Đảng CSVN phiên bản của tình báo TQ
Kỳ 9
"…Mỗi
thành viên trong công tác tuyên truyền vận dụng tối đa huyền thoại, hư cấu của
lãnh tụ, và các anh hùng mọi lứa tuổi, mọi giới đều tạo lợi ích cho tuyên
truyền của đảng…"
Mao thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương.
Cũng trong năm 1950,
Hồ Tập Chương (HCM) thêm một lần bí mật xuất ngoại, "9 ngày", vượt
biên giới Long Châu đến Bắc Kinh yết kiến Mao Trạch Đông, nhận thông báo:
"Đồng chí Stalin, thay mặt CS Quốc Tế ủy nhiệm sứ mệnh giải phóng Đông
Dương do đảng CS Trung Quốc lãnh đạo, như đồng chí Hồ đã biết".
Hồ Tập Chương (HCM)
vui mừng tiếp nhận, tuy nhiên lời nói của Mao đã chất chứa nhiều ẩn ý "Bắc
chinh Nam tiến". Mao cho mình là đệ nhị lãnh tụ phong trào CS Quốc tế. Từ
suy nghĩ này Mao thực hiện hành trình tiến vào Đông Dương một cách hợp pháp.
Stalin vô tình thêm sức, chỉ thị Mao giúp tổ chức 10 Đại đoàn cho CS Đông Dương
(Việt Nam 5 Đại đoàn, Lào 2 Đại đoàn, Campuchia 3 Đại đoàn).
Tế nhị hơn, đảng
CSTQ, "trăm lựa ngàn chọn" cho ra đời một cộng sự Hồ Tập Chương
(HCM), trên danh nghĩa tuyển mộ người CS lý tưởng, chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ
thánh chiến vì CS Quốc tế, tạm gọi "Ðông Phương Hồng 2". Trên lý
thuyết Việt Nam án ngữ tuyến phòng thủ Ðông Nam của Trung Hoa.
Cùng lúc CS Trung
Quốc không bỏ qua cơ hội giúp CS Việt Nam thành lập Tiểu đoàn pháo binh Thủ đô
do tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy. Tiếp theo những năm sau vào tháng Giêng năm
1953. CS Trung Quốc, giúp CS Việt Nam thành lập 6 tiểu đoàn cao xạ (phòng không
37 mm).
Ngày 14 tháng 3, một
lần nữa, CS Trung Quốc biệt phái Vi Quốc Thanh trở lại Bằng Tường Việt Nam, 9
hôm sau Vi Quốc Thanh chỉ huy mặt trận Thượng Lào, với quân số CS Việt Nam khai
chiến quân đội Pháp. Ba tháng sau đích thân ông huấn luyện quân đội CS Việt
Minh về chiến thuật tấn công thủ cao xạ.
Theo đề nghị của cố
vấn Vi Quốc Thanh tăng cường Pháo binh. Ngày 01 tháng 4 năm1953. CS Trung Quốc
gửi đến CS Việt Nam một binh đoàn và quân cụ dư thừa thành lập Trung đoàn 367
pháo binh. Tháng 6, thành lập tiếp Trung đoàn 45 pháo binh lựu pháo (cối) 105
ly; [1] em ruột của Trung Đoàn 34 Bộ binh.
Đến ngày 13 tháng 8
năm 1953. TƯ-ĐCSVN xin ý kiến Mao Trạch Đông về kế hoạch Đông Xuân 1953-1954.
Đánh chiếm đồng bằng các tỉnh biên giới VN. Tình báo Hoa Nam nhận định chưa
phải lúc, báo cáo về Bắc Kinh. Ngày 29 tháng 8 năm1953, Mao Trạch Đông nhấn
mạnh tấn công Lai Châu trước, sau đó một lần nữa làm sạch Thượng Lào trước khi
đánh biên giới 6 tỉnh VN.
Tháng 9, Vi Quốc
Thanh báo cáo Bắc Kinh, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, v.v... đề nghị Hồ Tập
Chương (HCM): "Cách mạng Việt Nam không thể đi đường thẳng, phải đi đường
khúc khuỷu, không nên dùng chiến lược đánh đồng bằng, tạm thời chờ chỉ thị, bởi
ba (3) chiến thuật: "2 đại đoàn rưỡi, 1 đường quốc lộ, 3 lớp cán bộ"
(chiến thuật biển người).
Ngày 17 tháng 10
năm1953, Vi Quốc Thanh đi Nam Ninh, rồi đến Mục Nam Quan, khu an toàn Việt Bắc
gặp Hồ Tập Chương (HCM). Ông chuyển mệnh lệnh của Mao Trạch Đông, và 1 bản sao
kế hoạch X (Navarre). Hồ Tập Chương (HCM) cám ơn "tư tưởng Mao". Ngày
3 tháng 11 năm 1953, Hồ Tập Chương (HCM), theo lệnh của Mao soạn thảo xong kế
hoạch Đông Xuân, cố vấn Vi Quốc Thanh phê duyệt dự thảo trên, gửi về Bắc Kinh
xin chấp thuận.
Vào những ngày từ 19
đến 24 tháng 11 năm 1953, TƯ-ĐCSVN đại hội, Vi Quốc Thanh, Trần Canh, Vương
Nghiên Tuyền đồng tham dự với Quân ủy CS Việt Nam, VQThanh phát biểu ý kiến:
"Quý đồng chí thành công đả thông tư tưởng Mao" và ông nhắc khéo lời
của Mao: "Cách mạng Việt Nam phải đi đường khúc khuỷu". Lần đầu tiên
cố vấn Vương Nghiên Tuyền nhấn mạnh đề nghị: "Trong chiến tranh giữa đảng
CS Việt Nam chống Pháp, cần có phương hướng chiến lược, và đề cập chiến dịch
Điện Biên Phủ". Trong buổi họp Hồ Tập Chương (HCM) phát biểu quyết liệt:
"Nước còn tát được vẫn tát". [2]
Thực chất từ lâu
người Hán đã muốn lợi dụng chủ nghĩa CS để lấy cớ bành trướng xuống Đông Dương,
như đã chuẩn bị trước từ năm 1940, với sự xuất hiện Hồ Tập Chương (HCM) tại Pắc
Bó. Từ đó đảng CS Trung Quốc vạch hướng đi riêng "从俄罗斯获得武器,中国也统 治印度支那" (Nhận vũ khi của Nga, Trung
Quốc cai trị Đông Dương). Toàn cõi Đông Dương do Mao lãnh đạo, bằng "Quyết
sách vũ trang quân đội". Mao muốn nắm chính quyền Đông Dương trong tay, để
dễ dàng tổ chức cải cách xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, tài chánh của
Việt Nam. Với quyền điều phối của những cố vấn CS Trung Quốc, CS Trung Quốc
không dừng lại ở lĩnh vực về quân sự, mà còn lan rộng các vấn đề đối nội, đối
ngoại, kể cả tổ chức Đảng. Hoạt động của CS Việt Nam không ra ngoài bước chân
khuôn phép của đảng CS Trung Quốc.
Từ đó đảng CS Việt
Nam được gọi là "gian hậu liêu" của CS Trung Quốc, một nền móng vững
chắc cho CS Đông Dương, được Mao tin tưởng, cho phép Mao tung ra 1/4 mạng lưới
tình báo Hoa Nam vào Đông Dương, cùng lúc bí mật cài người trong nội tạng chính
quyền CSVN đang lúc còn phôi thai. Bằng mọi giá tình báo Hoa Nam phải cầm chắc
tay lái, thay đổi vận mệnh Việt Nam theo ý muốn của Mao. Tình báo Hoa Nam nhất
định chỉ huy CS Việt Nam, huy động toàn lực CS Việt Nam thực hiện sách lược
CS-X, "CS Trung Quốc thành một Liên Ban CS Đông Dương" dưới sự lãnh
đạo của Mao.
Theo sách lược CS-X,
chính Mao đã chọn Việt Nam làm thí điểm dùng quả bom ô nhiễm độc hại Hồ Tập
Chương (HCM). Sau khi thực hiện CS-X thành công, tình báo Hoa Nam gửi về cụm
mật mã BK49毛泽东 (MTĐ), giải:
"Cho phép tình báo Hoa Nam tiến hành công tác tuyên truyền những huyền
thoại "tứ trụ" CS Đông Dương (Chinh, Đồng, Giáp và HTC), vinh danh,
ca ngợi “Tứ trụ” triều đình đảng CS Việt Nam. (Võ Nguyên Giáp tên thực Võ Giáp)
[3]
Những lớp huấn luyện
tuyên truyền chủ nghĩa CS được mở ra cho tất cả đảng viên CSVN thân tín của CS
Trung Quốc. Điểm mạnh của tuyên truyền là cần thiết vận dụng sáng tác nhiều thể
loại, Văn nghệ và Văn hóa miêu tả những mẫu chuyện phi thường của Đảng, như âm
nhạc, thơ ca, tranh cổ động, điêu khắc xây dựng tượng đài vinh danh lãnh tụ,
sách, phim, sân khấu nhạc kịch, báo chí, nghệ thuật lời truyền miệng dân gian
tinh vi hơn. Tất cả những bộ môn Văn nghệ và Văn học không thể thiếu sót, làm
lại mới lịch sử Việt Nam, theo chỉ đạo của đảng CS Trung Quốc, bằng cách xóa
sạch trong đầu óc của người dân những suy nghĩ về dân tộc, và tổ quốc Việt Nam,
thay vào đó bởi máu huyết và suy nghĩa CS Trung Quốc. Mỗi đảng viên đặt nền
tảng trên hết chỉ yêu đảng CSVN, còn dân tộc Việt Nam thứ yếu. Cờ và Đảng ca,
tiêu biểu cho quốc gia của CS. Khuyến khích, hường dẫn người dân sinh hoạt
trong tinh thần CS Quốc Tế!
Đồng thời hai cơ
quan đi đầu Thông Tấn Xã Việt Nam, và đài Phát Thanh. TTXVN có nhiệm vụ hướng
dẫn dư luận trong và ngoài nước, một trong những tình báo thông tin của Hoa
Nam, thay mặt tiếng nói (phát ngôn viên) của nhà nước đảng CSVN. Đài Phát-thanh
với nhiệm vụ tuyên truyền hướng dẫn người dân sống vì Đảng.
Trần Kim Xuyến, nguyên UV BCH Trung ương Đảng, TGĐ TTXVN, và Trần Lâm, Tổng Biên tập của Đài TNVN. Nguồn:MSS.
Mùa Xuân 1947, Tình
báo Hoa Nam tăng cường thiết lập điện đài giữa Ðảng CS Trung Quốc và Việt Minh.
Từ 23-8-1945 đến 1990, bộ tuyên truyền đảng CSVN, có bốn nhân vật TGĐ. TTXVN và
đài Phát thanh do Hoa Nam đào tạo, gồm có Trần Kim Xuyến, Hoàng Tuấn (Nguyễn
Văn Minh), Đào Tùng và Trần Lâm.[4]
Văn nghệ và Văn hóa
hoạt động theo hướng của đảng. Thành phần cán-chính lãnh đạo ưu tú, lực lượng
Quân đội bảo vệ đảng, được chọn theo qui chế bốn thành phần, học tập từng chương
trình của Đảng, gồm Thượng cấp, Trung cấp, đảng viên (cấp thừa hành), và binh
sĩ hay quần chúng.
Tất cả phương tiện
tuyên truyền do đảng CS Trung Quốc chỉ đạo, đảng CS Việt Nam thừa hành, truyệt
đối cá nhân không được hưởng đặc quyền hay qui chế tuyên truyền. Lấy ưu điểm
của Goebbels, bổ túc cho nhau ưu khuyết điểm về kỹ thuật tuyên truyền riêng của
CS, nâng cao mục đích của đảng, (tuyên truyền lập đi lập lại những khẩu hiệu
đơn giản, liên tục 10 năm hay lâu hơn). Trường Đảng được xem mẫu mực tuyên truyền,
và sau đó đưa vào giáo dục học đường, từ mẫu giáo đến đại học! Mỗi thành viên
trong công tác tuyên truyền vận dụng tối đa huyền thoại, hư cấu của lãnh tụ, và
các anh hùng mọi lứa tuổi, mọi giới đều tạo lợi ích cho tuyên truyền của đảng.
Tân Hoa Xã không
ngần ngại vẽ chân dung "Tứ trụ" CSVN, báo Nhân Dân từ tháng 3 năm
1951-1955. Liên tục nhiều số báo loan tải, bốc thơm hết lời, ca ngợi thần thánh
về tiểu sử sơ bộ, và thêu dệt huyền thoại "Tứ trụ". Tuy nhiên chỉ có
ba nhân vật được chú ý đề cao đánh bóng nhiều nhất với một cụm từ mới:
"Phái bộ hải ngoại, đảng CS Trung Quốc" (海外移民中
国共产党代表团 - Hải
ngoại di dân Trung Quốc Cộng Sản Đảng đại biểu đoàn), gồm có "Trường Chinh
kiến trúc sư chính trị, Võ Nguyên Giáp xếp lớn quân sự, và Hồ Tập Chương (HCM)
linh hồn cách mạng Việt Nam" (政治建筑师长征, 武元甲大机密军事, 胡志明, 越南
革命的灵魂-
Chính trị kiến trúc sư Trường Chinh, Vũ Nguyên Giáp đại cơ mật quân sự, Hồ Chí
Minh, Việt Nam cách mệnh đích linh hồn).
Tuy đã có đảng CS
Đông Dương, nhưng Mao Trạch Đông vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn với tổ chức này,
ông chỉ thị tình báo Hoa Nam dự bị thành lập "Đảng Nhân Dân Cách Mạng Đông
Dương", một liên minh VWP, còn gọi "Liên bang Việt-Lào-Miên".
Hố Tập Chương cảm
thấy bị thất sủng nên ông càng muốn chứng tỏ thiên tài của mình và nhất nhất
cúi mình tiếp nhận mọi mệnh lệnh mới từ những cố vấn CS Trung Quốc, và chấp
nhận cuộc chiến tranh Việt Nam do cố vấn chỉ huy. Hoa Nam hiểu rõ Hồ Tập Chương
biết sợ Mao, cho nên bố trí lại những cố vấn, chuyên gia vào các đơn vị quân
sự, từ cấp Tập đoàn (3-5 quân đoàn) đến cấp tiểu đoàn. Chú ý nhất những cố vấn
chính trị CS Trung Quốc, mang quốc tịch Việt Nam được bố trí vào nguồn máy hành
chính, từ Trung ương đảng CS Việt Nam, đến cấp cơ sở Huyện, Xã.
ÿ Huỳnh Tâm
Tham khảo :
[1] Chuyến Ði Cầu Viện năm 1950 (Vũ Ngự Chiêu).
[2] Hồi Ký cố vấn TQ, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa.
[3]Mật mã tình báo Hoa
[4] Hồi Ký cố vấn TQ (HoiKyCoVanTrungQuoc), bản dịch tiếng Việt của Dương Danh Dy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét