Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 8 (Huỳnh Tâm)

ÿ  Huỳnh Tâm
Quân biệt kích và tình báo Trung Quốc,xâm nhập vào Việt Nam năm 1965 Nguồn: Tình báo Hoa Nam

“…Đôi khi người ta ca ngợi phụ nữ Việt Nam rất đẹp, chứ người ta đâu có biết bây giờ khuôn mặt của họ, ẩn chứa bi thảm, người ta đâu biết phải mạnh mẽ để có chén cơm thừa mỗi ngày của đảng, cái duyên dáng của người phụ nữ đã mất từ khi có Bác Đảng...”
Tôi là người Sài Gòn nên không biết gì về miền Bắc, càng không biết người dân sống dưới chế độ Cộng sản, Xã hội Chủ nghĩa. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi mới có cơ hội làm 2 cuộc hành trình 8 tháng xuyên Việt, có đi thăm viếng miền Bắc mới biết dân tình khao khát những gì và đời sống của người dân thế nào. Chúng tôi vừa đến Hà Nội, hôm sau đi Tây Bắc rồi đi Đông Bắc, sau đó về Hà Nội đi xuôi Nam đến Nghệ An thăm mẹ của giám đốc nhà máy thép Long Biên Thủ Đức. Qua 2 cuộc hành trình và có dịp tiếp cận đời sống thực của dân mình, có thể nói tạm hiểu biết thân phận nhân dân miền Bác vào thời 1978. Có một điều trong ký ức của tôi không thể quên chân dung bà mẹ Thái Nguyên khuôn mặt chữ điền tuyệt phúc hậu, vì thời thế phải chấp nhận gió xương, da mặt nám nắng, sạm sám, nổi lên từng đường hằng nếp nhăn như da trâu, người già trước 62 tuổi đời, ăn mặc tả tơi, thân thể không đủ che sương gió, đôi lưng đã còng không còn sức lao động, thế nhưng mẹ vẫn phải sống, chỉ vì hy vọng những người con trai sau khi chinh chiến trở về, mẹ chờ mãi đến tháng 10 năm 1978.

Tôi xuất hiện không phải trước mặt mẹ, bởi lúc đó đang muốn qua bên kia khe suối chụp vài tấm ảnh lũy tre đầu làng miền Bắc, không ngờ có người phát hiện, một tiếng gọi lớn của người phụ nữ, giật ngược người, bảo rằng:
‒ Cháu đừng bước thêm nữa nhé, vào đó là phanh thây bỏ xác, hãy đi ra gấp.
Tôi giật nẩy người thối lui đôi chân mà lòng hồi hộp, ra khỏi khe suối mới biết chân đã bước vào con đường mòn Hồ Chí Minh, lúc bấy giờ con đường này còn được xem bí mật quốc phòng. Thực sự lúc này lòng sửng sờ, thấy đôi mắt bà lão nhìn tôi một cách lạ thường rất châm chú và nói:
‒ Cháu từ đâu đến, tại sao lại vào đến đây được, con đường quốc cấm, thường dân không được lai vảng ở đây, cháu mau theo bà ra khỏi nơi này, đứng đây làng chàng công an bắt đấy.
Nghe qua cách nói của bà cũng đủ khẩn trương, trên trán đổ mồ hôi, cả người cảm nhận hơi ớn lạnh, trong lòng dồn dập suy nghĩ: Trên đường khó tránh gặp dữ, may thay gặp được lành, kéo lại đôi chân. Nhờ tiếng gọi của một bà lão xa lạ, tôi mới an toàn, và hối hả bước nhanh ra khỏi đường mòn Hồ Chí Minh. Hai mươi (20) phút sau ra đến chợ huyện Dọc Hanh, bình tĩnh lại, có dịp ngắn nhìn bà lão trước khi lên xe đi Cao Bằng, tôi hỏi:
‒ Thưa mẹ, mẹ ở làng này ạ.
‒ Không, tôi ở làng trên, cách con suối khi nãy nửa giờ đường bộ, ra tĩnh phải đi ngang qua đó. Bà hỏi tiếp:
‒ Thế cháu người miền Nam à.
‒ Dạ phải ạ.
Bà lão nhận diện rất tài tình, không cần chuyên nghiệp tình báo, bởi vậy tôi có vài người em trước năm 1975 nhảy toán ra Bắc đều bị phát hiện! Trước khi khởi hành tôi âm thầm muốn mua một bộ quần áo tốt nhất tặng bà mẹ, làm lễ tạ ơn. Hiện đang đướng trước chợ huyện, người ta nói: Chợ này lớn nhất trong vùng gan thép Thái Nguyên, chợ ở đây còn thua chợ làng miền Nam, tiếng nói chợ cho oai, chu vi chợ chưa đầy 60 m², đi 2 phút đã giáp một vòng, tại chợ chỉ thấy hơn 30 người, kẻ buôn người bán, lèo tèo thúng mẹt, bán nào là phụ tùng xe đạp cũ, vài lều tre bán quần áo, vài sạp bán rau, và một cafe chồm hổm. Đến lều bán quần áo phụ nữ cũ, lựa hết ba mẹt, chẳng có bộ quần áo nào nên hồn, tìm mãi vẫn không hài lòng, cuối cùng mua tạm một cái áo và một cái quần khá nhất, người chủ đưa giá 100 đống, tôi trả giá 50 đồng, nếu bộ đồ này tại chợ Khu Dân Sinh, Sài Gòn, bỏ trong đống vải rách phế thải, nều có ai xin, họ sẽ biếu không lấy tiền, còn cảm ơn nữa là khác.

Chợ huyện Dọc Hanh - Ảnh: Huỳnh Tâm

Tôi tặng mẹ một bộ quần áo. Bà ngỡ ngàng, đôi mắt rướm lệ, tay đưa lên gạt nước mắt vừa lưng đôi mi, phát ra những tiếng nấc nhẹ, chứa cả không gian cảm động, bà nói:
‒ Bộ đồ này mẹ chưa bao giờ mặc qua, bởi của những nhà đảng mới có, nó quá đắt đỏ, cả đời dành dụm cũng khó mua được. Bà lập đi lập lại mấy lần:
‒ Không tưởng tượng nổi, đời mẹ như mơ.
‒ Thưa mẹ, con xin phép bỏ bộ đồ cũ nhé.
‒ Đừng chớ, bộ đồ này mượn của người làng đó, cháu ạ.
‒ Thôi cũng được, mẹ đem về trả lại cho người làng, mẹ hãy mặc bộ đồ này ra tỉnh, thế nhưng ra tỉnh có xa không và mẹ đi bằng phương tiện nào?
‒ Đi bộ từ sáng đến trưa là đến tỉnh, sau khi hết việc, trở về nhà đúng lúc trời vừa chạng vạng.
‒ Còn mẹ ăn uống ra sao?
‒ Cháu xem, bộ đồ cũ không có túi áo, chỉ có tay không làm bạn, thử hỏi tiền đâu mà ăn, tối nay mẹ ăn khoai trừ cơm.
‒ Đúng là mẹ sống hoàn toàn vô sản, vậy mẹ ra tỉnh có việc gì vậy.
‒ Không dối gì, mẹ có hai thằng con trai đi bộ đội, đến nay đất nước đã hòa bình mà chưa thấy chúng nó về, mẹ nghe nói "Sinh Bắc tử Nam" tuy nhiên mẹ không tin điều đó, nhẽ nào chúng nó chết hết.
Nước mắt của bà tự trào, tôi nói:
‒ Thôi mẹ, bây giờ chúng con chở mẹ ra tỉnh và trưa nay ăn cơm ở đó.
Từ chợ Dọc Thanh ra tỉnh 10km, trên đường đi, bà kể chuyện người phụ nữ miền Bắc.
‒ Khi còn trẻ, nhà mẹ khá giả, ăn mặc cũng lụa là, đến năm 20 tuổi, tức (1945) mẹ lập gia đình với một chàng trai bộ đội, từ đó gia đình mẹ xuống cấp, tài sản phải dâng hiến Bác Đảng để nuôi cách mạng. Nói đến đây mẹ nhớ năm 1945 cho đến nay người phụ nữ miền Bắc rất khổ, ăn mặc giản dị, tiết kiệm, ít ai mặc áo khoác, dù trời lạnh buốt, nếu ăn mặc quần áo vải là rất lãng phí. Đặc biệt phụ nữ ở đây biết cần cù mà không có việc làm, tuy rằng ở nông thôn nhưng không có tấc đất nào để tự lực cánh sinh, bởi tất cả của hợp tác xã, sống với hợp tác xã lâu năm biến thành vô sản, do đó đàn bà con gái lọng lòng tham, tham nhũng từ đó phát sinh, trong nhà tù cán bộ nhiều hơn nhân dân.
Nói về nam giới như chồng của mẹ đã tử trận Điện Biên, bởi vì hầu như tất cả những người đàn ông trẻ và khỏe mạnh đều tử sinh trên chiến trường. Tất cả những người vợ trẻ phải chịu hướng dẫn của Bác và Đảng, thay cho nam giới làm việc lao động nặng, như lấp mở đường giao thông, sản xuất nông nghiệp, hầm mỏ, trồng hái trà, cày cấy ngô khoai, đục đá, vận tải xe thồ, chăn nui gia súc. Bác và Đảng thường ca ngợi phụ nữ vinh quang chống Mỹ cứu nước, nói chung lực lượng phụ nữ đóng vai chính trong xã hội, thay mặt cho chồng con lao động. Đôi khi người ta ca ngợi phụ nữ Việt Nam rất đẹp, chứ người ta đâu có biết bây giờ khuôn mặt của họ, ẩn chứa bi thảm, họ ca ngợi phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ, chứ người ta đâu biết phải mạnh mẽ để có chén cơm thừa mỗi ngày của đảng, cái duyên dáng của người phụ nữ đã mất từ khi có Bác Đảng.
Đến đây tôi vội hỏi:
‒ Thưa mẹ, ra tỉnh có việc gì vậy?
‒ Đi khiếu kiện tìm con, đất nước đã hoà bình 3 năm chẵn chòi, thế mà không nhận được tin tức của 2 đứa con trai, trong khi ấy, con cái của người làng đã về, tuy có người "Sinh Bắc tử Nam" nhưng vẫn nhận được tin, còn mẹ cứ trong con như thế này làm sau sống được!
Nhìn kỷ đôi mắt của mẹ đã khóc quá nhiều vì hai người con đi bộ đội, và đôi chân nứt nẻ, có những lớp da bị đất bám khằng sâu, thâm đen, bàn chân bè ra như dạng người thượng cổ, móng chân cúp lại không khác chân loài chim đại bàn, vẻ diễm lệ của mẹ hầu như biến mất tự khi nào, đến nỗi nét đẹp của một bà lão cũng không còn hiển hiện!
Xe chúng tôi vào trung tâm tỉnh, tìm nơi dùng cơm trưa, đến tiệm cơm lớn nhất tỉnh, chỉ có những cán bộ cao cấp mới có can đảm vào, thực đơn cao lương nhất chỉ vài trứng gà, cá canh rau, mỗi người vài gắp thịt là hết. Mời mẹ dùng cơm chung, trông thấy bà hơi ái ngại, mẹ chống đôi đủa thưởng thức sức ăn ngon lành của chúng tôi, bởi khi sáng không điểm tâm đến trưa mới dùng cơm cho nên thi nhau ăn ào ào, riêng mẹ ăn từng miếng cơm như thể thưởng thức hạt ngọc của trời, bà nói:
‒ Hơn 42 năm, chưa từng được ăn một buổi cơm như thế này, cơm ngon chi đâu.
Bà mẹ vừa ăn vừa đổ lệ, nói tiếp:
‒ Không phải riêng một mình mẹ thiếu ăn, mà hầu như cả nước cũng đều như vậy, chỉ cần thấy người là biết đói ăn đói mặc, thế nhưng Bác Đảng báo cáo và lên lớp lúc nào cũng dư ăn dư dụng.
Sau buổi cơm, chúng tôi làm một phần ăn chiều cho mẹ, chúc mẹ sức khỏe, bình an, hy vọng nhận được tin vui, tăng cường cho mẹ một ít tiền dằn túi và chia tay.
Tình cờ tôi gặp lại ông Tý, Giám đốc lò luyện kim, gang-thép Lưu Xà, tỉnh Thái Nguyên (1978). Chúng tôi đề cặp với ông Tý về chế độ liệt sĩ, để rồi vỡ lẽ nhận biết đảng viên tham nhũng xương trắng của gia đình liệt sĩ. Ở miền Bắc tham nhũng theo từng giai cấp, Bác Đảng không tài nào khai tử được, người dân ví von: "Càng đánh tham nhũng nó càng bành trướng như giặc Tàu". Những gia đình có con đi bộ đội, đến nay chưa về tất nhiên đã "Sinh Bắc tử Nam", bây giờ bà mẹ còn hy vọng tìm con, bằng cách đi "kiện củ khoai" cộng sản.


Quân biệt kích và tình báo Trung Quốc, xâm nhập vào Việt Nam năm 1965 Nguồn: Tình báo Hoa Nam

Chúng tôi chuẩn bị lên đường về hướng Cao Bằng, ông Tý mời thăm gia đình, không phải tự nhiên ông ta rộng lòng như thế, đương nhiên ông ta có tính toán, bỏ một lời ngàn, bởi ba hôm trước chúng ở nhà khác chuyên viên Trung Quốc với nhiệm vụ công tác "dổm", do Bộ trưởng Cơ Khí và Luyện Kim đề cử đi công tác thanh tra. Chúng tôi người trong cuộc thường nói đùa "cán bộ thanh tra 2 triệu", thực chất không biết gì về gang thép, thế mà đi công tác thanh tra, khi làm việc chỉ lấy mắt ngó và một cái gật đầu ra vẽ hiểu biết về thép, tay cầm lên mẫu thép bỏ xuống thế thôi, làm sau biết mẻ thép ra lò màu sắc thế nào tốt hay xấu. Thú vị nhất nghe Giám đốc Tý báo cáo: "Nhà máy luyện gang thép có 3 cái ly để thử thép, trước khi thép ra lò. Thế mà bị mất 2 cái ly, dù đã khóa 2 lớp với 2 ổ khóa, do hai người chịu trách nhiệm, ấy mà 2 cái ly bay ra ngoài tự bao giờ không ai biết! "
Giám đốc Tý nói:
‒ Tôi đang sống trong thế giới ăn cắp kiệt xuất, tại miền Bắc của xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 25 triệu ca ăn cắp mỗi ngày.
Cũng thú thực, chúng tôi mua hành trình này 2 triệu đồng (1978), đi từ Nam ra Bắc, di chuyển bằng phương tiện nhà nước, ăn ở địa phương lo. Trên đường đi còn có (sự vụ lệnh) của Bộ Công An, nhiệm vụ công tác kiểm tra kỹ thuật. Tuy nhiên hành trình này chúng tôi không tận dụng hết giá trị 2 triệu đồng, cho nên đi xe riêng và ăn ở cũng tùy lúc, ít khi nhờ đến các cơ quan. Lý do bạn bè của tôi, mượn hành trình vượt tuyến biên giới đến Vân Nam, Trung Quốc.

Lò luyện kim gang-thép Lưu Xà, tỉnh Thái Nguyên - Ảnh: Huỳnh Tâm

Đến nhà riêng của Giám đốc Tý, mới biết ông ta là Dân biểu Quốc hội, từ đó chúng tôi thi nhau khám phá thâm cung bí sử của ông ta. Ông Tý có một thân hình phục phịch, da trắng, đi đứng ngồi khó khăn. Không cần kiểm tra cũng biết tên Tý là con ruột của chế độ tham nhũng.
Qua giao tiếp, chúng tôi tặng ông Tý một hộp Sôcôla 500g, thời trang lúc bấy giờ, trên mặt của ông ta, hiện ra hoa trà Thái Nguyên, đón tiếp hộp Sôcôla một cách trịnh trọng, chắc chắn cả đời ông chưa bao giờ có trên tay cả hộp Sôcôla này. Trong lòng ông mở hội nói:
‒ Quý đồng chí tặng như thế này nhiều lắm, tôi chỉ nhận một nửa thôi.
Tùng có gốc Hoa 50% nói:
‒ Thưa giám đốc, ở miền Nam mỗi khi tặng vật gì là nguyên không nửa, nếu tặng nửa là thất lễ, xin giám đốc cứ nhận, bởi tình này của anh em chúng tôi.

Chân dung tình báo DTT347 năm 1965 (Giám đốc Tý, luyện kim gang-thép Lưu Xà, tỉnh Thái Nguyên) Nguồn: DTT347cung cấp

Ông ta đưa hộp Sôcôla vào tủ kính rồi khóa lại, chúng tôi thừa biết, ông ta vẫn chưa mở hết lòng tiếp đãi theo cung cách người thân thiện, tuy nhiên sau khi nhận hộp Sôcôla, ông liền đổi thái độ và có vẽ cởi mở hơn. Chúng tôi vào cuộc săn tin.
‒ Thưa giám đốc, có quen những vị giám đốc cùng ngành trong Nam không?
‒ Tôi chỉ biết họ trong những kỳ đại hội ngành, chứ không quen, cho nên tôi muốn vào Nam để tham quan một chuyến, nhưng không có dịp nào cả.
‒ Thưa giám đốc, tôi có quen biết 4 giám đốc, luyện kim miền Nam, như nhà máy luyện kim Long Biên, nhà máy thép Việt Nam ở Thủ Đức. Việt Nam Kim Khí Công Ty-Vikimco và Việt Nam gang thép ở cảng 8 Tân Thuận Sài Gòn. Những ông ấy là bạn rất thân của tôi. À, tôi nghe nói giám đốc Long Biên nay mai sẽ về Bộ làm Thứ Trưởng.

Tình báo cụm DK218 Hoa Nam xâm nhập Việt Nam 1954 (Thứ trưởng Bộ Cơ Khí và Luyện Kim Việt Nam) Nguồn: DK218 cung cấp

Ông Tý vốn đã tham nhũng, bây giờ bắt được mạch đi Nam, nói:
‒ Thì ra, người thân của tôi đang hiện diện trước mặt mà không nhận ra, mấy hôm nay tôi không để ý. Xin lỗi, xin lỗi, theo đồng chí, đã thân ông giám đốc nào nhất.
‒ Dĩ nhiên giám đốc Long Biên, lần này tôi đi công tác có ghé Nghệ An thăm mẹ của giám đốc Long Biên.
‒ Thế thì anh có thăm quê hương bác Hồ không?
‒ Chúng tôi không còn thời gian để thăm làng Sen.
Ông Tý liền hớn hở hỏi:
‒ Khi nào quý anh đi Nghệ An cho tôi tháp tùng thăm mẹ của giám đốc Long Biên được không.
‒ Tự nhiên, chúng ta đi càng đông càng vui, thế nhưng chúng tôi xuôi Nam còn giám đốc từ Nghệ An về Thái Nguyên di chuyển bằng phương tiện gì?
‒ Tôi sẽ tự liệu.
Tôi thừa biết những tên tình báo hoạt động có những tính toán gì trong đầu, nếu nói rằng DTT347 liều mạng đi Nghệ An thì chưa hẳn đúng:
‒ Rất tốt sẽ hẹn ngày đi cùng, nhưng mà, bây giờ, cho tôi mượn dây nói hỏi trước ông ấy có đồng ý không đã.

Tình báo Hoa Nam cụm DTT347, xâm nhập miền Nam Việt Nam năm 1967. Với tư cách cố vấn huấn luyện quân sự "Cảm tử quân Qui Nhơn" - Nguồn: DTT347cung cấp

Tôi cầm điện thoại gọi về Long Biên:
‒ Alô…tôi là QG145 xin nói chuyện với ông giám đốc Long Biên.
Người thư ký văn phòng chuyển điện thoại cho Long Biên.
‒ Alô…Long Biên DK218 đây, còn anh đang ở đâu?
Người tình báo Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam năm 1940-1990, mỗi khi tiết lộ thường là bí danh đơn vị thấp nhất DK218, thay cho tên họ, tuy nhiên còn bí danh số đuôi … mới thực sự phát hiện tên họ và đơn vị công tác.
Tôi biết được một tình báo Trung Quốc, bí danh QG145 hoạt động tại Chợ Lớn, không may đã chết năm Mậu Thân. Nhờ vậy sau 1975, tôi mạo hiểm thử thời vận, sử dụng bí danh cụm QG145 của tình báo Hoa Nam. Quả nhiên khám phá được những tình báo chiến lược của Trung Quốc ẩn mình trong chính quyền của chế độ cộng sản Việt Nam.
Tôi đáp câu hỏi của Long Biên DK218:
‒ QG145 đang ở Lưu Xà tỉnh Thái Nguyên, thưa anh 2 tháng nữa tôi mới đến Nghệ An thăm mẹ, nhân tiện có ông giám đốc Lưu Xà xin tháp tùng về quê Cửa Hội, Vinh, ông ta cũng có nhã ý thăm mẹ trước khi về Cửa Hội, DK218 có đồng ý không.
‒ Đó chẳn qua là nhân dịp, không phải cố ý chứ?
‒ Cố ý cái mẹ gì, người ta vô tư đấy DK218 à, thế thì DK128 có biết lý lịch của ông ta chưa?
‒ Tôi biết Lưu Xà làm dân biểu nhiều khóa trong quốc hội, tuy nhiên không quen, có gặp ông ta trong những lần đại hội chuyên ngành, ông ta không có chân trong Ban Bí Thư Bộ, tại sao QH145, lại đặt vấn đề này kỹ thế?
‒ Phải biết để tiến hay lui, DK218 đừng nhiều chuyện, thôi chúc bạn và cả nhà vui, khoẻ .
Ông Tý nghe tôi nói chuyện thân mật với DK218 bằng mật khẩu, càng nhìn tôi với đôi mắt kính trọng hơn trước và hỏi.
‒ Trước nhất tôi đa tạ đồng chí đã mở cửa cho tôi đến với DK128, và tôi xin lỗi vì không biết đồng chí thuộc thế hệ QH145 của tổ chức, hai nữa là bạn của đồng chí DK218, Thứ trưởng tương lai cũng là thủ trưởng của tôi, lại rất thân tình với đồng chí. Quý đồng chí và tôi đồng môn và cùng dồng hương Hán mà không biết, xin thứ lỗi.
Tên gián điệp Tý đã lộ diện tung tích. Tôi khai thác nhanh:
‒ Thế thì đồng chí cũng là đồng nghiệp và đồng tộc Hoa, thuộc thế hệ 1965 có phải thế không?
‒ Đúng thế, đồng chí rất tinh tế, từ đây gọi tôi là DTT347.
Tôi đặt thẳng ngay vào vấn đề, hầu khai thác hoạt động phức tạp của một tình báo Trung Quốc, từ điểm này làm cơ sở, may ra biết được một số tình báo trong cụm DT347 tại miền Bắc Việt Nam:
‒ Đồng chí ạ, chúng ta giao tiếp ít, nhưng hiểu nhiều, thế mới là đồng nghiệp của nguồn, tuy nhiên tôi muốn biết trải nghiệm của đồng chí đến Việt Nam bằng lộ trình nào có giang nan không, khi vào đến lãnh thổ Việt Nam, theo qui luật nào để xâm nhập, sau đó nhiệm vụ của đồng chí chiến đấu đơn lẽ hay theo cụm chỉ huy?
Tên tình báo cụm DTT347 đáp:
‒ Thưa đồng chí, lần đầu tiên toàn cụm vào lãnh thổ Việt Nam, đối với tôi, mọi thứ đều lạ, trước khi xâm nhập, gặp quân đội biên phòng Việt Nam, họ mở cửa mời chúng tôi tự do vào không có cản trở nào cả, đương nhiên có mật lệnh của Hồ Chí Minh! Vào sâu trong lãnh thổ thấy Việt Nam đang chiến tranh, thế mà những người lính lại sống trong bầu không khí bình nhiên, không giống như chúng tôi hình dung đạn bom Mỹ tung hoành khói lửa. Tuy nhiên người tình báo có suy nghĩ về hoạt động quân sự ở đây giống như đánh trận mà ngồi chờ đợi địch đến.
Nửa tháng sau, tổ chức lên kế hoạch đặt lại mục tiêu công tác, lúc bấy giờ trong suy nghĩ hiểu biết nhiều hơn về chiến trường Việt Nam, tôi được tổ chức bố trí sống với dân cư địa phương ở phía Tây của quốc lộ Một, cách đó vài km về phía bắc sông Cầu tỉnh Quảng Bình. Đầu tiên tôi phải nắm bản đồ trong lòng bàn tay, thuộc tên từng ngôi làng nơi tôi đang công tác, cơ bản xác định vị trí, đánh dấu vòng tròn nhỏ trên điểm công tác, ghi chú kích thước nhất định, tôi tìm được điểm hẹn công tác tại "sông cầu", nối từ Thái Nguyên đến Phả Lại (Hải Dương) và ngã tư Quảng Bình, địa chỉ cây cầu sắt, nơi đặt cơ sở của nhóm kiểm tin và tiếp cận công tác.

Điểm nối Sông Cầu tỉnh Thái Nguyên - Ảnh: Huỳnh Tâm

Cơ sở được bảo mật tối đa, ở đây có núi phía Bắc, và đồng bằng sông Hồng, nhân dân Việt Nam có đời sống trong lành, và chúng tôi là một cư dân trong số họ. Khởi đầu chúng tôi xin đất trồng cây ăn trái ngắn hạn, như chuối, cam quýt, đu đủ, dứa, lúa, miễn là nó mưa xuống, và lấy nước vào ruộng nương, mặt đất sẽ cho nhiều gạo trong năm, nói chung ở Việt Nam nhiệt đới, thời tiết tốt. Sinh hoạt trong làng thoải mái, đến mùa thu hoạch họ quản lý lương thực đơn giản, nếu không có chiến tranh, chắc chắn tỉnh này dư nhiều trữ lượng lương thực.
Thực sự, tôi đã hoà nhập với nhân dân địa phương, ở đây người dân Việt không ai nghĩ rằng tôi gốc Hoa, và đặc biệt tôi học được tính chất cây tre và tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam, hình ảnh cây tre là một vũ khí dân giang để đối phó với kẻ địch. Tuy nhiên, tôi thất vọng xã hội này ăn mòn tinh thần độc lập quốc gia, cũng do người Hoa một phần, trong đó có tôi. Về cơ bản hầu hết nhân dân Việt Nam không sống theo trang trại cho nên những vụ đánh bom của máy bay Mỹ thay đổi mục tiêu, chủ đích của nó nhất định lấy đô thị, đường sắt, cầu cống để ném bom. Thành phố nào cũng đổ nát, vắng vẻ, hầu hết người dân của thành phố đã được sơ tán về nông thôn, các vùng nông thôn thực sự trở thành thịnh vượng hơn.
Đi bộ trong làng, nhìn thấy Nữ giới nhiều hơn Nam giới. Họ ăn mặc gần như tương tự một thứ vải kaki màu cỏ, đội nón cối, bởi nó vừa rẻ lại vừa bền, mua ở đâu cũng có, sản phẩm này của Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam.
Chúng tôi ở làng hay đi công tác mỗi buổi sáng, đều thấy những phụ nữ làm việc trong mọi lĩnh vực, trồng cây, làm cỏ, chọn chất, cắt cỏ dưới thung lũng ... Hầu hết phụ nữ trẻ trông rất đẹp, họ hào phóng, nhiệt tình, sống động, siêng năng, đầy sức sống trẻ trung. Nhưng ngặt một cái, chồng họ đi chiến đấu hay đã chết ngoài mặt trận, cho nên họ cô đơn làm việc thay nam giới, phần còn lại đàn ông già, thương binh và khuyết tật.
Chúng tôi và dân làng rất thân thiện, làng thường qui tụ thanh niên trai trẻ để tổ chức giao quân. Họ đều rất trẻ, khuôn mặt quá non nớt, sinh động, chính xác hơn, họ vẫn còn trẻ, mới tuổi 16 bị buộc xung phong vào lực lượng vũ trang Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những lính trẻ ấy phải trải qua vài tuần lễ tập luyện tại địa phương, đôi vai vũ khí của họ xuyên đường vòng trên ba lô nặng trĩu, trước ngực phủ đầy đạn dược, tập luyện mỗi ngày trên núi. Chỉ một lần gặp những người lính trẻ, sau đó họ biến mất, có lẽ họ đã bước vào đường mòn Hồ Chí Minh, bây giờ họ đang chiếu đấu với nhân dân miền Nam Việt Nam.
Được biết tại Quảng Bình có 232 cán bộ tình báo tích cực hoạt động, thời điểm đó được phân tán lực lượng vì công tác bí mật, chia thành nhiều công ty, và bốn (4) cụm nằm rải rác ở một số nông thôn, chúng tôi và người dân địa phương pha trộn với nhau trong đời sống, cũng không khác biệt trong sinh hoạt hằng ngày, cùng chia sẻ nhau một con đường mòn, giếng nước.
Đơn vị chúng tôi xây dựng mười túp lều tranh, bằng vật liệu nhẹ, lấy từ nông thôn như tranh, tre, nứa, lá, tạo ra những ngôi nhà nhỏ trong làng, thanh lịch và thoải mái, giống như một nơi ẩn dật cổ tích.
Phía trong ngôi nhà, sắp đặt ngăn nắp, ở nơi cửa có bàn làm việc của Cụm, trên bàn có một máy "mật đàm", một tập tin, một số quà lưu niệm được làm từ các đống "đồ nát ", treo trên tường hình ảnh Chủ tịch Mao, phía trái tường treo hai bản đồ Trung Quốc và bản đồ thế giới phòng nhỏ. Bên cạnh trụ sở Cụm có những túp lều khác, có khả năng chứa 200 người, có một hội trường, tất nhiên làm bằng tre và lá do chúng tôi tự xây dựng, trong hội trường, nơi trung tâm, treo hai chân dung Mao và Hồ Chí Minh, những tấm giấy bìa lớn viết chữ, trích từ "Tuyển tập của Mao Trạch Đông ", và trích dẫn những lời phát biểu của "Chủ tịch Mao". Ngoài ra còn có phiên bản của "Báo ảnh nhân dân", "PLA Báo ảnh".
Trên bức tường có những khẩu hiệu Việt Nam:
"Đời sống tình bạn không thể phá vỡ!"
"Đời sống bất khả chiến bại của Mao Trạch Đông!" …….
Chúng tôi hoạt động Văn hoá rất mạnh tại Việt Nam, ví dụ chiếu phim tuyên truyền chiến tranh Việt Nam, sách báo minh họa nội dung hướng về đất hứa Trung Quốc.
Tôi được phân công tác vào Qui Nhơn lập công trường Cụm 9, do Tiểu đoàn trưởng Chu Đức Hoa (朱德华) chỉ huy, chủ yến nghiên cứu đặt chất nổ, và huấn luyện biệt kích, cùng đi công tác với một tiểu đội biệt kích, tất cả đều âm thầm lên đường, trước khi đi phải có lời thề trước Chủ tịch Mao, rằng: "Chúng tôi đại diện thay mặt đảng, thay mặt Nhà nước, thay mặt nhân dân, hỗ trợ quân đội nhân dân Việt Nam, không làm mất uy tín của Đảng và đất nước".
Sống ở nước ngoài, nhờ người nước ngoài thuận thảo, mỗi lời nói lớn, nhỏ và việc làm đều có chính sách cụ thể, không giống như khi còn ở trong nước. Vì lý do này, ngay cả cán bộ nhiều lần thú nhận với chúng tôi, thời gian hoạt động Việt Nam phải tuân theo các kỷ luật quá gắt gao, chẳng hạn như "chăm sóc đất nước Việt Nam cho đảng", khi đi ra đường "phải đi cùng đồng nghiệp", "Đừng học tiếng Việt" tại địa phương, "Đừng nói chuyện với kẻ lạ mặt và người dân địa phương" v.v...
Những lời trên, chúng tôi hiểu theo nghĩa đen và đơn giản vì nó có chứa một ý nghĩa sâu sắc bên trong ẩn ngữ. Ví dụ, tôi luôn luôn nghĩ rằng "tôn trọng phụ nữ Việt Nam". Điều này có ý nghĩ gì? Dần dà chúng tôi khó chịu về kỷ luật này! Theo thời gian chúng tôi nhấn mạnh rõ ràng hơn "không tôn trọng phụ nữ Việt Nam", do lời này đầy đủ ý nghĩa, thực sự thoải mái, nâng lên hạnh phúc và muốn tìm hiểu nhiều về phụ nữ Việt Nam.
Năm 1965, quân đội Việt Nam chưa đủ mạnh như bây giờ, miền Bắc Việt Nam sau khi bị Mỹ ném bom. Trung Quốc viện trợ cung cấp rất nhiều, nhân lực và vật chất, đổ một số lượng lớn cho Việt Nam, ngày đêm vận chuyển bằng đường sắt từ Trung Quốc sang Việt Nam. Gồm có rất nhiều vũ khí từ Liên Xô và các phương tiện chiến tranh do các quốc gia xã hội chủ nghĩa viện trợ, tất cả đều quá cảnh Trung Quốc, năng lực vận tải đường sắt Việt Nam cũng gia tăng theo. Tuy nhiên, chuyển giao hàng hoá tại biên giới đã trở thành một nút cổ chai, có rất nhiều hạn chế khả năng của vận tải tại quá cảnh biên giới Trung - Việt Nam.
Đặc biệt, năm 1965, có những thỏa thuận giữa hai chính phủ Việt Nam-Trung Quốc, đạt được nhiệm vụ hết sức cấp thiết và rất quan trọng, xây dựng lại đường sắt Việt Nam, rồi một đêm, nhiệt độ ban ngày không cao, nhưng trong lều nhiệt độ vẫn 36-38°, cộng với độ ẩm, người phải đổ mồ hôi. Nhiều người không thể ngủ, tiếp theo máy bay Mỹ ném bom liên tục, đôi khi một vài lần một đêm. Đối với an ninh quân sự, bom Mỹ rơi xuống trúng hầm trú ẩn thường xuyên, và tử thương quá nhiều, dù giao thông hào đã kết nối kiên cố với nhiều lớp.
Chủ yếu kẻ thù đánh bom đường sắt, cầu cống, nhà ga, thứ nữa là doanh trại của chúng tôi. Máy bay Mỹ ném bom quy trình, không may khu vực trại của chúng tôi bị mất mát rất lớn có hơn 23 binh sĩ tử trận. Người Mỹ biết rằng quân đội Trung Quốc là bạn của Việt Nam, riêng tôi không biết cơ quan tình báo Hoa Kỳ xuất hiện ở đâu, có bao nhiêu người. Khi chúng tôi còn ở Cổng Bạn bè, thì ngày hôm sau báo chí Thái Lan loan tin cho biết sự xuất hiện Sư đoàn tính báo của Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam.
Tin tức báo chí của Mỹ loan tải có phần giả vờ như không biết sự hiên diện chúng tôi tại chiến trường! Tại sao họ lại giả vờ không biết? " Chúng tôi cảm thấy rất lạ, điều này bởi vì họ sẵn sàng chấp nhận nguy cơ đối đầu trực tiếp với chúng tôi, tại sao họ không tình nguyện chiến tranh công khai với quân đội nhân dân Trung Quốc.
Mỹ mở rộng chiến tranh, còn quân đội Trung Quốc không thể bán giá rẻ binh sĩ, do đó giải pháp tìm chính trị phải chịu chấp nhận thời gian. Dĩ nhiên Trung Quốc gửi quân hỗ trợ cho Việt Nam không được công bố, bởi bí mật của Đảng nằm trong kế hoạch chiến lược. Tuy nhiên Mỹ biết Trung Quốc đưa quân đội vào Việt Nam, nhưng cũng giả vờ không biết, để có cơ hội cho bom rơi xuống đầu Trung Quốc.
Đây cũng là một chiến lược của Trung Quốc, cho thấy sẽ mở đầu chiến tranh Triều Tiên thứ hai, nếu Mỹ thực sự chiến đấu với Trung Quốc chỉ gặp khó lường hay rắc rối mà thôi.
Chúng tôi hoạt động tại Qui Nhơn và huấn luyện qui luật Tự Đồng Phi Đồng, bởi nó cưu mang cả một nghệ thuật hoá mã tạo hình, mặc dù không hoàn toàn hiểu những đường cong xung quanh sự thật, nhưng ít nhất hiểu được khoảng cách âm thanh của một tiếng còi xe lửa đang vượt qua lãnh thổ Việt Nam để mở ra cho đất nước chúng tôi một tương lai mới. Tất cả hy vọng vì tương lai, hai lãnh thổ không còn cách xa từ Hà Nội đến Bắc Kinh, tôi cho rằng đất nước Việt Nam là con tàu chung, đang chạy trên một đường sắt đã kiểm tra tiêu chuẩn. Mọi người đều có thể xác định được con tàu Trung Quốc đang làm nhiệm vụ của nó. Hãy nhìn xem, đầu xe được đánh dấu "Liễu Cục đoạn" Trung Quốc.
Chúng tôi lắng tai nghe tên tình báo Tý của cụm DTT347. Y chỉ mới nói một nửa sự thật, và có pha một ít khoác lác. Vì thời gian giới hạn, chúng tôi xin phép từ giả Lưu Xà, lên đường về hướng Cao Bằng, tuy nhiên chúng tôi không thể bỏ qua dễ dàng, một khi đã biết đối diện là người Hán với bí danh DTT347 khá nguy hiểm, đã có ý định khai thác tiếp vào dịp đi Nghệ An.

ÿ  Huỳnh Tâm

Tiếp các kỳ: [ 1 ]  [2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ] Hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét