí bịt miệng nhân dân, đưa người vào tù, và đen tối hơn nữa thủ
tiêu người dân đã từng bức xúc lên tiếng vì lòng yêu nước.
Đương nhiên, nguyên nhân sâu xa đó đưa đến tình trạng đối nghịch
giữa nhân dân với đảng. Một ngọn lửa trong lòng nhân dân đang ươm nóng, rồi có
ngày hừng hực đốt cháy những ai ngăn trở lòng yêu nước thiêng liêng của dân Việt
Nam. Chắc chắn ngày đó phải đến rất gần một cách bất ngờ không lời hẹn để đánh
dấu lịch sử đã sang trang.
Huỳnh Tâm
Ghi
chú:
[1]
Một điểm chung khác, sau khi chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 vừa chấm
dứt, dân tình Việt Nam chưa ổn định, tình thế quốc gia chưa kịp phục hồi, Trung
Quốc liền mở "khúc dạo đầu" chiến tranh khốc liệt vào năm 1984-1999.
Thay cho lời cảnh cáo: không cho phép Việt Nam thực sống trong thanh bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét