Offshore Oil 981, cắm dùi 200 năm trong lãnh hải Việt Nam (Huỳnh Tâm)


Toàn lực lượng "Quân đội biên phòng màu xanh" (蓝疆卫士). 86 tàu quân sự tham chiến đã xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam, từ lúc Trung Quốc đưa giàn khoan đặt xuống lòng biển an toàn, khẳng định hợp pháp, được xem Việt Nam không hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế 80 hải lý ngoài khơi Bình Định. Trung Quốc củng cố vùng biển mới chiếm được và bảo vệ Offshore Oil HD 981, bằng lực lượng Không quân tiêm kích bay cao 800m đến 1.000m, kiểm soát bầu trời. Nguồn: Bộ Quốc Phòng Trung Quốc.


Cảnh sát biển Việt Nam cố gắng động binh, ra khơi xâm nhập vùng biển Hoàng Sa, bao vây Offshore Oil 981 của Trung Quốc, cuộc đối đầu tàu chiến giữa hai lực lượng biển không cân xứng tí nào. Chưa chi Trung Quốc đã hô lớn tiếng: Việt Nam hung hăng chiếm biển Đông. Theo tin Quốc phòng Trung Quốc sẵn sàng trực tiếp chiến đấu trong tư thế "Quân đội biên phòng màu xanh" (蓝疆卫士) không dung thứ kẻ cướp Việt Nam, lệnh điều động triển khai hỏa lực hùng hậu chưa từng có trong lịch sử biển Đông. Lần này Trung Quốc thực sự đã tiến sâu vào lãnh hải của Việt Nam, xâm chiến vùng biển chiến lược quốc phòng, gồm những lực lượng thiện chiến như Hải cảnh, Hải giám, Hải quân, tàu ngầm Đại Dương, Không quân trên trời. Tổng số tham chiến trên 86 tàu chiến hộ tống, Không quân có trên 25 tim kích mở nhiều phi vụ hộ tống Offshore Oil 981 và những giàn hỏa tiển phòng không vươn cao. Lệnh khởi động chiến tranh phát xuất từ tàu hộ tống tên lửa 534, và hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752-753.
Trung Cộng xâm chiếm biển Đông theo kế hoạch chiến lược vòng cung, lấy biển Đông bao vây Việt Nam. Vào thập niên 1970, đã có giả thuyết này. Người Việt ở miền Nam thờ ơ, còn Việt Cộng quá tin tưởng người anh Trung Quốc, nghĩ rằng sau khi vòng cung biển Đông làm hết nhiệm vụ sẽ trở về lãnh hải của Việt Nam, hậu quả là giàn khoan Offshore Oil HD 981 xâm lấn lãnh hải Việt Nam. Việc này đã nằm trong mưu đồ Trung Quốc. Thử hỏi ai là kẻ hỗ trợ, đồng ý cho phép Trung Quốc chiếm vùng đảo Hoàng Sa vào năm 1974, thành lập cánh cửa khép lại biển Đông, tiếp theo Trung Quốc thực hiện kế hoạch hai xâm chiếm vùng đảo Trương Sa vào năm 1988, bao vây phía Nam Việt Nam, cho đến nay đảng CSVN vẫn không hay biết mình đã có tội với tổ quốc Việt Nam.
Hầu hết biển Đông của Việt Nam đã cạn bờ trong tay Trung Quốc, nguyên nhân cũng tại "Bác đảng" rước cướp vào nhà! Để rồi chấp nhận ăn những thứ lương thực "dẻo" của cướp ban cho, bố thí, tệ hơn nữa cúi đầu làm thần dân bị trị "bắt nạt tốt, lừa dối tốt, xoa dịu tốt" đồng chí tốt, bạn bè tốt và đối tác tốt! (好欺负, 好欺骗, 好安抚, 的好同志, 好朋友, 好伙伴!).

Trước ngày 2/5, Trung Quốc táo bạo huy động lượng quân sự hộ tống và bảo vệ Offshore Oil 981 thực hiện công tác cắm dùi 200 năm tại cửa biển lãnh hải của Việt Nam. Bắc Kinh xác nhận chiến thắng biển Đông rất ngoạn mục, và hiện nay Offshore Oil 981 đang ngự trị tại kinh độ (vĩ độ) 15 độ 29 phút 58 giây khi vĩ độ (kinh độ) 111 độ 12 phút 06 giây.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình (黎海平) chỉ dõng dạc tuyên bố chiếu lệ mấy lời, nghe khó thuyết phục:
− Chống lại hành vi vi phạm của Trung Quốc.
Quốc tế cũng đã nhận thấy, bản thân đảng cộng sản Việt Nam thiếu uy tín để nói chuyện tay đôi với Trung Quốc, không có chút hy vọng nào phục hồi chủ quyền lãnh hải biển Đông. Dù sao giàn khoan "dầu ngoài khơi 981" vẫn mặc nhiên vô tư hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo tin Trung Quốc, nhân dịp thừa thắng, tiến thêm một bước vào thềm lục địa lấy nốt 120 hải lý còn lại. Một đe dọa khác, đáng rùng mình hơn, là Trung Quốc sẽ xuất ngòi nổ chiến tranh (擦枪走火 - sát thương tẩu hỏa).


Biểu đồ hàng hải có điểm đỏ, tọa độ của Offshore Oil 981 hạ giàn khoan an toàn tại kinh độ (vĩ độ) 15 độ 29 phút 58 giây khi vĩ độ (kinh độ) 111 độ 12 phút 06 giây. Nguồn: Quân sự toàn cầu.
  
Trung Quốc đốt lên ngọn lửa bành trướng biển Đông, mục đích vì lợi ích quốc gia, và tăng cường chính trị quốc tế, tiếp tục cướp dầu khí trong vùng lãnh hải của Việt Nam xem như một nhu cầu cần thiết, cũng giống như Trung Quốc đã đến bờ biển phía Tây phát triển dầu khí vô lý. Bàn tay Trung Quốc đi đến đâu mở rộng tham lam đến đó.
Năm 1988, Trung Quốc tạo vòng cung cuối cùng, đánh chiếm đảo đá Gạc Ma v.v.. .tại vùng đảo Trường Sa, lập căn cứ đồn trú cho chủ lực Hải quân, bành trướng nỗ lực xây dựng pháo đài kiểm soát Trường Sa, do đó đã chọn đảo Xích Qua (赤瓜) lập căn cứ quân sự kiên cố nhất hiện nay. Trong khi ấy phía Việt Nam vẫn mơ hồ, không có chủ đích bảo vệ đất nước, thường hay xảo ngôn trong khuôn ngữ Cộng sản, thiếu thực tế trong lời phát biểu, không bảo vệ được đất nước, trong lúc Bắc Kinh gia tăng bành trướng biển Đông, và "Bác đảng" thường dùng cụm từ "độc lập, tự đo, hạnh phúc" hô khẩu hiệu khơi khơi. Đã trải qua 67 năm người dân Việt Nam chưa bao giờ ngửi được mùi của nó, lâu lâu còn nghe con cháu công thần "Bác đảng", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, sao quá cường điệu "Có thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, điều tối quan trọng là phải giữ vững ổn định chính trị trong nước. Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam "Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH" mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra. Bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền".

Kết quả nổi cộm là sự kiện Offshore Oil 981. Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam không đem lại hòa bình theo như "Bác đảng" hứa hẹn, thực chất chính trị của họ đã "hèn đã quen tàu lạ", bán nước theo cung cách ma mãnh của "Bác đảng", đã tính toán từ lâu!
Trở lại vị trí chiến lược của đảo Xích Qua (赤瓜), một rạn san hô hình tam giác, trong rạn san hô là một đầm phá tự nhiên, hình thành một địa thế đảo vịnh nhỏ. Lần vào đầm phá có bãi cát trắng, hình dạng dài và hẹp, có những khoảng trống ở bờ biển phía Đông Bắc liên kết với nhau. Đá núi lửa màu nâu trên bề mặt nước biển 1,3m rạn san hô. Trung Quốc chiếm đảo Xích Qua (赤瓜) vào năm 1988, ngày nay dưới sự quản lý của tỉnh Hải Nam.


Đảo Xích Qua (赤瓜), nằm ở phía Bắc của quần đảo Trường Sa, tại vĩ độ 9 độ 43 phút kinh độ đông 114 độ 18 phút. Ngư dân thường gọi tên đảo là "dòng dưa đỏ". Đặc biệt rạn san hô ngầm, vòng ngoài san hô màu nâu, vòng bên trong san hô màu trắng tuyệt đẹp.

Trước khi xảy ra trận hải chiến năm 1988, quần đảo Trường Sa (南沙群岛) thuộc lãnh hải của Việt Nam. Trường Sa có 9 đảo rạn san hô lớn. Ngày nay Trung Quốc chiếm 6 đảo lớn, bao trùm cả một vùng đảo liên kết một vòng tròn khoảng 156 km.
1 − Những đảo Trung Quốc chiếm được, gồm Xích Qua (赤瓜), Vĩnh Thử (永暑), Mĩ Tể (美济), Chử Bích (渚碧), rạn Đông Môn (东门), Nam Uy (南威), rạn san hô đá ngầm Hoa Dương (华阳) ở phía rìa vòng tròn, dễ dàng để hỗ trợ về mặt quân sự,  và rạn san hô là từ Nam Huân (南薰) gần gũi tạo điều kiện giám sát đảo.
2 − Philippines chiếm 4 đảo, gồm Mã Hoan (马欢) Mã Huân (马欢), con trai đảo Bắc Tử (北子), rạn Mã Chiêm Đạn Hoàn (马占弹丸) trong vùng lân cận của vòng tròn dưới mắt giám sát của Trung Quốc.



Về chiến lược, sau khi Trung Quốc chiếm được vùng đảo Trường Sa, nhanh chóng xây dựng các căn cứ quân sự, đưa quân đồn trú và đã hoàn tất toàn diện vào năm 2010. Đảo Xích Qua (赤瓜) trung tâm bộ chỉ huy quân sự trong vùng đảo Trung Sa, vừa rộng lớn thích hợp quốc phòng và giám sát toàn vùng, thuận lợi cho tàu thuyền đi lại, gần tuyến hải phận quốc tế phía Nam.

Hiện nay, chiến lực biển xanh của Trung Quốc đang trên thế thượng phong đã bao vây Việt Nam, bằng những căn cứ tàu ngầm hạt nhân Hải Nam Trung Quốc, huy động tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN / SSN) - 战略核潜 (SSBN/SSN), và tàu căn cứ sân bay bảo vệ Offshore Oil 981. Vừa ra lệnh phong tỏa những điểm trọng yếu trong lãnh hải biển Đông Việt Nam. Bên cạnh các cơ sở tàu sân bay đã tiến vào cách 272 km bờ biển của Việt Nam, có khả năng Hải quân Việt Nam triển khai di động pháo đài tên lửa tầm hoạt động phạm vi 300 km, có khả năng chống tàu sân bay Trung Quốc đang tại các cảng Hải Nam.

Trung Quốc đã lên kế hoạch biển xanh (Hải Nam, Hoàng Sa, Trường Sa) đồng tiến vào lục địa Việt Nam, bảo vệ Offshore Oil 981, thực chất xâm chiếm lãnh hải hơn là thực hiện khai thác dầu khí toàn diện. Nguồn: Cố vấn quân sự Trung Quốc. [1]

Cũng phải lưu ý rằng, căn cứ tàu ngầm hạt nhân Hải Nam đã trang bị tên lửa đạn đạo Scud-C, họ đã có quyết định thu phục hải quân Việt Nam làm con tin. Cùng lúc căn cứ chiến lược Không quân Trung Quốc khẩn cấp huy động những cánh bay Su-22, Su-30MKV/MK2. Nếu cần, Hải quân Hoàng Sa và Trường Sa cùng lao vào mục tiêu tấn công cướp lãnh hải của Việt Nam. Chiến tranh sẽ diễn ra nhiều kịch bản, hôm nay hay tương lai Trung Quốc-Việt Nam khó giải quyết các vấn đề quan hệ giữa hai quốc gia. Ở điểm này Việt Nam khá thận trọng không lấy quyết định chiến tranh với Trung Quốc vì thừa biết không đủ khả năng đối đầu!

Có những ý kiến ​​và quan điểm phân tích về phương tiện quân sự, cho rằng Trung Quốc không khôn ngoan, xây dựng cơ sở tàu sân bay để uy hiếp lâng ban, và các căn cứ tàu ngầm hạt nhân tại đảo Hải Nam không hiểu vấn đề lựa chọn địa điểm căn cứ quân sự này có phải mục đích phòng chống Việt Nam tại biển Đông, bởi đã có những chỉ dấu quân sự liên hợp vòng cung từ Hải Nam, Hoàng Sa, Trường Sa và những cơ sở cung cấp vũ khí trong nội địa có cùng hoạt động theo qui trình chỉ đạo, rất nguy hiểm cho Việt Nam, tuy nhiên có điều lạ là đảng cộng sản Việt Nam nhắm mắt làm ngơ không thấy hay không cần biết những lý do Trung Quốc chủ động di chuyển quân sự trên biển Đông?

Từ lúc Trung Quốc đã phá vỡ biển Đông của Việt Nam để xây dựng căn cứ quân sự tại Hoàng Sa, Trường Sa, mở ra thế hệ hàng hải mới cho Trung Quốc, tạo được con đường biển chiến lược nối vào lục địa. Trung Quốc còn can đảm xây dựng căn cứ quốc phóng ở Hải Nam, nó có thể được chứng minh rằng Trung Quốc hiện có tiềm năng và sức mạnh an ninh, bảo vệ được những hoạt động trên Thái Bình Dương.


Dữ liệu: Tàu ngầm Kilo Hà Nội, số HQ-182 của Hải quân Việt Nam. (资料图:越南海军基洛636.3级河内号潜艇), đang neo tại quân cảng Cam Ranh. Nguồn: Báo Tuấn Thạch (俊石碶) [2]

Bắc Kinh đưa tàu ngầm Ngọc Lâm tại căn cứ đảo Hải Nam, và tàu sân bay hạt nhân hộ tống Offshore Oil 981. Hà Nội phản ứng nhẹ, dự định cho tàu ngầm Kilo Hà Nội, số HQ-182 xuất hiện ngăn đón, tuy nhiên thừa biết không có khả năng chiến đấu phải nằm ụ tại quân cảng Cam Ranh chờ ngày hóa sắt. Chủ yếu Trung Quốc triển khai quân sự để răn đe Việt Nam.
Trung Quốc đã chiến thắng, hộ tống Offshore Oil HD 981 an toàn, bảo vệ được lợi ích biển Đông, và thành công phối trí mặt trận liên quân hàng đầu tại biển Đông. (核潜艇在海南榆林) [3]

Trung Quốc, ra lệnh Không quân cho máy bay tiêm kích, phiên bản của F-11B Taihang, uy hiếp các tàu Hải qu ân của Việt Nam tại khu vực gần Offshore Oil HD 981. [4]

Ngày 02/05/2014, Quân đội Trung Quốc tung ra một cú "tấn công" dữ dội, hộ tống giàn khoan khổng lồ mang ký hiệu "Hải Dương 981", với khoảng 86 tàu tuần duyên, chiến hạm và phi cơ, hoạt động tại vùng biển nằm giữa bờ biển miền Trung, Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam từ năm 1974, nay tiếp tục tranh chấp trái phép chủ quyền của lãnh hải Biển Đông Việt Nam.
Vấn đề là giàn khoan này được cắm tại một khu vực cách đảo Tri Tôn, phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa 18 hải lý, và chỉ cách bờ biển Việt Nam vỏn vẹn 120 hải lý, tức là sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và ngay trên thềm lục địa của Việt Nam.
Việt Nam có những hệ lụy cùng với Trung Quốc, đã đi trong đêm tối nhờ đèn ma chỉ đường, và sống trong cuộc chơi chính trị của Trung Quốc, nay "đèn tắt tình đen", sau một thời gian dài thắm thiết đến nay đã phôi pha, chán ngán, bởi thân làm tên gác biên giới hết giá trị, dó đó Trung Quốc lấy quyết định tiếp tục bành trướng vào lãnh hải Việt Nam. Thất bại của đảng Cộng sản là không bảo vệ được đất nước Việt Nam, trước mắt Quốc tế khó can thiệp vào sự kiện này bởi Việt Nam không có bạn trên 7 châu lục (Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Nam Cực, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Châu Đại Dương).

Huỳnh Tâm

Tham khảo:
[2] Báo Tuấn Thạch (俊石碶http://junshi.daqi.com/article/3588976_1.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét