Huỳnh Tâm

Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam
(Kỳ 3)
Đỉnh núi Chăn Ngựa .
Nguồn ảnh: Nhất Biến
“...Trong chiến tranh ngày 17/02/1979 nó có nhiều mặt, mục tiêu cuối cùng là chiếm cho bằng được nguồn nước và cao điểm chiến lược, đó là hai yếu tố mạnh nhất của Bắc bộ Việt Nam...”



Đỉnh núi Chăn Ngựa cao vòi vọi, đường vòng ngoẹo như màng nhện, tay lái xe đạp lúc nào cũng nương theo sườn núi, chui vào sương mù, tưởng chừng đang cởi trên mây, ra khỏi sương mù nước đọng lại ướt cả người. Từ xa vọng lại tiếng người Việt ở dưới chân đèo:"Mời quý bạn nghỉ ngơi ăn cơm trưa". Tình cờ nơi đây có làng người Việt tị nạn, nhưng chưa biết họ đang sống tại trung tâm đèo núi biên giới về hướng Nam sông Hồng Hà, hay dưới thung lũng đã trải qua biết bao đau thương quá khứ của chiến tranh. Cuộc đời của con người ở đất nhờ đất không chảy theo sự tự nhiên của sông Hồng, con người sống theo thời gian, sông Hồng sống theo thiên nhiên đã bao đời vẫn thế, nếu đôi khi có thăng trầm do mùa nước lũ và mùa hạng háng, về con người nếu không có chiến tranh thì ở nơi này thanh bình biết mấy.
Sông Hồng Hà phía Đông Nam giáp Vân Nam với đường ranh giới tạm thời hơn 193km. Chúng tôi đã lặn lội từ hướng Đông qua hường Tây tỉnh Vân Nam trên 128 làng xã, nếu tính từ biên giới Quảng Tây đến Vân Nam có 512 làng, tọa lạc 16 quận huyện bên biên giới Trung Quốc.

Trên đường đi, chân đạp xuống đất của quê hương, tôi có ít nhiều suy nghĩ về lãnh thổ của ông cha đã tạo ra, và nuôi dưỡng trong một chiếc nôi văn hiến Bách Việt. Tiếc rằng quê hương mình sống gần láng giềng người Trung Quốc, mà không có sức mạnh, như thời này, dưới chế độ CSVN mất hết ý chí để giữ nước, cho nên một phần biên giới không còn thuộc lãnh thổ của Việt Nam.
Dưới thung lũng một con sông tên Hồng Hà quá đẹp, hướng Nam đất nước Việt Nam thân yêu, hướng Bắc thuộc về Trung Quốc, cả hai quốc gia, chia sẻ chung sống với thiên nhiên, nhưng lạ thay đảng CSTQ lúc nào cũng muốn lấy sông Hồng Hà làm của riêng, bởi thế một phần sông Hồng Hà thuộc tỉnh Hà Giang bị định hai bề cõi. Họ dấy binh vào ngày 17/02/1979 dưới sự chỉ huy của Sư đoàn 189 thuộc Quân đoàn 14 và Lữ đoàn 123 Quân đoàn 41 Trung Quốc, tự dưng địa danh này nổi lên cuộc chiến đẫm máu, biến ngọn núi Việt Nam trở nên bình địa, đến nay vẫn còn cằn cỗi.

Trung Quốc đã dự trữ quân nhu, quân cụ, trong hai năm liền, chuẩn bị chiến tranh biên giới với Việt Nam. Trên bàn chiến lược của Bộ quốc phòng Trung Quốc đã có quyết định chuyển đổi địa danh sông Hồng Hà. Mãi đến tháng 4 năm 1984 họ mở cuộc giao tranh ác liệt với dân quân Việt Nam, cuối cùng Sư đoàn 189 chiếm được địa danh này và lập ra làng người Việt tị nạn ở đây, lấy tên Sư đoàn 189 làm tên làng.

Trong chiến tranh kẻ nào xem dân không bằng một con trâu già, sẽ bị thua trận, do đó đảng CSVN dâng núi Chăn Ngựa cho Trung Quốc cũng là một cách chôn vùi địa danh này không hề tiếc! Phần núi chiến lược lãnh thổ của Việt Nam kể từ đây chào Tổ quốc vĩnh viễn ra đi, thuộc về của Trung Quốc.

Được biết trong làng dân cư có nhiều nhóm sắc tộc khác nhau, nó trộn lẫn chung sống, nào là Hán, Miêu, Đại, Zhuang, Yao, Buyi, Yi Jing, và 324 người Việt, tất cả sống cùng tâm trạng đã trải qua chiến cuộc, nhờ vậy tạo được bản sắc riêng, qua tình người với sự gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau. Đời sống hằng ngày khai khẩn đất hoang, trồng trọt hoa màu ngắn hạn để sống qua ngày, xây dựng ngôi nhà mới trên mãnh đất cũ nay do người mới làm chủ (Trung Quốc). Dân số của làng 189 cả thảy 2.942 người Việt tị nạn định cư, muốn vào làng phải qua sự giám sát của Sư đoàn 189, bởi vậy ở triền núi này có hai tên 189, chỉ có người tị nạn mới biết đường vào làng.

Tôi vô tình đi qua ngôi làng 189, mới biết nơi này có chị Trang và Mỹ Châu, hai người thân nhất đang ở đây, cảnh vật và con người chung sống trong một thế giang, thế mà ai biết sự biệt lập với bên ngoài gần như ngạt thở!

Chúng tôi, đứng trên lưng núi nhìn tứ phía xem cảnh tình quê hương, anh Bá đưa tay lên chỉ nói:

─ Điểm đứng này, trên lưng núi cao trên 3.000m, đằng xa là chiến lũy biên giới vòng thứ 3, chạy dài từ Quảng Tây qua Vân Nam, những con rắn chiến lũy của Trung Quốc nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, không khác nào một hiểm họa hôm nay và mai sau chưa biết nó sẽ đến lúc nào ?
 
Nguồn ảnh: Nhất Biến
 
Đối diện với chúng ta, đĩnh núi A thuộc tỉnh Lào Cai, ở đó là chiến lũy biên giới vòng 3 hoàn toàn do Trung Quốc kiểm soát, Trung Quốc tự phân định chủ quyền lãnh thổ thuộc về họ và họ tranh thủ thời gian xây dựng nhiều pháo đài kiên cố.
 
Nguồn ảnh: Nhất Biến

Còn phía Đông, những đĩnh núi của tỉnh Hà Giang, cũng là chiến lũy vòng 3 của Trung Quốc nối dài vô tận, đứng đây mới thấy đảng CSVN hoàn toàn không có ý chí đối đầu quyết liệt với địch, không một cản trở nào để hy vọng giành lại từng đồi núi một, riêng Trung Quốc, họ không chịu bò chuộc, bởi địa danh C là cột trụ của quần thể núi cao Hà Giang, làm chủ được nơi này, sẽ kiểm soát toàn diện Đông-Tây, Việt Nam. Chúng ta đứng ở đây vẫn nghe được tiếng đạn pháo và thấy khói lửa chiến tranh đang diễn biến.
Một chiếc xe đạp từ trên đèo xổ xuống với tốc độ nhanh, vụt chốc đã qua khỏi sườn đèo, chúng tôi vẫn đứng xoay mặt về hướng Nam, mải miết nhìn từng cột khói của đạn pháo và đôi mắt chú ý, đếm từng đường trắng chiến lũy, nhất là không thể đếm hết chiến hào. Bỗng người đi xe đạp vừa vụt qua, quay đầu trở lại, đạp xe lên dốc, gọi thật to:
─ Trọn Vẹn.

Tôi nghe hai tiếng Trọn Vẹn thay vì gọi (Viên Dung) chỉ có bạn thân mới gọi như thế, lòng không thể ngờ tại đầu núi chân mây này, lại có cái tên trùng hợp, đương nhiên tôi lo ngại, nhất định không xoay lưng lại, xem như từ chối cái tên (lóng).

Y lại gọi đích danh:
─ Có phải Viên Dung không?

Lúc này buộc lòng tôi phải xoay lưng lại, trả lời:
─ Chính tôi, và anh là ai?

Thực sự tôi không nhận diện được y là ai, vì chân dung gầy, da ngâm có nhiều dấu sạm nắng, y ngồi trên xe đạp như một ký giả chiến trường sống với gió sương. Y nói:
─ Thực sự Viên Dung không còn nhớ tôi hay sao?

─ Thưa anh, ở xứ Trung Hoa này có đến 1,3 tỷ người làm sao mà nhớ hết, vả lại người Việt ở xứ Tàu này, tôi chỉ quen có vài người, chính họ còn không biết tên riêng của tôi, thế thì làm sao anh biết bút hiệu cúng cơm của tôi?

Y cười rồi đáp:
─ Hà hà ... thì ra tôi đã thay đổi diện mạo quá nhiều, cho nên bạn không nhận ra là phải, chính tôi là Nhất Biến đây, phó tổng biên tập Hoa Văn báo, ngày trước ở đường Hồng Bàng Chợ Lớn.

Từ lúc này trong tôi có hai phần hồn phách nửa sợ, nửa vui không biết phải chọn phần nào, nay tình cờ chạm mặt Hao Văn báo, trong lòng suy nghĩ vu vơ: "Thì ra thằng này là Trung Cộng chính hiệu, thế mà tung tích của y mình không hề biết, bây giờ đã muộn màn, nếu như nạp thân cho y không biết mình sẽ đi về đâu, hy vọng mọi việc sẽ tốt không bị lộ, phần thì sợ chuyến đi này trở thành vô tích sự, người thân đang kẹt trong "lồng chim" Trung Quốc. Chưa kịp cứu ai cả, mình đã mất xác trước". Tôi liền đáp:

─ Thì ra anh là Nhất Biến, đúng như hình học đổi dời nhiều gốc cạnh vẫn là Nhất Biến, quả nhiên anh đã thay đồi chân dung quá nhiều, nên tôi không thể nào nhận diện ra anh, xin lỗi và cảm ơn anh còn nhớ đến Viên Dung.

Nhất Biến đáp:
─ Tôi thẳng thắn nói với bạn, tôi chỉ là Trung Cộng giấy, bạn đừng áy náy, cần gì tôi sẽ đứng sau lưng của bạn, nhân dịp tôi mời bạn đến doanh trại Sư đoàn 189 để tôi hậu đãi cố tri và quý anh của bạn. Chúng ta là bạn có quá khứ đẹp không mất, cứ tin tôi bạn đừng sợ.

Tôi nghe Nhất Biến mời đến doanh trại Sư đoàn 189 không khác nào một hung tin đưa đến, xem ra đường cụt đụng đầu vào vách tường, liền đáp:
─ Cảm ơn anh Nhất Biến có nhã ý tốt, nhưng tôi muốn vào làng 189 thăm viếng người Việt tị nạn, trong đó có vài người thân, rồi đi nơi khác vì không có thời gian nhiều.

─ Hình như Viên Dung có ý từ chối lời mời của tôi, lời mời chân thành không đem bạn vào chỗ chết đâu, tôi biết sau 13 năm gặp lại mỗi người sống tùy hoàn cảnh, nhưng ở nơi tôi thì chân thành là chính, lúc nào cũng trân quý bạn, một lần nữa tôi nói thẳng thắn chúng ta không phải là người của hai chiến tuyến, vả lại bạn đang thân với hai người anh đã từng là MTGPMN, còn tôi bạn xem như người xa lạ, như chưa bao giời biết nhau, thử hỏi những lúc chuyện vui bạn có quên tôi không, những lúc lên khuôn chữ báo, bạn có cảm xúc về tôi không ?

Nguồn ảnh: Huỳnh Tâm

Trước 1975 dưới chế độ VNCH, tại Chợ Lớn có 11 nhật báo Hoa ngữ, chưa kể báo định kỳ và báo Xuân v.v... y là một trong những tổng biên tập Hoa Văn báo. Quả thực hôm nay tôi khó hiểu về Nhất Biến, y sinh quán Chợ Lớn, cha Việt, mẹ Hoa, bây giờ có mặt ở đây, tôi càng không biết y đang làm việc gì! Và càng không biết lý do nào Nhất Biến trở thành phóng viện chiến trường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Tôi không yên tâm cuộc gặp gỡ này và lời mời không chừng hậu ý, đời tôi phải ngã gục tại nơi này ư. Tôi phải đáp làm sao cho phải tình của y:

─ Thưa anh Nhất Biến, làm sao tôi quên được những lúc anh loan tải những tác phẩm của tôi, khi ấy anh thường mời tôi đến tòa soạn để cụng ly lai rai vài chỉ rượu với khô Bò hay khô Mực. Anh còn bình phẩm nghệ thuật ảnh của tôi, theo văn trào phúng xã hội, vui ấy có thể nói chết đem theo không thể chia sẻ cho ai được, nay gặp lại anh tôi rất vui mừng ngày hội ngộ ở xứ người, tất cả thứ ấy tôi đều để trong lòng. Tôi có nhiều lý do không thể ở đây lâu được, nếu anh cho địa chỉ, tôi sẽ đến thăm anh và hàn huyên nhiều hơn.
 
Nhất Biến lấy một danh thiếp đưa tôi, nói:
─ Bây giờ bạn đi đâu tôi theo đó, bạn nhớ rằng trên chiến lũy vòng 1 này, lắm chông gai, bạn không bỏ mạng thì cũng tàn phế, đó là chưa kể bạn đến chiến lũy vòng 2 và chiến lũy vòng 3, hai chiến lũy đó chỉ có bỏ mạng chứ không hy vọng tàn phế.

Tôi thở dài đáp:
─ Thưa anh Nhất Biến, đúng như lời anh nói, tôi đã đứng trên trái đạn và bị nổ tung thành một cái hố sâu, bằng mồ tập thể trên 3 quân nhân Trung Quốc.

Mọi người cùng cười vì anh Linh, anh Bá, Nhất Biến đồng Hoa đỏ cả. Nhất Biến nói:
─ Theo ý tôi, đề nghị chúng ta cùng đi trước, đến doanh trại Sư đoàn bộ binh sơn cước 189 nhé?

Anh Linh đáp:
─ Không được, Viên Dung phải tranh thủ đi sớm về sớm, nếu vào đó thì bao giờ mới đến nơi thăm anh Trương Hoán Tùng.

Tôi đề nghị:
─ Thôi thì vào làng thăm chị Trang, cô Mỹ Châu rồi tính ra sao cũng được, đã lỡ đò không nỡ nào chúng ta cùng lội qua sông sâu.

Nhật Biến đáp:
─ Nhất Biến có ý kiến này, có thể dung hòa và không lỡ chuyến đi của Viên Dung, chúng ta đồng vào làng 189 thăm người thân của Viên Dung, nhân dịp tôi giới thiệu người bạn trẻ tên Lều Hà Chỉnh, nguyên Trưởng làng 189, sau đó đến doanh trại Sư đoàn 189. À trước đây tôi cũng là đàn em của anh Trương Hoán Tùng, dịp này chúng ta cùng đi Tây Hành làng bằng xe hơi của Sư đoàn 189, do tôi làm tài xế. Viên Dung và quý anh hãy an tâm nhé ?
 
Từ lúc gặp lại Nhất Biến, mãi đến lúc này, vẫn nghi ngờ sự tốt của y, tôi chưa thể mở lòng đón nhận giao tình không hẹn trước, bởi người CS lắm mưu, nhiều mẹo và mọi việc làm của họ đều nằm trong tính toán, như trước đây tôi biết rất ít vế đời sống của Nhất Biến, y độc thân, sống chân tình với bạn bè, yêu nghệ thuật, y chưa làm phiền lòng ai, những bài viết của y miêu tả sinh hoạt cộng đồng người Hoa [1] nhưng y là một tổng biên tập không có lý do nào chỉ một bút hiệu, một ký giả bình thường còn có nhiều bút hiệu khác nhau để viết nhiều đề tài. Hoa Văn báo cũng không ngoại lệ, nếu tìm hiểu chủ trương thấy nghiêng về Hoa kiều [2] còn Hoa vàng hay Hoa mất gia phả, chỉ là hình thức đệm cho trang đầy cột báo. Tôi chỉ nghe qua bạn bè nói về gốc tích của y có hai dòng máu, cha Việt, Mẹ Hoa, càng khó hiểu nguyên nhân nào y vào đảng CSTQ. Hy vọng lần này tôi sẽ tìm ra nguyên nhân, bởi y vô tình cho biết y là đàn em của anh Trương Hoán Tùng, và y còn cho biết thân làm Trung Cộng giấy.

Chúng tôi cùng đi vào làng 189, trên đường đi Nhất Biến cho biết:
─ Tại điểm đứng của chúng ta, bọn Trung Quốc đã chiếm một đoạn dài biên giới sông Hồng Hà tỉnh Lào Cai, và Hà Giang của Việt Nam. Họ đã thành lập Hồng Hà thị thuộc tỉnh Vân Nam, và tương lai một phần sông Hồng Hà tại tỉnh Quảng Ninh Việt Nam sẽ là Hồng Hà cảng của tỉnh Quảng Tây.

Từ thượng nguồn cho đến hạ nguồn sông Hồng Hà hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, Việt Nam chỉ còn lại một rẻo đoạn sông Hồng Hà khu vực Hà Nội, Trung Quốc làm chủ nguồn nước thượng nguồn, họ sẽ thực hiện chính sách lớn trong một vai trò hàng đầu về kinh tế.

Trong chiến tranh ngày 17/02/1979 nó có nhiều mặt, mục tiêu cuối cùng là chiếm cho bằng được nguồn nước và cao điểm chiến lược, đó là hai yếu tố mạnh nhất của Bắc bộ Việt Nam. Việt Nam bị mất một vùng đại lý chiến lược hàng đầu tại biên giới, xem ra Việt Nam ngày nay không khác một phế nhân.

Chiến tranh đồng bằng, bọn Bắc Kinh xua quân vượt rừng, xuyên núi qua sông, tràn xuống đồng bằng chiếm 6 tỉnh, thị xã của Việt Nam và phá cho tan hoang đúng một tháng. Sau đó tung ra chiến thuật rút lui an toàn, bởi vậy Việt Nam ngơ ngáo không hiểu tại sao Trung Quốc lại ngưng chiến ở đây mà không tiến xuống Thái Nguyên rồi đến Hà Nội, rất tiếc tôi không hiểu những cái đầu của những nhà chiến lược suy nghĩ những gì, chứ thực trước mắt tôi đã thấy bản đồ lên kế hoạch tiến công Hà Nội, trước đó mình cũng hiểu ít nhiều về chiến thuật "dương đông kích tây" đã định trước một kế hoạch biến trận của tên Đặng.
Nguồn ảnh: Nhất Biến
 
Việt Nam trong tôi có một người cha để nhớ để thương, mỗi khi tôi nhìn về quê hương có lẽ phải sám hối cả đời, nước sông Hồng Hà cũng chê bai tôi khó rửa sạch, vì dơ bẩn ở trong lòng chứ không phải ở ngoài da, và trong tôi có biết bao sự đau thương khác như mẹ già sống cô đơn, cha già không biết lưu lạc ở nơi nào! Cái áo ngoài của tôi chỉ là thứ sống ảo, khi nào tôi sẽ nói hết cho Viên Dung nghe!

À trở lại chuyện chiến tranh, sau khi quân Trung Quốc rút lui, theo lệnh ngưng chiến, đảng CSVN tự dưng cài mìn vào cây cầu thị xã Lạng Sơn tại sông Kỳ Cùng, cho sập để quân Trung Quốc không có đường trở lại, đúng là ấu trỉ về chiến thuật, vô tình đảng CSVN cho người ta biết sự yếu kém của mình. CSVN còn nhẫn tâm hơn nữa, tôi không tưởng tượng được cảnh tiêu diệt nhân dân Việt Nam, họ cam tâm lùa nhân dân đến miệng quân Trung Quốc, đôi tay đảng, dâng lên nhờ địch tiêu diệt đồng bào biên giới của mình, đúng là dân của mình chết vì địch nội ứng trong nhà.

Nguồn ảnh: Nhất Biến
 
Một số lượng lớn người Việt Nam đẩy qua biên giới Trung Quốc. trong thời gian này thường dân vô tội chết vì chiến tranh khá nhiều. Trung Quốc lợi dụng người dân Việt Nam tràn qua biên giới đẩy mạnh chiến trường "phản công tự vệ" lên tầng chiến lược. Ngày 18/04/1979 Trung Quốc chính thức đưa người Việt Nam vào chương trình "người Việt tị nạn" biên giới.
 
Tôi lắng nghe Nhất Biến nói nhiều điều chiến tranh tại biên giới, hình dung trong con người này có những uẩn khúc nào đó, và hỏi:

─ Thưa anh Nhất Biến, anh đã từng đi khắp 3 vòng chiến lũy của Trung Quốc, tại chiến trường trong lãnh thổ Việt Nam, vậy Bắc Kinh mở cuộc chiến tranh biên giới trên danh nghĩa "phản công tự vệ", có phải Việt Nam chiếm biên giới của Trung Quốc trước ngày 17/02/1979, bởi vậy Trung Quốc mới tự vệ, theo suy nghĩ của anh thế nào?

─ Hì hì... bọn Bắc Kinh quá lếu láo, thử hỏi trước và sau ngày 17/02/1979, Việt Nam có chiếm một phân ly đất nào biên giới của Trung Quốc đâu, hai nữa những Quân đoàn Việt Nam đang tham chiến tại Campuchia, chỉ để lại hậu cứ một Trung đoàn, như Quân đoàn 1 Cao Bằng, Lạng Sơn biên giới phía Đông. Quân đoàn 2 Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang biên giới phía Tây, Quân đoàn 3 Quảng Ninh biên giới Đông và vinh Bắc bộ. Một biên giới rộng lớn cửa mở, thế mà Đặng Tiểu Bình la lớn tiếng "phản công tự vệ". Đặng Tiểu Bình chỉ bịp được người điên, hai đảng CSVN và TQ bịp được hai dân tộc VN-TQ chứ nào bịp được Quốc tế.

Tôi rất tiếc rằng Việt Nam bị mất quá nhiều sông, núi, đất liền biên giới kể cả người đã chết lẫn người đang sống, tôi tin chắc chắng Viên Dung đã đi trên chiến lũy này thì phải gặp vô số mồ tập thể của người Việt mình, đảng CSVN vô thừa nhận người lính hy sinh bảo vệ biên giới vì Tổ quốc. Nếu có dịp Viên Dung vào chiến lũy vòng 2 và 3 thì sẽ thấy chiến tranh quá bất nhân với con người, địch ta chết cùng một mồ! Còn bọn đảng trưởng CSVN và TQ hẹn nhau cụng ly, như Hennessy, Rémy Martin (V.S.O.P và X.O), Chivas Regal 12, 18, 21, Martell X.O, Jack Daniel's, Clebmorangie, Absolute… chúc mừng nhau mạnh khoẻ, nhởn nhơ, miệng cười nhe răng như bầy cáo. Nói chung hai đảng CSVN và Trung Quốc đã thỏa thuận ngầm từ trước chiến tranh 1979, và Việt Nam phản đối chiếu lệ, một cách tránh né che mặt nhân dân Việt Nam mà thôi, chúng ta là một trong toàn thể nhân dân bị cuốn vào trò chơi của chúng .

Trong cuộc chiến này, Việt Nam mất nhiều tài nguyên thiên nhiên đang nằm dưới lòng đất chưa khai thác, và danh lam thắng cảnh một thiên đàng tại thế. Nào bạn nhìn kìa, cảnh đẹp của sông Hồng Hà trước mặt, có dịp hãy chiêm ngưỡng đi ?

 Nguồn ảnh: Nhất Biến
 
Và bạn nhìn về hướng Tây Nam, bạn thấy quê hương mình đẹp ngần ấy, ngoài ra vẻ đẹp của ruộng bậc thang miền cao nguyên Bắc phần, còn chứa đựng cả một sức sống của dân tộc, thế mà để mất vào tay thằng Bắc Kinh, tội này có thể nói "tru di tam tộc" cũng chưa hả lòng lịch sử.

Ruộng bậc thang trên triền núi sông Hồng Hà. Nguồn ảnh: Nhất Biến
 
Chúng ta chỉ mới nói trong cuộc chiến ngày 17/02/1979 là đã hết cuộc đời rồi, chưa nói đến cuộc chiến khốc liệc nhất tại biên giới Việt Nam và Trung Quốc vào những năm 1984, cho đến nay ( 1987) chiến tranh vẫn còn tiếp tục không ngừng nghỉ, nhân dân Việt Nam chỉ biết cuộc chiến ngày 17/02/1979. Ngoài ra không hề biết gì về cuộc chiến tại biên giới vào năm 1984, có phải toàn dân Việt Nam không muốn biết hay là nhà nước của đảng CSVN không cho nhân dân biết! Trong cuộc chiến 1984, Việt Nam và Trung Quốc đều hao tài, mất người tại chiến lũy vòng 2 và 3, phía Trung Quốc đổi bằng máu, xương thịt của toàn quân, tất cả tướng lãnh đồng tham chiến và mọi nỗ lực khác trút vào chiến trường. Theo tình hình hiện nay Trung Quốc đã cầm chắc, trên tay thẻ chủ quyền chiến lũy vòng 1, 2 và 3, lãnh thổ quê Cha của tôi, chết dưới tay đảng CSVN, bạn có biết không?

Tôi nghe Nhất Biến nói như vậy, ít nhiều bùi ngùi không biết động lực nào đưa đến sự phẫn uất mà chưa tiện dịp nói ra, liền hỏi:

─ Thưa anh Nhất Biến, anh có thể cho biết giữa hai cuộc chiến, mà anh vừa đề cặp, nó khác biệt thế nào để anh phải quan tâm đến như vậy?

─ Nếu có dịp tôi sẽ trình bày từng chi tiết một, không để lại một bí mật nào, còn hôm nay, tôi xin hài hước một chút lòng cho vui, vì chúng ta đã 13 năm vô tình gặp lại trên chiến lũy biên giới vòng 1 này, đối với tôi đây là ngày hội ngộ có ý nghĩa tình bạn.
 
Chúng ta cũng nên để lòng vào một bi kịch, tên tuồng (Ta, Tàu, Hoa). Ta (dân ta) khi Trung Quốc mở cuộc chiến tranh biên giới người dân 6 tỉnh chạy tán loạn, trước một nghịch cảnh xã hội vô tổ chức, nói đúng hơn là nhà nước Việt Nam không thừa nhận dân Ta, để mặt Ta chết không công bố con số thương vong của dân quân, và vô thừa nhận mồ tập thể, nhà nước như cha mẹ mà không thương con, hóa ra CSVN thua Trâu-Bò. Tàu (Ba Tàu) sống tại Việt Nam hơn 400 năm, Ba Tàu hòa nhập cuộc sống đã lâu đời đương nhiên là 100% người Việt, Tổ quốc của ông cha họ là Việt Nam, thế mà cũng bị liên lụy chiến dịch bài Hoa của đảng CSVN, xua đuổi họ ra khỏi nơi chào đời và sinh cư, họ phải xa lìa Tổ Quốc thân yêu một cách căm phẫn, nay họ chết trên danh nghĩa vô Tổ quốc. Tài sản sự nghiệp của Ta, Tàu, đồng loạt trút hết vào túi đảng CSVN.

Hoa (Hoa kiều) hai tiếng nghe qua rất thân thương, nhưng bản chất làm kiếp Hoa đỏ, phải nói Hoa kiều là lực lượng hậu phương mạnh của tiền tuyến MTGPMN và Trung Cộng, sau ngày 30/04/1975, Hoa kiều trở thành hồn ma bóng quế, lang thang vất vưỡng khắp biên giới vòng 1, cuối cùng Hoa kiều tiếp nhận được một mỹ danh tuyệt đẹp (người Việt tị nan) cũng như bao người Việt khác. Đời đã thế chưa đủ, Trung Quốc chơi tiếp một bạt tai vào mặt Hoa kiều qua cuộc trấn lột tài sản đem theo trên lưng, biến họ trở thành trắng tay ra kẻ bần cùng và đày đọa Hoa kiều sóng trong những công trường rừng sâu!

Màn hạ xuống, kết cuộc hai đảng CSVN-TQ chiến thắng hai dân tộc VN-TQ. CS lạm dụng hai từ ngữ Nhân dân để ngồi trên đầu, thế mà nhân dân vẫn chưa chịu hiểu thấu dã tâm CS, chưa chịu mở mắt to để thấy người CS vô cảm, nhẫn tâm hơn, người CS chỉ biết họ trên hết, không có tình dân tộc hay Tổ quốc, vừa rồi những lãnh đạo đảng CSVN, hiệp nghị về biên giới với đảng CSTQ, lãnh đạo đảng CSVN, lớn tiếng tuyên bố: "Tổ quốc Việt Nam là cái mẹ gì".
 
Đúng lúc chúng tôi vào đến cửa làng 189. Trẻ em và người lớn chạy ra xem, nhận diện người vào làng.
Nguồn ảnh: Nhất Biến

Nhất Biến hướng dẫn chúng tôi đến thẳng nơi làm việc của Trưởng làng, vừa chạm mặt giới thiệu:
─ Thưa quý anh và bạn Viên Dung, đây là Trưởng làng, bạn thân thiết của tôi tên Lều Hà Chỉnh, nguyên Công An xã, một người làm hai công tác vừa làm Trưởng làng kiêm dân sự vụ.

Lều Hà Chính bối rối, Nhất Biến nói tiếp bằng tiến Quang Thoại:
─ Từ lúc này Chính gọi chúng tôi là anh, như thế mới phải quy cách, không nên thủ lễ vì đây là buổi viếng thăm riêng tư.

─ Dạ em biết, mời quý anh ngồi vào bàn. Y nói vói vào phòng kế bên:- Nhờ quý vị, cho tôi một khay trà, hai khay bánh và trái cây nhé?

Chúng tôi đồng ngồi vào bàn, nơi dành riêng cho thượng khách, anh Linh nói nhỏ với tôi:
─ Quả nhiên làng này, người Việt tị nạn sống không chết vì lao động hay bệnh, mà bị chết ngạt thở, bởi cái tên Công An xã, quân hàm của y Trung sĩ là cùng, chỉ cần thấy nơi làm việc và lối hành sử của y, mình quyết định y sống nhờ cửa quyền, đây là cơ ngơi làm vua núi của y.

Lều Hà Chính từ phòng kế bên đi ra, nhân viên bưng lễ vật theo sau. Y vừa đi vừa nói:
─ Hôm nay, quý vị nghỉ sớm, vì tôi có khách.

Một khay trà, hai khuy bánh và trái cây tươi, Lều Hà Chính đứng nghiêm trang thưa:
─ Thưa quý anh, em xin kính mời dùng trà và trái cây, thưa đại ca đêm nay có ở lại đây không để em đi gọi người phục dịch, lo ăn ở.

─ Chuyện ăn ở tính sau, vì chúng tôi chưa hội ý.

Nhất Biến không chần chờ giới thiệu tiếp:
─ Đại ca Hứa Bông Linh nguyên Đại úy, Trưởng Dòng nhà làng, Đại ca thứ hai Phó Như Bá Trưởng Âu nhà làng nguyên Trung úy, người thứ ba phải gọi là tri kỷ đồng nghiệp với tôi tên Viên Dung, quý vị kết nghĩa huynh-đệ nhé?
 
Vừa giới thiệu qua, mới biết Lều Hà Chính 29 tổi, vào đảng 5 năm trước, y sống trong cái ô "xấu xa" Trung Cộng. Y xoay qua phía Nhất Biến khép nép thưa:

─ Em rất hài lòng cuộc kết nghĩa này, thì ra tất cả cũng là một nhà (người của chính quyền) em chân tình thưa với quý anh, chuyện vui buồn cho em cùng chia sẻ, và nhớ nhau hẹn hội ngộ, em ở đây rất cô đơn.

Anh Linh, tuy không ưa gã Hán này, nhưng vẫn phải đáp lễ:
─ Đã là huynh đệ thì phải chia sẻ vui buồn chứ, chúng ta chỉ sống nhờ tình người, còn lại những thức khác không giá trị, đúng không chú em?
 
Thực ra anh Linh có ý giáo dục tên Công An, Lều Hà Chính đáp:
─ Dạ đúng thế, em cũng sống theo phong cách của quý đại ca đó ạ.

Nhất Biến hỏi:
─ Chú Chính, bạn Viên Dung có một người chị tên Trang và cô em tên Mỹ Châu, chú sắp đặt cho gặp được không?

─ Dạ thưa được ạ, tùy anh Viên Dung tự tiện đến nhà hai chị ấy, để em nhờ người hướng dẫn.
 
Tôi suy nghĩ một chặp, nếu đến nhà thì nói nhiều chuyện riêng tư, nhưng không bằng đến đây tự do nói chuyện, cũng là dịp để chị Trang, Mỹ Châu làm quen với Nhất Biến và điểm trên mặt Lều Hà Chính, liền đáp:
─ Tôi thấy tiện nhất là nhờ một người nào đó, đi mời hai người thân của tôi đến đây thì hay nhất.

Lều Hà Chính đáp:
─ Để em đi mời hai chị ấy.

Y vội vã xoay mình vừa chạy, vừa đi một cách hối hả.

Nhất Biến miệng cười nói:
─ Quý anh và Viên Dung có thấy không, thằng này thuộc vào loại thượng đội hạ đạp, đó là bản chất của người CS, chúng nó không bao giờ biết đạo đức gì cả, đảng viên nhỏ ăn cướp nhỏ, đảng viên lớn ăn cướp lớn, còn lãnh đạo trung thành với đảng chúng nó không cướp mà chỉ hút máu dân, người không biết tưởng rằng Trung Quốc cường thịnh kinh tế, chứ nào ai biết kinh tế đó nằm trong tay cá nhân của đảng CSTQ. À những người phục dịch khi nãy toàn người Việt tị nạn cả, luật lệ làng này tự Lều Hà Chính đưa ra, lúc trước mỗi ngày phải có 6 người phục dịch cho nó, bây giờ chỉ còn 3 người mỗi ngày.
Lều Hà Chính đi vào thưa:
─ Thưa quý anh, hai chị ấy đến bây giờ, em kính mời quý anh cứ tự nhiên, lâu quá mới gặp lại đại ca Nhất Biến. Chiều nay em mời quý đại ca dùng một buổi nhậu sơn hào.

Y láu lia nói tiếp:
‒ Em đi châm trà nhá ?

Hai người phụ nữ bước vào, cúi đầu chào, Trang và Mỹ Châu ngạc nhiên đồng lên tiếng:
─ Ới này, sao anh Linh, anh Bá và Tâm có mặt ở đây?

Đúng lúc Lều Hà Chính bưng lên khay trà, chị Trang, Mỹ Châu đồng chào người trung niên lạ mặt.

Tôi giới thiệu:
─ Anh mặc đồng phục Jeans Levi's là Nhất Biến người bạn thân của em và Lều Hà Chính vừa kết nghĩa huynh đệ với nhau, còn lại anh Linh, anh Bá đương nhiên là bạn của chị Trang và Mỹ Châu.

Mỹ Châu và chị Trang chạy đến ôm tôi, cả ba đồng khóc, ai cũng thấy cảm động, tình cờ tôi phát hiện trên đôi tay của chị Trang và Mỹ Châu không bình thường như thời nữ sinh hay thời công chức, cả hai người với đôi bàn tay da sần xùi và chỗ da trên 10 ngón tay nổi lên những cục u, chai cứng hỏi:
─ Hai người lao động thế nào mà đôi bàn tay chai cứng thế này?

─ Chị và Châu lao động khai hoang đất ngoài rừng, không lấy gì là cực nhọc lắm, tuy nhiên vì tình người tự chị và Châu, giúp những người già yếu và bệnh, cho nên lao động gấp đôi, nay tay chị và Châu chai cứng là vậy.

Nhất Biến liến nói:
─ Chú, Lều Hà Chính nghĩ thế nào, có thể phối trí lại việc làm nhẹ hơn cho hai chị không?

─ Dạ thưa được ạ, đặc biệt chị Trang và chị Mỹ Châu có rất nhiều khả năng khác, có thời gian người dân trong làng mang đủ thứ bệnh như sốt rét. "Mỗi năm có hai hoặc ba người qua đời do bệnh sốt rét" đến khi có hai chị thì bệnh sốt rét giảm xuống, nhờ hai chị mát tay vào rừng tìm thuốc chống sốt rét, từ đó đến nay không còn người chết như trước.

Y nói tiếp:

‒ Thì ra những ngọn đồi được khai hoang mau chóng, nay bắt đầu tự lực cũng nhờ hai chị, quả nhiên tôi không hề biết việc này, xin lỗi hai chị, từ đây hai chị miễn lao động và tự do đi lại trong làng để thăm viếng người bệnh.

Nhất Biến nói tiếp:

─ Thế thì Lều Hà Chính nên báo cáo với cấp trên, đề nghị cấp cho hai chị thẻ vàng, một thẻ nhỏ như vậy mà không cấp được hay sao?

─ Thưa đại ca, trước đây cũng có một đội trưởng lao động xuất sắc, đệ đơn xin thẻ vàng, chờ đợi đến nay đã 5 năm vẫn chưa nhận được thẻ vàng, nhưng em cam đoan với quý anh 3 tháng sau, hai chị sẽ nhận được thẻ vàng.

"Trưởng làng mới có thẻ vàng, ngoài ra người Việt tị nạn lao động xuất sắc ngoại hạng và phải qua bình bầu của tập thể mới được công nhận, chính quyền địa phương căn cứ vào thành tích cấp thẻ vàng. Giá trị của thẻ vàng được quyền đi lại trên khu vực giới hạn chiến lũy vòng 3"

Nhất Biến nói tiếp:
─ Người tị nạn trong tương lai cũng là người dân của mình, đừng để họ cho nơi này là cái "Lồng chim" tôi không thể tưởng tượng, những khó khăn về giấy tờ cư trú quá phức tạp, người tị nạn chỉ cần thẻ ID có nghĩa là sinh kế đến với họ. Người trong làng không có thẻ ID không thể đi ra ngoài làm việc, thì đừng nói đến thẻ tín dụng, con cái của họ cũng không đến được học đường v.v... đã là như thế không bao giờ tạo lòng tin cho người tị nạn. Nếu một ngày nào đó hai chị nhận được thẻ ID thì chú Chính suy nghĩ thế nào?

─ Thưa đại ca, em vui mừng, và chúc hai chị như ý, em hy vọng bộ Nội Vụ cấp thẻ ID cho hai chị .

Nhất Biến nói tiếp:
─ Tôi mời tất cả qúy vị đến doanh trại Sư đoàn 189 thăm Đại tá Hoa Chí Cường và dùng cơm ở đó.

Lều Hà Chính, người từ chối đầu tiên, y tránh né không dám gặp Đại tá Hoa Chí Cường, vì lính không bao giờ ưa Công An, ở gần ngõ mà kỵ mặt. Còn anh Linh, anh Bá nhờ dịp này tìm hiểu thêm về tình thương yêu của hai chị em Trang và Mỹ Châu, ai cũng có lý do riêng, cuối cùng chỉ có tôi đi với Nhất Biến.

Những người không đến doanh trại Sư đoàn 189, Lều Hà Chính mời dùng cơm tại làng. Tôi và anh Nhất Biến chúc họ dùng một buổi cơm thân mật và vui, chúng tôi tạm biệt hẹn gặp lại ngày mai.
Huỳnh Tâm
Paris 01/03/201
[1] Hoa Việt và Hoa Vàng.
[2] Hoa kiều, ý nói về người Hoa Đỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét