Huỳnh Tâm

Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam
 ( Kỳ 4 )
Trên đường đi đến Sư đoàn biệt lập
189 tại chiến lũy vòng 1.
Ảnh: Nhất Biến
“...báo chỉ phát hành trong nội bộ CPC chỉ có cấp chỉ huy mới được đọc, bởi thế Nhất Biến đến địa phương nào cũng được săn đón, dù cấp tướng cũng kiêng nễ ký giả của CPC...”
Trên đường đi với Nhất Biến trong lòng tôi mang tâm trạng thử thách mới, có vài phân vân, tự hỏi: Chuyện gì sẽ


đến, ứng phó thế nào, nhất là đi vào lòng địch, mọi giao động của mình có bị phát hiện đối diện với kẻ thù của dân tộc không. Thực tế, cả Nhất Biến và mọi người sẽ ở trước mặt tôi đều là kẻ thù không đội trời chung, cũng có thể tối nay nhận diện được nhân vật Nhất Biến có quan hệ với Bộ Tư Lệnh tiền đồn của Sư đoàn trưởng189, tên Đại tá Hoa Chí Cường là ai?

Trực thức nhớ lại, tôi vội tìm trong túi áo lấy ra danh thiếp, chỉ đọc được ba dòng "Ký giả Cát Thuần. CPC và địa chỉ Nam Ninh" thất vọng không thấy chức vụ hay quân hàm của y, tôi khó hiểu tên ký giả Cát Thuần và Nhất Biến là thế nào? Hay cũng chỉ tên bồi bút CSTQ, riêng ba con chữ CPC là cụm từ viết tắt của những công ty cách mạng trí tuệ, đang nổi lên làm đảo lộn trí năng nhân loại, như (CPC Amstrad) hay (CPC Micro) v.v... Tôi hoàn toàn nghi ngờ về khả năng của y, nếu y là nhân viên của CPC Amstrad, đang làm đại diện tại Trung Quốc, điều này tôi rất an tâm và định lại vị trí tình bạn, ít ra Nhất Biến vẫn còn trong tim tôi một người bạn tốt.

Bỗng dưng tôi sực nhớ, CPC nguyên cụm từ (Quân ủy trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc) Đặng Tiểu Bình nguyên Chủ tịch. Ký giả Nhất Biến đương nhiên theo mệnh lệnh của người chủ nhân CSTQ, thảo nào có người "kiêng bảy nể ba" sau khi thấy tấm danh thiếp của Cát Thuần, đặc biệt không ghi chức vụ, chỉ có tính ngoại giao.

Thời gian không còn cho phép tôi suy nghĩ nhiều, Nhất Biến đã đưa tôi vào sào huyệt địch, tiếng xe đạp thắng ... báo hiệu đã đứng trước cửa văn phòng của Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 189.

Một người lính Trung Quốc từ xa đi đến hỏi:
─ Hai anh muốn tìm ai?

Nhất Biến đáp:
─ Chúng tôi là bạn của Đại tá Hoa Chí Cường, muốn vào thăm anh ấy, nhờ anh thông báo cho.

Người lính vẻ mặt nghi ngờ chúng tôi, chẳng đặng đừng phải xoay mình đi về phía văn phòng của Đại tá Hoa Chí Cường. Tôi không chần chờ để lòng bực bội lâu, liền hỏi:
─ Anh, Nhất Biến, tôi đã xem danh thiếp của anh rồi, sau khi ra khoải Bộ tư lệnh Sư đoàn 189, chúng ta chia tay.

Nhất Biến ngạc nhiên hỏi:
─ Lý do nào chúng ta mới tái ngộ lại chia tay?

─ Thưa anh, tôi vừa phát hiện anh nguyên là ký giả của tổ chức CPC (Quân ủy trung ương Trung Quốc) Chủ tịch tên Đặng Tiểu Bình, chính y hạ lệnh xua quân tàn phá đất nước tôi, tự lòng tôi ý thức không nên ngồi chung một chuyến xe đạp rẻ tiền này.

Nhất Biến tái mặt đáp:
─ Viên Dung, nhận diện về tôi đang làm việc cho CPC đương nhiên không sai, nhưng tôi tự biết, dù có nói hết lời với Viên Dung cũng không tiếp nhận tôi là người bạn thân của 13 năm về trước, bởi Viên Dung khám phá nguyên ủy ý thức hệ và sự sinh hoạt khác biệt giữa hai chúng ta, tôi biết Viên Dung có tính kiên nhẫn, nhân lúc này chờ xem chân thực của Nhất Biến, ít nhất giai đoạn tái ngộ này sẽ trả lời sự thật ấy, nếu Viên Dung kết luận sớm, tôi cho rằng bạn quá tàn nhẫn đối với tôi!

Nhân đây, tôi cũng nói thêm để Viên Dung hiểu rõ, tuy trên danh thiếp không ghi quân hàm, nhưng tất cả quân nhân Trung Quốc thấy CPC đều phải kínk trọng, lý do ký giả của CPC không giống như ký giả quân đội hay ký giả bình thường, điểm đặc biệt ký giả của CPC tuyển từ Tổng Biên Tập quân đội, hay những báo trực thuộc của đảng và nhà nước, ký giả của CPC có quân hàm nhưng không được phép ghi vào danh thiếp, một Tổng Biên Tập tương đương cấp Tá trễ lên, báo chỉ phát hành trong nội bộ CPC chỉ có cấp chỉ huy mới được đọc, bởi thế Nhất Biến đến địa phương nào cũng được săn đón, dù cấp tướng cũng kiêng nễ ký giả của CPC. Về thực tế Nhất Biến chỉ là ký giả thường với bút hiệu Cát Thuần, tôi được tuyển vào CPC đầu năm 1976, chuyển công tác ra mặt trận biên giới Trung Quốc và Ấn Độ, viết những bài có tính dục lòng chiến đấu, bởi thế ngày nay CPC dùng câu của tôi để người lính học tập trên chiến trường, như "Ai hét lên "lửa" với quân đội của nhân dân Trung Quốc sẽ bị chết". Đồng thời cuối năm đó tôi viết một bài có câu "Quyết định để máu cho máu, răng đền răng" cũng được CPC dùng làm châm ngôn thúc giục chiến sĩ say máu ngoài mặt trận. Thế là những cấp chỉ huy ai ai cũng biết ký giả Cát Thuần, do nguyên nhân hai bài báo vừa đề cặp.

Thực tâm mà nói, khi tôi đến chiến trường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, không còn trí tuệ nào để viết những câu có lửa, vì tôi không thể thúc quân tiêu diệt quê Cha được, đến lúc này tôi ý thức không thể tin hai đảng CSVN-TQ để rồi tiêu diệt máu của Việt Nam trong tôi, trớ trêu đùa bỡn, đưa đẩy tôi đến cảnh riêng đau lòng, đúng là đời người không ai định trước cho chính mình bằng một hướng đi như ý!

À tôi còn có hai biệt hiệu do CPC gọi, ký giả xe đạp, đi đâu cũng đem theo xe đạp, họ biết tôi không sử dụng xe quân đội làm phương tiện công tác và biệt hiệu thứ hai ký giả Levi's. Tôi cố tình tạo ra hai hình ảnh này để gần họ và tìm hiểu bí mật của từng người trong tổ chức đảng CSTQ.

Viên Dung biết rằng thành viên lãnh đạo trung ương đảng CSTQ, mỗi người có máu đa nghi khác nhau, vợ con của họ tự xem là người của đảng cài vào, như một điệp viên nằm vùng mà không biết thuộc phe phái nào, thế đấy hạnh phúc gia đình người CS chết từ đó, cho nên bất cứ lúc nào họ cũng trên tư thế thủ "Chiều thân tối thù". Viên Dung cảm thông, rồi đây sẽ rõ hết về thân phận của tôi.

Sông Lô từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam. Ảnh: Nhất Biến

Tôi chưa kịp đáp lời của Nhất Biến thì người lính Trung Quốc khi nãy xuất hiện, và một người lính quân phục chỉnh tề theo sau, chúng tôi cúi đầu chào, y tự giới thiệu:
─ Thưa đồng chí Cát Thuần, tôi là Trung úy an ninh trực của Sư đoàn, xin phép hỏi, đồng chí đứng bên là ai, cho biết chức vụ và quí danh?
─ Đây là bạn Viên Dung đồng nghiệp với tôi?

Tên, Trung úy anh ninh ghi danh tính của Viên Dung và Cát Thuần vào sổ trực, y ngó tôi từ đầu đến chân, nói:
─ Thế à, đồng chí Viên Dung ăn mặc xốc xếch thế, kính mời đi theo tôi vào văn phòng Bộ tư lệnh.

Đúng là bọn cướp Tàu muốn chơi bỉ mặt tôi "ăn mặc xốc xếch thế" nhìn lại chiếc áo khoác Cachemire, quả nhiên bị rách một bên vai áo, một lai tay rách tươm, tưa xười sợi Cachemire như cái chổi lông gà, bởi những lần té xe đạp, đi trong lòng giao thông hào va chạm vào vách đá, thân trước của áo cũng đã phai màu. Tuy áo rách để người trách cứ, tôi vẫn điềm nhiên, tự nói: "Chính nhờ áo khoác này, tôi đi bất kể thời gian, với sự chịu đựng sương gió, rét rừng. Mặc kệ suy nghĩ của thằng cướp Tàu, riêng chuyện của tôi biết phải làm gì". Bỗng, Nhất Biến phản ứng quá mạnh như một cú sóc làm chấn thương tự ái, lớn tiếng nói:

─ Thưa, đồng chí Trung úy, đánh giá con người không phải lối ăn mặc, mà nhìn vào giá trị thành quả, đồng chí đại diện cho Quân Đội Nhân Dân, mà chào người mới gặp mặt, bằng tư cách như thế không xứng đáng, về nhà làm ruộng đi. Nếu tôi nói không sai đồng chí đã nhập tâm vào kiếm hiệp, khi thấy bạn của tôi tưởng là Cái-ban ư. Thảo nào trên tay còn cầm cuốn tiểu thuyết Kim Dung, bởi vậy chiến thuật biển người tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc áp dụng theo kiếm hiệp.

Một người cao ráo, tướng mạo công chức, quân phục chỉnh tề đi đến, chào:
─ Chào anh Cát Thuần và người bạn của anh, lâu quá hôm nay được dịp gặp lại, thế nào quý anh có khoẻ không?

Người cao ráo hỏi tiếp:
─ Chuyện gì mà anh Cát Thuần lớn tiếng vậy, tôi chờ trong văn phòng, thấy lâu quá, mới ra đây đón anh vào.

─ Thưa, anh Hoa Chí Cường, tôi đi ngang qua đây không có ý định vào thăm anh, vì trên người tôi có lệnh tốc hành yết kiến, Bộ tổng tham mưu, Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí, Tư lệnh Quân Ủy Vân Nam. Trên lộ trình, tình cờ gặp lại bạn Viên Dung đồng nghiệp cũ, tôi tự nẩy ý đưa bạn Viên Dung vào giới thiệu và nhân tiện thăm anh.

Mới vào đây liền gặp đồng chí Trung úy an ninh trược khiển trách và có vẻ chê bai bạn Viên Dung ăn mặc lôi thôi, không khác nào tôi bị một bạt tai, trước mặt đồng nghiệp, vì thế tôi mới lớn tiếng, xin lỗi Trung úy nhé?

Hoa Chí Cường mặt nghiêm nghị nói:
─ Đồng chí, Trung úy Bình làm nhiệm vụ an ninh tốt, nhưng về ngoại giao không được tốt, từ nay về sau bất cứ ai đi với anh Cát Thuần là phải nể vì. Mỗi ngày đồng chí đọc hai câu Thánh kinh "Ai hét lên "lửa" với quân đội của nhân dân Trung Quốc sẽ bị chết" và "Quyết định để máu cho máu, răng đền răng" do anh Cát Thuần dạy cho chúng ta đó, đồng chí Bình có biết không?

Làng biên giới Việt Nam ẩn trong sương mù, núi rừng thanh bình bỗng dưng lan tràn chiến tranh, đằng xa có con lộ đất hướng đi thị trấn Thanh Thủy. Ảnh: Nhất Biến.

Lúc này, tôi mới để ý hai câu của Nhất Biến tự dưng trở thành kinh kệ của CPC, quân đội Trung Quốc trước khi xua quân đi ăn cướp xứ người phải hụp lạy hai câu của Nhất Biến, chua chát thay từ cổ chí kim bọn Hán chỉ có tài ăn cướp thiên hạ làm của riêng, thì ra kẻ Hán không có văn hiến, tất cả gia sản văn hiến đó từ thời chiến quốc để lại, tiếp theo kéo dài một thời thảm họa Hán hóa, như Đại Lý, Hạ, Kim, Lỗ, Ngô, Sở, Tấn, Tần, Tề, U Việt, Ngô Việt, Thổ Phòng, Vệ, Yên, Nữ Chân, Mông Cổ, thậm chí Vạn lý Trường thành và Tử Cấm Thành cũng do kiến trúc sư người Việt thực hiện v.v... Ngày nay, văn hiến Việt Nam, liệu năm tháng nào đó đảng CSVN "thà mất nước còn hơn để mất đảng", vì thế CSVN không ngần ngại hai tay dâng hiến nốt cho người Hán, có thể lắm chứ? Nếu đảng CSVN lấy quyết định.

Tôi đang đứng trong doanh trại của kẻ thù, đương nhiên lãnh thổ này do Ông, Cha của ta lập ra, thương đất nhớ người xưa làm sao tôi nguôi cái vô cùng uất hận này, càng nhớ lại lịch sử nước nhà, chỉ một lần lầm lỡ cả 1.000 năm nô lệ giặc Tàu. Lương tâm day rứt, nỗi buồn sôi gan.

Bên tai trái tôi nghe tên Trung úy Bình đáp:
─ Xin lỗi quý đồng chí, và xin lỗi thầy Cát Thuần tha thứ cho học trò.

Hoa Chí Cường thay lời Trung úy Bình mời:
─ Chúng ta làm hòa nhé, mời tất cả quý bạn về nhà riêng của tôi đàm đạo sau đó dùng cơm tối.

Tôi thấy vẻ mặt của tên Bình bỉ dã khó coi, tất cả bốn người đi ngang vai, vừa vào nhà Hoa Chí Cường, liền gọi cần vụ:
─ Quý đồng chí lo cho tôi bốn phần tiệc, rất thịnh soạn nhé, đúng 2 giờ sau chúng tôi dùng cơm tối, và chuẩn bị phòng ngủ cho khách quý, cảm ơn các đồng chí.
─ Dạ.

Tình hình đẩy đưa, buộc lòng tôi phải thay đổi miệng lưỡi, gọi Nhất Biến bằng bút hiệu mới Cát Thuần, đương nhiên cái tên Cát Thuần vừa lạ, lại khó nhớ, tôi âm thầm đọc đi đọc lại mươi lần mới ghi được vào đầu, đôi khi gọi cái tên Nhất Biến của mấy mươi năm về trước thấy thân thương hơn.

Vừa rồi cái tên Cát Thuần này cũng thể hiện được tính khí khái lắm, thay tôi chửi khéo vào mặt tên Trung úy an ninh CSTQ, về riêng tên Hoa Chí Cường lịch sự với Cát Thuần, đủ biết sức mạnh của một ký giả CPC đi thăm viếng chiến trường có khác, nếu một ký giả bình thường dù có bản lĩnh mấy cũng về tay không.

Cát Thuần hỏi:
─ Bạn, Viên Dung thu âm lại cuộc trao đổi hôm nay nhé?

─ Vâng, đưa máy cho tôi.
Tôi cầm cái máy hiệu Sony dùng cassette ux-pro 90, và Cát Thuần đưa tiếp cho tôi 5 cái cassette ux-pro 90, hỏi:
─ Viên Dung có cần tôi hướng dẫn mọi thao tác về kỹ thuật không?

─ Tôi cũng đã từng sử dụng qua loại máy này.
─ Tốt lắm chúng ta chuẩn bị nhé?

Tên, Hoa Chí Cường đem ra một chai rượu Mao-tài, rót đầy bốn ly, mời:
─ Xin mời quý bạn cụng ly, chúc nhau bình an và mọi việc thành công, tất cả nhận nơi đây niềm vui.

Cát Thuần hỏi:
─ Nếu ly thứ hai, anh chúc những lời nào?

Mọi người đồng cười trong men rượu, tạo ra không khí vui của kẻ chiến thắng và cũng là men rượu của tôi ...

Cát Thuần liền phỏng vấn tên Đại tá Hoa Chí Cường:
─ Thưa Đại tá, đời binh nghiệp khởi đầu từ lúc nào, trong chiến tranh phản công tự vệ có những kỹ niệm nào, khi chiến tranh đáng sợ nhất ở thời điểm nào, cũng như đáng trách nhất, cần lựa chọn chiến lược nào cho phù hợp với chiến thuật rút quân, về tổn thất của kẻ chiến thắng người chiến bại, nguyên do nào Không quân Trung Quốc không tham chiến, đã từng trải qua bao lần kỹ luật, và dự kiến nào cho tương lai đời mình?

Tôi nghe Nhất Biến đưa ra quá nhiều vấn đề, cấu trúc thành một câu hỏi. Có thể cuộc phỏng vấn này kéo đến 2 hay 3 ngày mới kết thúc. Tuy rằng có những vấn đề cần phải biết, bởi họ chủ động gây chiến tranh, thế nhưng trong lòng tôi hơi khó chịu không cảm hứng và lý thú, do thời gian không cho phép ở đây lâu. Còn về nội dung người được phỏng vấn phải móc ruột, phơi gan, lục phủ ngũ tạng đem hết ra khỏi lòng ngực. Cũng có thể Nhất Biến chủ ý dã tâm nào đó, muốn biến Hoa Chí Cường thành một xác chết biết nói.

Hoa Chí Cường uống hết ly rượu, trong cuống họng của y phát ra một luồng âm thanh dài, khà... đáp:
─ Thưa ký giả Cát Thuần, đã 7 năm mới hội ngộ bạn hiền, khác nào gặp "Rượu ngon chẳng nệ be sành" đáp lời bạn bằng lòng trung thực. Vốn tôi không thích binh nghiệp, đã là Kỹ sư điện, tốt nghiệp tại Đại học Kỹ thuật Nam Ninh. Năm 1965 bị động viên phải ghi danh vào Đại học quân sự Cáp Nhĩ Tân, tốt nghiệp Kỹ thuật Cơ Điện tử. Năm 1970 tham gia chiến trường biên giới Trung Quốc-Ấn Độ với quân hàm Thiếu úy, đến đầu năm 1978 chuyển về Quân Ủy Vân Nam, thăng quân hàm Trung tá chỉ huy trưởnng Lữ đoàn 104. Năm 1979 được lệnh tham chiến (phản công tự vệ) chiến trường biên giới Việt Nam-Trung Quốc, thăng cấp Đại tá chỉ huy phó Sư đoàn 40, thuộc Quân đoàn 14. Và hôm nay chỉ huy trưởng Sư đoàn 189 biệt lập tại miền sơn cước đã 7 năm, nhiệm vụ bảo vệ chiến lũy vòng 1. Năm 1980 Đặng Tiểu Bình ra lệnh giải trừ quân bị, tôi xin giải ngũ, Bộ quốc phòng không đồng ý, sau đó tôi nhận được văn thư tái phối trí quân đội chuyên nghiệp, lúc ấy tôi là một trong danh sách được đề cử thăng cấp tướng, bổ sung vào Quân đoàn 14, thế là binh nghiệp bất đắc dĩ, nó đeo đuổi vào người, cho đến nay trôi qua 7 năm, cái danh sách đề cử quân hàm tướng ấy bị gã Đại tướng Dương Đắc Chí cho chìm lỉm.

Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí

Đại Tướng Dương Đắc Chí tư lệnh Quân Ủy Vân Nam, trách nhiệm xuất binh phản công tự vệ hướng Lai châu, Lào Cai, Hà Giang lãnh đạo các Quân đoàn 11, 13, 14, 20.

Quân đoàn 11 có các sư đoàn 31, 32, 33.
Quân đoàn 13 có các sư đoàn 37, 38, 39.
Quân đoàn 14 có các sư đoàn 40, 41, 42.
Quân đoàn 20 có sư đoàn 58.
Đại tướng (许世友) Hứa Thế Hữu

Đại tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Quảng Châu, được lệnh của Đặng Tiểu Bình lãnh đạo Quân Ủy Quảng Tây, trách nhiệm xuất binh phản công tự vệ hướng Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh lãnh đạo các Quân đoàn: 41, 42, 43, 50, 54, 55.

Theo sự hiểu biết của tôi, chiến trường biên giới Trung Quốc-Ấn Độ khác về hình thể địa lý và khí hậu. Về chiến trường biên giới Trung Quốc-Việt Nam có những đặc biệt hình thể hiểm trở khó dụng binh, núi rừng trùng điệp, hiểm nguy nhiều hơn là thuận lợi, trên lãnh thỗ biên giới Việt Nam nơi nào cũng có khả năng biến thành pháo đài kiên cố, khi hành quân phải biết chọn lựa hình thể, tiến binh, dưỡng binh, tôi rất băn khoăn trong đầu nhiều suy nghĩ, tính toán. Lúc bấy giờ tôi làm chỉ huy phó cho Sư đoàn 40, nhiệm vụ tiền trạm tiến nhanh vào Hà Giang trước 24 giờ. Đồng thời Bộ tổng tham mưu trưởng, Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí, truyền lệnh chiến thuật biển người, tạo 6 lớp phủ sóng lên trên bảo tố. Lệnh xuất phát, trước 6 giờ sáng, ngày 17/02/1979. Và đúng 24 giờ phải tiến vào thị xã Hà Giang, sau đó tiến sâu 50km, địa chỉ tập kết tại thị trấn Việt Lâm, trên thực tế từ biên giới đến Việt Lam trên 70km.

Tôi không phản đối, vì nó là chiến tranh của thời gian, được hoạch định trên chiến sách biển người của Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí và Đại tướng Hứa Thế Hữu được Đặng Tiểu Bình phê chuẩn. Đương nhiên tôi có suy nghĩ và tự tìm riêng cho mình và cho người một lối để sống, âm thầm tạo cho mình một chiến thuật riêng để bảo vệ binh sĩ. Trong túi áo của tôi lúc nào cũng có một bản đồ, một thước kẻ nhỏ và 3 cây bút màu, trước khi tấn công theo hình thể địa lý trên bản đồ do tôi ấn định, sau khi trinh sát báo cáo hình thể địa lý. Tôi đã thấy khó khăn nhất để thọc thủng sâu qua khoải Hà Giang 50km, trước 24 giờ.
Bản đồ tiến quân. Nguồn: Hoa Chí Cường

Khi ấy Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí lập Bộ tổng tham mưu, gần doanh trại của tôi, cách lãnh thổ Việt Nam 1km, ông ta lấy Quân lệnh làm biển người. Bộ binh đi trước, Pháo binh, xe tăng hổ trợ, đường sắc và hậu cần đồng tham chiến phản công tự vệ vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 17/02/1979.

Dương Đắc Chí gã tướng già lờ mờ, cứ thúc dục khởi quân y lệnh, tôi còn đắn đo hơn 15 phút sau mới xuất trận, từ Chuẩn Tôn, sư đoàn vượt qua sông Lô, tiến vào các làng biên giới Việt Nam, quân đến đâu diệt sạch đến đó, nếu có cản trở, khó thay nơi nào cũng có dân quân làm vật cản, họ kháng cự mãnh liệt tôi không ngại, tuy nhiên tôi lấy quyết định tránh né dân quân Việt Nam, khi đoàn quân đến được thị trấn Thanh Thủy là gối đầu vào Quốc lộ 2 cứ thế đoàn quân tiến vào thị trấn Nà Cầy, Phương Tiến, Phương Độ... trực chỉ vào thị xã Hà Giang, tiếp theo đến thị trấn Vi Xuyên, Việt Lâm, đúng 23 giờ, lập tức phối trí 3 lớp phòng ngự, ngăn trở quân đội Việt Nam từ Tuyên Quang tiến lên, họ sẽ di chuyển quân đi dọc theo Quốc lộ 2 để giải vây Hà Giang.

Lần đầu tiên tôi mở đường tổn thất 3%, đối với tôi một thất bại lớn, nặng nhất là ở biên giới sông Lô, các làng chung quanh Thanh Thủy, còn những địa chỉ đã đi qua sự kháng cự quá yếu ớt. Tôi lập phòng ngự vừa hoàn tất, được lệnh của Bộ tổng tham mưu về trình diện, tôi ngớ ngẫn không hiểu lý do gì, tuy nhiên phải tuân lệnh, về đến nơi Dương Đắc Chí buộc tội về tôi bất tuân quân kỷ. Tôi cảm thấy bị nhục mạ, liền hỏi:

‒ Thưa Đại tướng, tôi bị kỷ luật về tội gì, nếu đúng tôi tuân lệnh, và cho phép tôi được biện luận trước khi kỷ luật.

Tôi nói tiếp:
‒ Thưa Đại tướng, tôi mở đường cho các Sư đoàn tiến quân vào Hà Giang, lúc tôi khởi binh trễ 15 phút nhưng đến sớm 1 giờ 45 phút và đã lập 3 phòng ngự, tổn thất 3% quân số, súng đạn, mìn, lựu đạn, 25 pháo cối nhẹ, ra-đa, truyền tin, vũ khí còn nguyên, di chuyển binh thần tốc và nhẹ, như vậy bị kỷ luật hay sao?

Gã tướng già lờ mờ Dương Đắc Chí, hình như khó trả lời với tôi, y liền nại chuyện cho có để cảnh cáo:
─ Anh, không tuân lệnh khởi binh, quân chinh chiến ngoài sơ đồ đã chỉ định, lý do nào không có đại pháo, xe bọc thép, xe tăng. Vũ khí nặng, quân dụng để ở đâu mà lại dùng con La, con lừa để vận chuyển.

Gã tướng Dương Đắc Chí nói mới dứt lời và tôi chưa kịp đáp câu hỏi nào, thì trước mặt của y, có đến 9 tướng lãnh thay mặt Quân đoàn và Sư đoàn về báo cáo, với sự hiện diện của tôi thay mặt Sư đoàn 40, gồm 10 chỉ huy Sư đoàn đồng hiện diện đúng quân số 4 Quân đoàn, dưới trướng của tướng có tên cúng cơm ngộ ngĩnh Dương Đắc Chí.

Các tướng lãnh, Quân đoàn 11, chiến trường Lai Châu báo cáo.
Sư đoàn 31: "─ Thưa Đại tướng, Bánh đậu 1 (mật mã) đến địa chỉ trễ nải 2 giờ, tổn thất 14% quân số, quân dụng, vũ khí không tập kết đúng địa chỉ, hỏa lực của đối phương chỉ có dân quân, cũng có thể là quân đội chuyên nghiệp, đến giờ này vẫn chưa thấy chủ lực quân đội Việt Nam xuất hiện thế mà cánh quân của chúng tôi đã tổn thất khí tài quá nặng, binh sĩ tử trận chôn tại chỗ, bị thương mang theo".

Sư đoàn 32: "─ Thưa Đại tướng, Bánh đậu 2, đến địa chỉ trễ nải 20 phút, tổn thất 11% quân số, quân dụng bị cháy 50%, vũ khí hư hao 2%, 1 xe tăng, 2 đại pháo tập kết đúng địa chỉ".
Sư đoàn 33: "─ Thưa Đại tướng, Bánh đậu 3, đến địa chỉ đúng 24 giờ, tổn thất 17% quân số. Cùng lúc 1 xe tăng, 5 đại pháo tập kết đúng địa chỉ".

Quân đoàn 13, chiến trường Lào Cai + Hà Giang.
Sư đoàn 37: "─ Thưa Đại tướng, Tờ báo 1 đến địa chỉ trễ nải 4 giờ, tổn thất 18% quân số, đội Pháo binh đến sau 5 giờ, hậu cần quân dụng, vũ khí chưa tập kết tại địa chỉ đã định".
Sư đoàn 38: "─ Thưa Đại tướng, Tờ báo 2 đến địa chỉ tập kết trễ nải 2 giờ, tổn thất 16% quân số, quân dụng, vũ khí tập kết sau 3 giờ".
Sư đoàn 39: "─ Thưa Đại tướng, Tờ báo 3 đến địa chỉ tập kết đúng 24 giờ, tổn thất 14% quân, giờ này hậu cần quân dụng, vũ khí chưa đến địa chỉ tập kết ".

Quân đoàn 14, chiến trường Lào Cai + Hà Giang.
Sư đoàn 40:
Sư đoàn 41: "─ Thưa Đại tướng, Bánh khoai 2, đến địa chỉ trễ nải 1 giờ, tổn thất 10% quân số, hậu cần quân dụng, vũ khí đến điểm tập kết sau 4 giờ".
Sư đoàn 42: "─ Thưa Đại tướng, Bánh khoai 3, đến địa chỉ đúng 24 giờ, tổn thất 15% quân số, hậu cần quân dụng, vũ khí đến điểm tập kết sau 2 giờ".
Quân đoàn 20, chiến trường Hà Giang:
Sư đoàn 58: "─ Thưa Đại tướng, Bánh bột 1, đến địa chỉ trễ nải 13 phút, tổn thất 22% quân, hậu cần quân dụng, vũ khí hiện thời chưa đến điểm tập kết".

Gã tướng Dương Đắc Chí hất hàm nói:
─ Còn anh, trả lời phần cuối về đại pháo, xe bọc thép, chiến xa, đạn dược vũ khí, quân dụng để ở đâu mà lại dùng con La, con lừa để vận chuyển.

Chín (9) tướng lãnh Quân đoàn và Sư đoàn ngạc nhiên không biết chuyện gì đến với tôi, họ cứ ngó tôi chằm chẳm, có người hỏi nhỏ tôi:
─ Tại sao anh không báo cáo phần đầu mà chỉ phần cuối, như vậy anh có vấn đề rồi, hãy cẩn trọng trước mặt thằng tướng già ham sống này.

Tôi điềm nhiên đáp:
─ Thưa Đại tướng, đánh giặc giỏi về chiến lược, quân binh, quân dụng ít hao, đôi khi cũng nên dùng di chuyển thô sơ làm mới chiến thuật, lý do địa thế, địa hình không thuận chiến thuật hiện thời, cho nên tôi cần phải nhanh và nhẹ, thử hỏi vượt qua sông Lô, ta dùng đại pháo, xe bọc thép, xe tăng thì bao giờ đến được Việt Lâm? Bởi vậy tôi quyết định quy động 1500 con la, con lừa chỉ vận chuyển súng đạn, mìn, lựu đạn, pháo cối nhẹ, ra-đa, truyền tin, và lương thực không cần hậu cần cũng đến điểm tập kết trước 24 giờ. Tôi tự ý sắp đặt chiến thuật lấy núi 646, tại cuối ngồn sông Lô đặt một Trung đội Pháo binh, đây là tiền đồn hay hậu phương cũng được, hiện nay Bộ binh tác chiến gần, chủ yếu chiến thuật đối đầu với dân quân biên giới Việt Nam, một khi đã chiếm lĩnh chiến trường rồi sau đó đưa vũ khí nặng tham chiến như xe tăng, đại pháo v.v... Đại tướng đã nghe báo cáo của những sư đoàn mà chưa hiểu chiến thuật xưa hóa nay, thảo nào mới ra quân tổn thất nặng, bởi tâm lý biển người không gợn sóng, ngược lại tạo ra sức kháng cự mãnh liệt của dân quân Việt Nam, dó đó biến thành lực lượng tự vệ, lấy thân chắn làn sóng biển người!

Trung đội Pháo binh Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14, có khả năng kiểm soát 2/4 tỉnh Hà Giang. Nguồn: Hoa Chí Cường

Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh, về địa thế núi rừng biên giới Việt Nam hiểm trở, sông ngòi khó qua, dùng chiến xa phải đặt lại vấn đề nhiên liệu, thiên nhiên, phương tiện đường sá cầu kiều. Thử hỏi Công binh bao giờ có những con lộ dã chiến để xuyên qua núi và qua sông phải có cầu kiều, cho thấy chiến lược biển người không hợp chiến thuật nơi này.

Một ví dụ khác, chúng ta không tiên liệu trước, sự sợ hải của đối phương là cơ hội tự vệ bất khả tiên liệu, nếu ta không khéo chiến trường này biến hai bên ôm nhau cùng chết. Còn một yếu trọng khác, chuyển yếu thành mạnh, những đơn vị do tôi điều binh đều thông thuộc lòng địa hình, hình thể địa lý tại biên giới và cả trên đường tiến quân, nếu có một số tổn thất nhỏ về khí tài, do hỏa lực đối phương, chúng tôi không hề ngại

Nói chung tôi chọn lựa chiến thuật dọn đường bằng lối xuất kích này vừa gọn nhẹ và nhanh, tuy nhiên trái lệnh chiến thuật biển người.

Trung đội Pháo binh Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14, đang pháo xuống thị xã Hà Giang. Nguồn: Hoa Chí Cường

Lần đầu tiên tôi chào tên tướng già Dương Đắc Chí, thân đứng thẳng, nói thẳng thắn không hề cảm giác sợ chết câu cuối cùng: "Nếu tôi thất thủ chịu tử hình không hối hận".

Giờ này tôi còn sống được là nhờ tính chân thành, sống bằng lương tâm, đó là kỷ niệm trên chiến trường Việt Nam.

Hai anh cần vụ đem cơm vào phòng khách thưa:
─ Thưa, Đại tá đã đến giờ cơm.
─ Thế à, cứ tự nhiên để trên bàn, cảm ơn quý đồng chí.
─ Dạ.

Thời giang trôi qua 2 giờ quá nhanh, mới đó mà đã 7 giờ tối. Lúc này tôi hy vọng sau buổi cơm sẽ phỏng vấn tiếp như: "Khi chiến tranh đáng sợ nhất ở thời điểm nào, cũng như đáng trách nhất, cần lựa chọn chiến lược nào cho phù hợp với chiến thuật rút quân, về tổn thất của kẻ chiến thắng người chiến bại, nguyên do nào Không quân Trung Quốc không tham chiến, đã từng trải qua bao lần kỹ luật, và dự kiến nào cho tương lai đời mình?".

Huỳnh Tâm
Paris 16/03/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét