Thiên V
Chữ Hán “Nhật ký trong
tù” và “Di chúc”
Khả năng Trung văn của
Hồ Chí Minh
Trong “Hồ sơ Lư Sơn "Hồ Chí Minh bí mật đến Lư Sơn”
có ghi chép Hồ Chí Minh dùng ngón tay viết thư pháp: “Bí thư Đảng
ủy Cục quản lý Lư Sơn Lâu Thiệu Minh, phó bí thư Thái Thiệu Ngọc, Giang Vĩnh Đức
nghe tin Hồ Chí Minh sắp rời Lư Sơn, vội vã kéo nhau đến biệt
thự 394, một là để nghe ý kiếnHồ Chí Minh về
thái độ tiếp đãi khách, hai là đề nghị ghi lưu niệm. Nhận xét về cái gì đây? Hồ Chí Minh đề nghị mang nghiên bút để trên bàn.
Ông thử bút, cảm thấy ngọn bút hơi nhỏ liền khẽ hỏi:
- Tôi dùng ngón tay viết dược
không?
Lâu Thiệu Minh gật đầu lia lịa. Hồ Chí Minh thong thả nhúng ngón tay vào nghiên mực,
viết ba chữ lớn:” Lư Sơn hảo” (Lư Sơn tốt) rồi lùi về phía sau hai bước ngắm
nghía. Lâu Thiệu Minh liếc qua, rất khâm phục:
- Thưa Hồ Chủ tịch! Người viết
chữ Hán thật tuyệt.
Sau khi viết “Lư Sơn hảo” bằng
ngón tay, Hồ Chí Minhlại dùng bút
tiểu khải viết 10 chữ nhỏ: “ Hồ Chí Minh, thángtám năm 1959” vào dòng lạc khoản để kỷ niệm
chuyến thăm Lư Sơn".
Căn cứ vào đoạn văn trên thì
trình độ thư pháp của Hồ Chí Minh thuộc vào loại khá, nhưng William J.
Duiker trong “Truyện Hồ Chí Minh”, trang 143 lại viết: “Mùa xuân năm 1927, Nguyễn Ái Quốc ở lại Quảng Châu hơn nửa năm, việc trước
mắt là ổn định sinh hoạt, sau đó tìm một người vợ địa phương để học tiếng Trung
Quốc".
Trong cuốn “Chu Ân Lai và
Trung Quốc hiện đại” do Han Suyin viết, Trương Liên Khang dịch, trang 84, 85 có
đoạn: “Mùa thu năm 1925, có một thanh niên Việt Nam gầy yếu, tự xưng là Nguyễn
Ái Quốc, sau này là Hồ Chí Minh……Lúc ấy Thái Sướng và chồng là Lý Phú Xuân đang
ở Quảng Châu, do đó hai người đều quan tâm đến Hồ Chí Minh. Lý Phú Xuân và Đặng Dĩnh
Siêu sắp xếp chỗ ăn ở cho Hồ Chí
Minh rất chu đáo, đồng thời còn dạy
Hồ tiếng Trung Quốc. Không lâu sau,Hồ Chí Minh có thể giao thoại được những câu đơn
giản”. William J. Duiker cũng như Han Suyin đều viết về Hồ Chí Minh, nếu đem so sánh với việc Hồ Chí Minh viết thư pháp bằng ngón tay ở Lư Sơn
sau này, thì ta sẽ thấy trình độ nghe, nói, đọc, viết của ông ta trước đây khác
nhau một trời một vực.
Khảo cứu quá trình học tập của Nguyễn Ái Quốc, tác giả nhận thấy, cho
đến năm 1932, hầu như không thấy ông sử dụng Hán văn trong các bài viết, chưa
nói đến trình độ viết thư pháp chữ Hán. Vì sao đến năm 1938, sau khi rời Mạc Tư
Khoa về vùng biên giới Việt Trung hoạt động, Hồ
Chí Minh lại đột nhiên sử dụng
Hán văn, viết báo, làm thơ và viết thư pháp một cách thành thạo? Chúng tôi vô
cùng nghi ngờ. Có thậtNguyễn Ái Quốc dùng
ngón tay viết thư pháp? Có thật ông dùng Hán văn viết “Nhật ký trong tù”? Phải
chăng đây là chứng cứ không thể bác bỏ của thủ thuật “Mượn xác hoàn hồn” (Tá
thi hoàn hồn), “Dời hoa tiếp cây” (Di hoa tiếp mộc)? Mưu đồ của Quốc tế cộng sản dùng Hán văn liên kết Nguyễn Ái Quốc và Hồ
Chí Minh thành một người tưởng
như hoàn hảo nhưng thật không ngờ lại xuất hiện một vết nứt trí mạng. Tục ngữ Trung Quốc có câu "Nói dối được một câu, nhất định
sẽ có mười câu nói dối nữa, nhưng nói dối cuối cùng thế nào cũng bị lộ tẩy”( Thuyết nhất cú hoang thoại, tất tu
tái dụng thập cú hoang thoại, hoang thoại tối chung tương bị tiệt phá, lộ xuất
phá trán). Mạo dùng Nguyễn Ái
Quốc không thông thạo Hán văn
liên kết với Hồ Chí Minh, chỉ có
thể đánh lừa được một số người trong một thời gian ngắn, còn lâu dài mà nói,,
sau khi có đầy đủ chứng cớ về khả năng Trung văn củaNguyễn Ái Quốc để khẳng định Nguyễn Ái Quốc không phải là Hồ Chí Minh thì việc làm trên hoàn toàn trở thành
một trò đùa dai.
Theo một chương trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, tập 12,thì
chính những người biên tập những dòng hoang tưởng trên đã vô tình để lộ ra Nguyễn Ái Quốc đọc, viết không thành thạo tiếng Trng
Quốc. Tại thiên này, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào việc Hồ Chí Minh viết báo, làm thơ, trong đó có “Nhật
ký trong tù” và “Di chúc”, để một lần nữa chứng minh Nguyễn Ái Quốc và Hồ
Chí Minh là hai con người hoàn
toàn khác nhau.Hồ Chí Minh là Hồ
Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đài Loan, thuộc sắc tộc Khách Gia.
Quá trình Nguyễn Ái Quốc học tập
ngữ văn
Về mặt chính thống, ta thường
thấy các nhà viết truyện ký về Hồ
Chí Minh viết tiểu sử sơ khởi của ông như sau: “Nguyễn Ái
Quốc sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nho học. Từ nhỏ ông đã được
tiếp xúc với nền giáo dục Hán học nên trình độ ngữ văn Trung Quốc rất cao, làm
thơ giỏi, viết thư pháp đẹp”. Mới nghe xem ra có lý, tuy nhiên, cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, nước Pháp thực dân đã bắt đầu khai thác thuộc địa tại Việt Nam,
phần lớn các gia đình quan lại hoặc nhà giầu đều cho con cái sang Pháp du học,
đặc biệt là sau khi nhà Nguyễn phế bỏ hệ thống khoa cử lỗi thời để tuyển chọn
nhân tài, thì số người còn lưu luyến với nền Hán học không đáng là bao. Cách
làm của người cha Nguyễn Ái Quốc là một ví dụ điển hình. Tuy đã từng đỗ
đại khoa với học vị Phó bảng, nhưng ông Nguyễn Sinh Sắc dường như cũng không muốn Nguyễn Ái Quốc theo đòi nghiệp bút nghiên mà lại tích
cực ủng hộ con trai học tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ.
Dựa trên những ghi chép của
William J. Duiker và Sophie Quinn-Judge, Nguyễn
Ái Quốc từ năm 21 tuổi trở
về trước là thời kỳ lưu lạc, cuộc sống cùng khốn, rất khó có điều kiện ổn định
học tập. Chúng tôi dùng phương pháp so sánh quy nạp, thống kê quá trình học tập
của Nguyễn Ái Quốc tại Việt Nam như sau:
Việc tiếp thụ giáo dục Hán văn
tại các trường tư thục không quá 3 năm và Pháp văn không quá 4 năm. Từ năm 1911
đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bôn ba hải ngoại từ châu Âu, Bắc Mỹ đến
Bắc Phi, trước sau có khoảng 4 năm học Anh ngữ trong các môi trường làm việc vất
vả, hoàn toàn không có điều kiện tiếp tục học Hán văn hoặc tiếp xúc với văn hóa
Hán. Theo Đặng Dĩnh Siêu, vào thời điểm năm 1925, bà có dạy Nguyễn Ái Quốc học tiếng Trung, đến năm 1926 thì ông
ta kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Sự việc này đúng là có thực. Nói cách khác, đến
năm 1927, trình độ nghe, nói, đọc và viết chữ Hán của Nguyễn Ái Quốc rất hạn chế. Từ năm 1928 đến năm 1932, Nguyễn Ái Quốc bôn tẩu khắp nơi, qua Xiêm La
(Thailand), Tân Gia Ba
(Singapore), sang châu Âu, rồi lại về Hương Cảng, Thượng Hải, thêm chứng bệnh
lao phổi kéo dài, lại bị giam trong ngục, tình trạng sức khỏe hết sức kém, rất
khó có đủ điều kiện tiếp tục học chữ Hán. Từ đó có thể kết luận, trình độ Hán
văn của Nguyễn Ái Quốc chỉ dừng lại ở mức độ 3 đến 4 năm cấp
tiểu học, tuyệt đối không có khả năng viết báo, tạp chí và những bài nghị luận
trường thiên lời văn khúc chiết, đanh thép, không thể là tác giả của “Nhật ký
trong tù”, càng không có khả năng viết thư pháp bút lông hoặc “thư pháp ngón
tay” chữ Hán.
Trình độ ngữ văn của Hồ Tập
Chương
Hồ Tập Chương lớn lên ở Đài
Loan, từ nhỏ đã được giáo dục nền văn hóa Hán, mới 4 tuổi đã được cha anh dạy học
thuộc lòng “Bách gia tính”, “Thiên gia thi”, đọc sách “Luận ngữ”, “Mạnh tử”,
“Trung dung” và tập viết thư pháp. Mười tuổi, Hồ Tập Chương đã bắt đầu học Sơ đẳng
rồi Cao đẳng của hệ thống giáo dục Nhật Bản, 20 tuổi tôt nghiệp Cao đẳng công
nghiệp Đài Bắc, trình độ tiếng Nhật và tiếng Anh vững vàng. Năm 1929, lúc ấy Hồ
Tập Chương 29 tuổi, rời Đài Loan đến Thượng Hải, trình độ đọc và viết chữ Hán
không thể sai sót, có khả năng viết thư pháp, nói tiếng Khách Gia Quảng Đông và
tiếng Mân Nam Phúc Kiến lưu loát, còn việc đọc và viết tiếng Anh thì khỏi cần
nói đến. Thời kỳ đầu năm 1933, Hồ Tập Chương tiếp tục học 5 năm, đã qua lớp huấn
luyện đọc và viết tiếng Việt và tiếng Pháp cơ sở. Trở lại ý kiến trên, giả thiết
thời kỳ tiếp tục học tập này là của Nguyễn
Ái Quốc, liệuNguyễn Ái Quốc có
nhu cầu học tập tiếng Việt và tiếng Pháp không? Hiện tại, hồ sơ lưu trữ ở Mạc
Tư Khoa chỉ có các bản sao tiếng Việt và tiếng Pháp mà không tìm thấy các
bản sao chữ Hán hoặc các bản nháp
luyện tập thư pháp chữ Hán. Điều này có thể chứng thực, từ năm 1933 đến năm
1938, người lưu lại tại Mạc Tư Khoa là Hồ Tập Chương chứ Không phải Nguyễn Ái
Quốc. Huống hồ, thời kỳ này, không thấyNguyễn Ái Quốc sử dụng Trung văn trong các bài viết
đã được công bố, đồng thời cũng chưa từng phát hiện thấy bất cứ một bản thư
pháp chữ Hán nào còn lưu lại. Vì sao, từ năm 1938, sau khi rời Mạc Tư Khoa về
Trung Quốc, đột nhiênNguyễn Ái Quốc lại
sử dụng Trung văn một cách phổ biến qua hàng loạt bài báo. Chưa hết, ông ta còn
làm thơ và viết thư pháp nữa. “Nhật ký trong tù” và “Lư Sơn hảo” là hai trong
những ví dụ được kể đến.
Có phải đây chính là sự không
minh bạch giữa hai nhân vật lịch sử này chăng?
Tập thơ “Nhật ký trong tù” của
Hồ Chí Minh
Buổi sáng sớm ngày 27 tháng tám năm
1942, Hồ Chí Minh đi qua hương Túc Vinh, huyện Đức Bảo,
tỉnh Quảng Tây thì bị Cảnh sát Quốc
dân đảng bắt giữ, giải đến Quế Lâm, nơi đặt cơ quan làm việc của Ủy viên Quân sự
hội Chính phủQuốc dân đảng thẩm vấn.
Từ lúc bị bắt vào ngày 27 thángtám tại
Túc Vinh, Hồ Chí Minh bị giải qua Tĩnh Tây, Liễu Châu, Quế
Lâm…qua suốt 13 trấn, giam tại 18 nhà lao. Qua 14 tháng bị giam trong ngục, Hồ Chí Minh đã dùng Hán văn sáng tác 134 bài thơ với
tựa đề “Nhật ký trong tù”. Căn cứ vào lời giáo sư Hoàng Tranh, Viện nghiên cứu
Khoa học xã hội Quảng Tây, cùng với những tư liệu mới thu thập, quyển “Nhật ký
trong tù” được giới thiệu với công chúng như sau:
1- Tháng 5 năm 1960, nhà xuất
bản Văn học và Nhà xuất bản Ngoại
văn Việt Nam phân chia nhau ấn hành thơ Hồ
Chí Minh, cuốn sách đều mang tên “Nhật ký trong tù” với số lượng 100 bài. Có sự
khác biệt đôi chút khi đối chiếu văn bản tiếng Việt với văn bản Trung văn của Nhà xuất bản Ngoại văn, tuy cả hai bản
này đều sao chép từ bản gốc”Ngục trung nhật ký” của Hồ Chí Minh.
2- Tháng năm năm
1965, Nhà xuất bản Văn học Nhân
dân Trung Quốc xuất bản cuốn “Hồ Chí Minh thi tập” (Thơ Hồ Chí Minh), nhan đề : "Ngục trung nhật ký – thi sao”, lấy
từ 100 bài thơ của Hồ Chí Minh, nội
dung giống như cuốn “Nhật ký trong tù” của Nhà
xuất bản Văn học Việt Nam cùng năm.
3- Cuối năm 1977, Viện Văn học
Việt Nam thành lập tiểu tổ “Nhật ký trong tù” để khảo cứu, phiên dịch, chỉnh lý
văn bản một lần nữa, đồng thời bổ sung một số bài trước đây chưa từng được công
bố. Tháng năm năm 1983, nhà xuất bản Văn học tiếp tục
xuất bản “Nhật ký trong tù” gồm 113 bài.
4- Tháng năm năm
1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ
Chí Minh, Viện Văn học Việt Nam, trên cơ sở cuốn sách xuất bản năm 1983, lại
đưa thêm 21 bài trước đây cũng chưa từng được công bố, để Nhà xuất bản văn học ấn hành cũng với
tên “Nhật ký trong tù”. Như vậy tổng số thơ của “Nhật ký trong tù” đến lúc này
là 134 bài.
5- Tháng mười năm
1992, giáo sư Hoàng Tranh, Viện khoa học Xã hôi quảng Tây, nhận thấy độc giả
Trung Quốc đọc cuốn “Nhật ký trong tù” 134 bài của Hồ Chí Minh mới được xuất bản có nhiều chỗ khó hiểu,
nhất là những địa danh và từ ngữ diễn đạt. Vì vậy, ông đã tiến hành khảo cứu,
đính chính và chú giải, sau đó ủy nhiệm cho Nhà
xuất bản Giáo dục Quảng Tây ấn hành với nhan đề “Chú giải thơ Nhật ký trong
tù”. Cuốn sách lấy văn bản từ “Nhật ký trong tù” 134 bài của Nhà xuất bản Văn học Việt Nam, kèm
theo bản đồ minh họa và chú giải.
6- Năm 2003, Nhà xuất bản Công an nhân dân in cuốn
“ Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch và nghệ thuật thư pháp”, bìa cứng. Nội dung
giới thiệu sơ lược tiểu sử Hồ Chí
Minh, ảnh chụp nguyên bản “Nhật ký trong tù” và viết các kiểu thư pháp triện, lệ,
khải, hành, thảo thư của nhà thư pháp Trung Quốc Lỗ Nguyên, căn cứ vào “Nhật ký
trong tù” trình bày thành tác phẩm thư pháp.
7- Ngày 28 tháng chín năm
2003, lễ kỷ niệm 60 năm “Nhật ký trong tù” ra đời của Hồ Chí Minh được tổ
chức tại nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Liễu Châu, Quảng Tây. Hiệp hội thư pháp Quảng Tây đã tổ chức
triển lãm thư pháp của hơn 70 tác giả gồm 106 bức thư pháp chữ Hán, với 115 bài
thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh,
trong đó có 79 bài trong “Nhật ký trong tù”. Tháng ba năm
2004, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Quảng Tây ấn hành cuốn “Hồ Chí Minh văn,
thơ, chú giải và thư pháp “.
134 bài trong “Nhật ký trong
tù” của Hồ Chí Minh, phần lớn đều
dùng ngữ từ, ngữ ý của tiếng Khách Gia, hoàn toàn không có sự tu sức. Quá nửa số
bài thơ dùng tiếng Khách Gia, đọc diễn cảm sẽ làm cho người nghe cảm thấy thân
thiết như bạn tâm giao mà lại hết sức dễ hiểu. Trong mỗi bài thơ đều bao hàm
nhiều ý tứ, có sự bày tỏ, có nỗi mong chờ, có sự ký thác của cái tình sâu lắng,
có cả tả thực, đọc lên khiến lòng người hoài cảm nhưng không hiểu rõ vì sao, lại
dường như có nỗi chua xót khó lý giải được ngọn ngành. Về những nét đặc thù
trong thơ, giáo sư Hoàng Tranh viết:
“Thơ Hồ Chí Minh có “Thất luật” (7 chữ, 8 câu), “Thất tuyệt” (7 chữ 4 câu),
“Ngũ luật” ( 5 chữ) và tạp thể, nội dung phần lớn đều để thư giãn đầu óc, hoặc
ghi lại những sự việc xảy ra hàng ngày, lúc hứng lên thì ngâm nga.
“134 bài trong “Ngục trung
thi” không đơn thuần chỉ là thơ mà là một bộ “sử thi” của một nhà cách mạng tự
vẽ chân dung tinh thần của mình bằng thơ. Trong một số bài thơ làm trên đường
khi bị giải đi, Hồ Chí Minh đã phản ánh được cuộc sống mới mẻ với
tinh thần an nhiên tự tại của một nhà cách mạng giầu trí tuệ, lập trường kiên định”.
134 bài thơ trong tập “Nhật ký
trong tù”
Trong tác phẩm “Hồ Chí Minh
sinh bình khảo”, tác giả Hồ Tuấn Hùng đã đưa toàn bộ 134 bài thơ “Nhật ký trong
tù” của HCM vào, tổng cộng 25 trang, bắt đầu từ trang 262 là bài 1 nhan đề “Khai quyển” đến
trang 286 với bài 134 nhan đề “Tân xuất ngục học đăng sơn”. Xét thấy văn bản
“Nhật ký trong tù” của HCM, hơn 40 năm qua, các nhà xuất bản của Việt Nam và
Trung Quốc đã lần lượt in hàng triệu bản, phổ biến rộng rãi đến toàn thể nhân
dân và bạn bè thế giới. Vì vậy, người dịch xin lược bỏ phần này mà chỉ đưa những
bài có liên quan đến quá trình kiểm chứng, chú giải, nhận xét, đánh giá, kết luận
của người viết liên quan đến việc đi tìm tác giả đích thực của tác phẩm bất hủ
này.
“Nhật ký trong tù” là tác phẩm
của một người thuộc sắc tộc Khách Gia
Có khá nhều bài thơ trong “Nhật
ký trong tù” được tác giả sử dụng tiếng Khách Gia (trong hệ thống Hán ngữ) sáng
tác. Những bài thơ này, nếu dùng tiếng Khách Gia đọc diễn cảm, người
nghe sẽ nhanh chóng lĩnh hội được nội dung biếu đạt lẫn tình ý hàm chứa trong
đó, chứng tỏ trình độ Hán học của tác giả khá uyên bác, không thể chỉ đọc sách
vài ba năm mà viết được. Lại nữa, một số bài thơ, nhất là vào thời kỳ Nhật Bản
chiếm đóng Đài Loan, phải là người từng cư trú tại địa bàn Khách Gia, thấm nhuần
tư tưởng, tình cảm cộng đồng dân tộc, mới viết được những câu thơ hàm súc mang
đặc trưng văn hóa Khách Gia như vậy. Tác giả hoàn toàn không nói quá sự thật,
chẳng cần xem xét độ ngắn dài, chặt lỏng, chỉ xin dẫn ra đây vài đoạn thơ, kính
mong các bậc thức giả minh xét, Hồ
Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc hay là một người thuộc sắc tộc Khách
Gia, Miêu Lật?
Cần chú ý một đặc điểm nữa của
“Nhật ký trong tù” là, những từ, ngữ, câu văn hoặc phương ngôn thuộc ngữ hệ
Khách Gia đã được tác giả chuyển hóa một cách nhuần nhuyễn sang từ ngữ Trung
văn, chứng tỏ người viết rất am hiểu văn hóa Hán, lại thông thạo nhiều ngôn ngữ,
từ cú khoáng đạt, ý tứ trôi chảy, phong thái ung dung tự tại.
Bài
8
早
一
太陽每早從牆上,照着龍門門未開
籠裡現時還黑暗,光明却已面前來
Tảo (1)
Thái dương mỗi tảo tòng tường
thượng
Chiếu trước lung môn môn vị
khai
Lung lý hiện thời hoàn hắc ám
Quang minh khước dĩ diện tiền
lai.
Buổi sớm (bài 1)
Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc,
Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn
cài;
Trong ngục giờ đây còn tối mịt,
Ánh hồng trước mặt đã bừng
soi.
Nam Trân - Xuân Thủy dịch
Chú giải:
“Lung”(籠), tiếng Khách chỉ nhà giam, phòng
giam. Người Khách Gia ở Miêu Lật bị vào nhà giam gọi là “nhập lung”(入籠), ra khỏi nhà lao gọi là “xuất
lung”(出籠), giam trong nhà lao gọi là “quan lung”(關籠). Trong khi ấy, những từ với ý nghĩa
trên ở Trung văn lại được gọi là “nhập ngục”(入獄), “xuất ngục”(出獄), “phục ngục”(服獄), hầu như không ai dùng chữ
“lung”. Trong “Nhật ký trong tù”, từ “lung” được hiểu là “nhà giam”, “nhà ngục”
hoặc “nhà tù” được sử dụng ở hơn 10 bài thơ.
Bài 16
脚閘
一
狰獰餓口似兇神,晚晚張開把脚吞
各人被吞了右脚,只剩左脚能屈伸
二
世間更有離奇事,人憫争先上脚鉗
因為有鉗才得睡,無鉗没處可安眠
Cước áp (1)
Tranh ninh ngạ khẩu tự hung thần
Vãn vãn trương khai bả cước
thôn
Các nhân bị thôn liễu hữu cước
Chỉ thặng tả cước năng khuất
thân.
(2)
Thế gian cánh hưu ly kỳ sự
Nhân mẫn tranh tiên thượng cước
kiềm
Nhân vị hữu kiềm tài đắc thụy
Vô kiềm một xứ khả an miên.
Cái cùm
1
Dữ tợn hung thần miệng chực
nhai,
Đêm đêm há hốc nuốt chân người;
Mọi người bị nuốt chân bên phải,
Co duỗi còn chân bên trái
thôi.
2
Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật,
Cùm chân sau trước cũng tranh
nhau;
Được cùm chân mới yên bề ngủ,
Không được cùm chân biết ngủ
đâu?
Nam Trân dịch
Bài 22
分水
每人分得水半盆,洗面烹茶各随便
誰要洗面勿烹茶,誰要烹茶勿洗面
Phân thủy
Mỗi nhân phân đắc thủy bán bồn
Tẩy diện phanh trà các tùy tiện
Thùy yếu tẩy diện vật phanh
tra
Thùy yếu phanh tra vật tẩy diện.
Chia nước
Mỗi người nửa chậu nước nhà
pha,
Rửa mặt pha trà tự ý ta;
Ai muốn pha trà, đừng rửa mặt,
Ai cần rửa mặt, chớ pha
trà.
Nam Trân - Trần Đắc Thọ dịch
Bài 64
禁烟(紙烟的)
烟禁此間很厲害,你烟繳入他烟包
當然他可吹烟斗,你若吹烟罰手鐐
他:獄丁也
Cấm yên (Chỉ yên đích)
Yên cấm thử gian hẩn lệ hại,
Nhĩ yên kiểu nhập tha yên bao;
Đương nhiên tha khả xuy yên đẩu,
Nhĩ nhược xuy yên, phạt thủ
liêu.
(Tha: ngục đinh dã)
Cấm hút thuốc (Thuốc lá)
Hút thuốc nơi này cấm gắt gao,
Thuốc anh nó tịch, bỏ vào bao;
Nó thì kéo tẩu tha hồ hút,
Anh hút, còng đây, tay ghé
vào.
Nam Trân dịch
(Nó: lính ngục)
bài
109
政治部禁閉室
二尺闊兮三尺長,四人住此日彷徨
要伸伸腳也不可,因為人多少地方
Chính trị bộ cấm bế thất
Nhị xích khoát hề tam xích trường
Tứ nhân trú thử nhật bàng
hoàng
Yếu thân thân cước dã bất khả
Nhân vị nhân đa thiểu địa
phương.
Nhà giam của cục Chính trị
Ba thước chiều dài hai thước rộng,
Bốn người chen chúc ở bên
trong.
Duỗi chân một tí cũng không thể,
Nhà hẹp mà người lại quá đông.
Huệ Chi dịch
Chú giải:
Chúng tôi chọn ra 5 bài (
16,17,22,64,109) đều có liên quan đến nhau, với mục đích để chứng minh, cùng
thuộc hệ thơ văn Hán ngữ, nhưng vì các tác giả xuất thân từ những địa phương
khác nhau nên sự vận dụng từ
ngữ có những chỗ khác nhau. Ví dụ, “cước liễu thủ khảo” (腳鐐手銬-xiềng chân còng tay). Cụm từ
này, tại Trung Quốc Đại lục là khá phổ biến, nhưng ở vào thời kỳ Nhật Bản chiếm
đóng Đài Loan, người dân ở đây hầu như không nói. “cước áp”. Giáo sư Hoàng
Tranh thuộc Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, giải nghĩa: “ Cước áp”(腳閘)là một loại cùm chân bằng sắt
(gông sắt), xã hội phong kiến trước đây, trong lúc áp giải phạm nhân trên đường,
đề phòng họ bỏ trốn, ban đêm đem giam vào nhà lao địa phương, khóa một chân lại,
phạm nhân chỉ được tự do một chân mà thôi.
Chúng tôi đã tra cứu “Văn sử Từ
nguyên” (Từ điển Từ nguyên), “Trung văn Đại từ điển” đều không có từ “cước áp”
nên phải tạm lấy “cước liễu”(腳鐐) xem như
“cước áp”. Như vậy, hiển nhiên là HCM không biết từ “cước liễu” mà dùng từ “cước
áp” thay thế. Tiếp đến bài 17 “cước kiềm”(腳鉗), bài 64 “ thủ liễu”(手鐐), đều chứng minh HCM không hiểu
cách sử dung thành ngữ Trung Quốc “cước liễu thủ khảo” mà chỉ biết “cước kiềm
thủ liễu” theo âm Khách Gia chuyển thành Trung văn tự.
Lại như: “ Vãn vãn trương khai
bả cước thôn” (Đêm đêm há hốc nuốt chân người), với từ “vãn vãn” là cách
dùng khẩu ngữ Khách Gia, hàm ý chỉ mỗi buổi chiều của ngày. Cũng như “thân thân
cước” là một kiểu sử dụng đặc biệt trong Khách Gia thoại, ý của nó là nghỉ lâu
dài, còn Trung văn phổ biến là dùng “thân thân thối”(伸伸腿) mà
không dùng “thân thân cước”伸伸腳). “Tẩy diện”(洗面) có nghĩa
là “rửa má”, người Khách Gia thường dùng “tẩy diện” mà không dùng “tẩy kiểm”(洗臉). Còn “tẩy diện” ở đây chính
là “tẩy kiểm”( rửa má). Khách Gia thoại dùng “tẩy diện” mà không dùng “tẩy kiểm”
của Trung văn.
Bài
20
學奕棋
三
雙方勢力本平均,勝利终須屬一人
攻守運籌無漏著算,才稱英勇大將軍
Học dịch kỳ
3
Song phương thế lực thản bình
quân
Thắng lợi chung tu thuộc nhất
nhân;
Công thủ vận trù vô lậu toán,
Tài xưng anh dũng đại tướng
quân.
Học đánh cờ
3
Vốn trước hai bên ngang thế lực,
Mà sau thắng lợi một bên
giành;
Tấn công, phòng thủ không sơ hở,
Đại tướng anh hùng mới xứng
danh.
Văn Trực – Văn Phụng dịch
Chú giải:
“Lậu toán”(著算): trong từ vựng Trung văn
không có từ “lậu toán”, nhân vì văn bản “Nhật ký trong tù” xuất bản năm 1960 của
nhà xuất bản Văn học Việt Nam đã chỉnh lý thơ HCM, đem từ “lậu toán” cải thành
“lậu trước”(漏著). Bản in năm 1990 lại phục hồi
từ “lậu toán”. “Lậu toán” là loại ngữ từ tiêu chuẩn của người Khách Gia, chỉ sự
tính toán sai lầm khi đánh cờ tướng.
Bài
25
賭
民間賭博被官拉,獄裡賭博可公開
被拉賭犯常嗟悔,何不先到這裡來
Đổ
Dân gian đổ bác bị quan lạp
Ngục lý đổ bác khả công khai
Bị lạp đổ phạm thường ta hối
Hà bất tiên đáo giá lý lai!?
Đánh bạc
Đánh bạc ở ngoài, quan bắt tội,
Trong tù đánh bạc được công
khai;
Bị tù, con bạc ăn năn mãi:
Sao trước không vô quách chốn
này!?
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Quan lạp”(官拉) là từ ngữ rất thông dụng của người
Khách Gia, Miêu Lật. Thời Nhật chiếm đóng Đài Loan, nhân dân bị cảnh sát rượt
đuổi gọi là “quan lạp”, còn người Khách Gia ở các địa phương khác có xưng hô
như vậy hay không thì tôi chưa rõ.
Bài 37
自勉
没有冬寒憔悴景,將無春暖的輝煌
災殃把我來鍛鍊,使我精神更緊張
Tự miễn
Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh
Tương vô xuân noãn đích huy
hoàng
Tai ương bả ngã lai đoạn luyện
Sử ngã tinh thần cánh kiện cường.
Tự khuyên mình
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày
xuân;
Nghĩ mình trong bước gian
truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần
thêm hăng.
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Khẩn trương”(緊張), gần giống như “lậu toán”,
năm 1960, văn bản “Nhật ký trong tù” của nhà xuất bản Văn học đổi “khẩn trương”
thành “kiện cường”(健強), đến năm 1990 đã lấy lại hai từ này. “Khẩn trương” là từ
rất thông dụng của người Khách Gia Miêu Lật, ý nghía của nó là, thời gian cấp
bách rồi, cần phải có tinh thần phấn chấn, ví dụ như cách dùng tiếng Khách Gia
sau đây: “ Tham gia thi đấu, thời gian càng gần càng phải khẩn trương”.
Bài
48
落了一隻牙
你的心情硬且剛,不如老舌軟而長
從來與你同甘苦,現在東西各一方
Lạc liễu nhất chích nha
Nhĩ đích tâm tình ngạch thả
cương
Bất như lão thiệt nhuyễn nhi
trường
Tòng lai dữ nhĩ đồng cam khổ
Hiện tại đông tây các nhất
phương.
Rụng mất một chiếc răng
Cứng rắn như anh chẳng kém ai,
Chẳng như lão lưỡi dẻo và dài;
Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ,
Nay kẻ chân mây, kẻ cuối trời.
Trần Đắc Thọ dịch
Dị bản:
Cứng rắn như anh khác thói thường,
Phải đâu mềm tựa lưỡi không
xương;
Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ,
Nay phải xa nhau, kẻ một đường.
Chú giải:
“Lạc liễu nhất chích nha”(落了一隻牙): càng tìm hiểu, nghiên cứu,
giải nghĩa thơ HCM, càng phát hiện ra, ông là nhà thơ dân gian chính hiệu, vì
trong bài này, ông đã biểu đạt được mối quan hệ giữa “nha xỉ”(牙齒-răng) với “thần thiệt” (唇舌-môi lưỡi) rồi lấy đó làm tựa
đề. “Lạc liễu nhất chích nha”, thực chất là một câu văn bất thông trong cấu
trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa Trung văn, nhưng lại là một phương ngôn rất thông dụng
nếu phát âm theo cách của người Khách Gia, Miêu Lật, cho dù không tương ứng với
với ý nghĩa biểu đạt cùng một đối tượng trong Hán ngữ. Vì vậy, HCM phải dùng “lạc”(落) và “chỉ”(只) để
thay thế.
Bài 62
一个賭犯硬了
他身只有骨包皮,痛苦飢寒不可支
昨夜他仍睡我側,今朝他已九泉歸
Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu
Tha thân chỉ hữu cốt bao bì
Thống khổ cơ hàn bất khả chi
Tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc
Kim triêu tha dĩ cửu tuyền
quy.
Một người tù cờ bạc chết cứng
Thân anh da bọc lấy xương,
Khổ đau, đói rét hết phương sống
rồi;
Đêm qua còn ngủ bên tôi,
Sáng nay anh đã về nơi suối
vàng.
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Ngạnh liễu”(硬了) hàm ý chỉ sự chết, là một từ rất thông
dụng trong ngôn ngữ Khách Gia Miêu Lật. Người Khách Gia thường nói “ngạnh liễu”
thay cho “nhân tử liễu”(người chết)của Trung văn.
Bài
65
夜半聞哭夫
嗚呼夫君兮夫君,何故夫君遽棄塵
使妾從今何處見,十分心合意投人
Dạ bán văn khốc phu
Ô hô phu quân, hề phu quân!
Hà cố phu quân cự khí trần?
Sử thiếp tòng kim hà xứ kiến,
Thập phần tâm hợp ý đầu nhân.
Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng
Hỡi ôi, chàng hỡi, hỡi chàng
ơi!
Cơ sự vì sao vội lánh đời?
Để thiếp từ nay đâu thấy được,
Con người tâm ý hợp mười
mươi.
Nguyễn Sĩ Lâm dịch
Chú giải:
“Thập phần tâm hợp ý đầu
nhân”(十分心合意投人), thoạt nhìn không hiểu ý tứ ra sao, nhất thời chưa thể
giải nghĩa. Nhưng nếu ta biết được HCM thường có thói quen dùng ngôn ngữ Khách
Gia làm thơ, đồng thời đọc diễn cảm bài thơ, thì có thể giải đáp được thắc mắc
trên. HCM sáng tác thơ thường hay chú ý việc gieo vần nên rất khoái sử dụng thủ
pháp “đảo trang”, nếu đem câu thơ này đổi thành “Thập phần hợp ý tâm đầu
nhân” và dùng tiếng Khách Gia đọc diễn cảm, sẽ thấy rất rõ ràng “Thập phần
ý hợp tâm đầu nhân” hàm ý chỉ sự đống ý đồng tình trong tâm trạng con người.
Bài
91
獄中生活
每人各有一火炉,大大小小幾個鍋
煮飯煮茶又煮采,成天煙火没時無
Ngục trung sinh hoạt
Mỗi nhân các hữu nhất hỏa lô,
Đại đại, tiểu tiểu kỷ cá oa;
Chử phạn chử trà hựu chử thái,
Thành thiên yên hoả một thời
vô.
Sinh hoạt trong tù
Hỏa lò ai cũng có riêng rồi,
Nhỏ nhỏ, to to mấy chiếc nồi;
Cơm, nước, rau, canh, đun với
nấu,
Suốt ngày khói lửa mãi không
thôi.
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Một thời vô”(没時無), mấy từ này rất không hợp lý
nếu xét theo cú pháp Trung văn, trái lại, đọc theo Khách Gia thoại sẽ dễ dàng
biết được ý tứ của nó. Đó là “lúc nào cũng có”.Bài thơ này, đọc diễn cảm
theo tiếng Khách Gia, Miêu Lật rất thuận miệng và dễ hiểu.
Bài
94
遷江獄
籠外六十九人盎,籠中的盎不知數
監房卻像刨藥堂,又像街上買盎鋪
Thiên Giang ngục
Lung ngoại lục thập cửu nhân
áng,
Lung trung đích áng bất tri số;
Giam phòng khước tượng bào dược
đường,
Hựu tượng nhai thượng mại áng
phố.
Nhà lao Thiên Giang
Ngoài lao sáu chín chiếc ang
người,
Chồng chất trong lao biết mấy
mươi;
Nhà ngục mà như nhà chế thuốc,
Gọi là hàng chĩnh cũng không
sai.
Băng Thanh dịch
Chú giải:
“Áng”(盎), giáo sư Hoàng Tranh giải thích: Là
loại đồ đựng bằng gốm thời cổ, bụng to, miệng nhỏ. “Nhân áng” chỉ loại chum bằng
gốm, một số địa phương vùng Quảng Tây có tập quán dùng chôn người chết. HCM những
năm ấy bị giam tại nhà tù Thiên Giang, có thể đã nhìn thấy loại đồ gốm như đã
nói trên đựng xương người chết sau khi được quy tập vào một nơi trước cửa nhà
tù rồi mới đem chôn, nên mới có từ “nhân áng”(人盎).”Áng” rất giống với cách phát âm
Khách Gia được chuyển sang Hán ngữ.
Bài
95
搭火車往來賓
幾十日來勞走路,今天得搭火車行
雖然只得坐炭上,畢竟比徒步漂亮
Tháp hoả xa vãng Lai Tân
Kỷ thập nhật lai lao tẩu lộ,
Kim thiên đắc tháp hoả xa hành;
Tuy nhiên chỉ đắc tọa thán thượng,
Tất cánh tỷ đồ bộ phiêu lượng.
Đáp xe lửa đi Lai Tân
Cuốc bộ mấy mươi ngày vất vả,
Hôm nay được bước lên xe hỏa;
Dù rằng chỉ ngồi trên đống
than,
Sang gấp mấy lần khi cuốc bộ.
Đỗ Văn Hỷ, Huệ Chi dịch
Chú giải:
“Lai Tân” là tên một huyện ở
Quảng Tây, thuộc quyền quản lý địa khu Liễu Châu, cách Liễu Châu 80 km. “Lao” (勞), “đắc”(得), “chỉ đắc”(只得), “phiêu lượng”(漂亮) cho dù đọc diễn cảm bằng Trung văn
cũng sẽ thấy rất không lọn nghĩa, thậm chí không biết tác giả nói về cái gì.
Tuy nhiên, nếu dùng Khách Gia thoại, đọc diễn cảm thì hoàn toàn thông suốt và dễ
hiểu.“Lao”(勞)là “lao động” (vất vả),“đắc”(得)là“khả dĩ”(可以),“chỉ đắc”(只得)là“chỉ khả dĩ”(只可以) , ý nghĩa
là “ chỉ được, có thể được” đều là từ ngữ Khách Gia được chuyển âm. “phiêu lượng”
cũng là tiếng Khách Gia được chuyển thành từ ngữ Trung văn, chỉ sự so sánh tốt
hơn. Vì không có từ Trung văn phiên âm đối ứng nên HCM đành phải dùng từ “phiêu
lượng” thay thế.
Bài
114
伍科長,黃科員
伍科長與黃科員,兩人見我太可憐
慇勤慰問和幫助,這像冬寒見暖天
Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa
viên
Ngũ khoa trưởng dữ Hoàng khoa
viên,
Lưỡng nhân kiến ngã thái khả
liên,
Ân cần ủy vấn hòa bang trợ,
Giá tượng đông hàn kiến noãn
thiên.
Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên
họ Hoàng
Họ Ngũ trưởng khoa với họ
Hoàng,
Thấy ta cùng cực động lòng
thương;
Ân cần thăm hỏi và cứu giúp,
Như nắng bừng lên giữa giá
sương.
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên
họ Hoàng” đều là các viên chức của cơ quan Chính trị bộ thuộc Đệ tứ Chiến khu.
1 – “Giá tượng”: Ngữ pháp
Trung văn không có từ loại này mà là khẩu ngữ của người Khách Gia. “lưỡng nhân”
chỉ hai người, còn “giá tượng” chỉ “hình như”, “như”.
2- Phải là người có trình độ
Hán học khá uyên bác mới trứ tác được “Nhật ký trong tù”, trong đó có một số
bài rất khó tưởng tượng một người Việt Nam lại có thể viết nổi, huống hồ, cho
dù đã học Hán văn rất cẩn thận, nhưng không thường xuyên tu dưỡng, bổ sung kiến
thức, làm sao sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn như Hồ Chí Minh để diễn đạt tư tưởng tình cảm của mình
qua các thể tài trên.
Bài
7
世路難
一
走遍高山與峻岩,那知平路更難堪
高山遇虎終無恙,平路逢人却被監
二
余原代表越南民,擬到中华見要人
無奈風波平地起,送余入獄作嘉賓
三
忠誠我本無心疚,却被嫌疑做漢奸
處世原來非易易,而今處世更難難
Thế lộ nan
*
Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham
Na tri bình lộ cánh nan kham
Cao sơn lộ hổ chung vô dạng
Bình lộ phùng nhân khước bị
giam.
**
Dư nguyên đại biểu Việt Nam
dân
Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu
nhân
Vô nại phong ba bình địa khởi
Tống dư nhập ngụ tác gia tân
***
Trung thành ngã bản vô tâm cứu
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan.
Đường đời hiểm trở
*
Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tống
lao?!
**
Ta là đại biểu dân Việt Nam,
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm;
Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm “khách quý” ở nhà
giam!
***
Ta người ngay thẳng, lòng
trong trắng,
Lại bị tình nghi là Hán gian;
Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xử thế khó khăn
hơn.
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Trung thành”, “Hán
gian”: “Nhật ký trong tù” nếu do một nười Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc sáng tác thì xem ra thật vô lý, bởi
người viết đã dùng các từ “trung thành”, “Hán gian”. Đặc biệt từ “Hán gian”
càng tỏ rõ, người viết bài thơ này không thể là công dân nước ngoài. Nếu quả
như Nguyễn Ái Quốc viết thật thì phải tự xưng là “Việt
gian” hoặc “Cộng điệp” (gián điệp của Quốc
Tế cộng sản ) mới hợp lý.
Bài
88
寄尼魯
其一
我奮鬥時君活動,君入獄時我住籠
萬里遥遥未见面,神交自在不言中
Ký Nê Lỗ
Ngã phấn đấu thời quân hoạt động,
Quân nhập ngục thời ngã trú
lung;
Vạn lý dao dao vị kiến diện,
Thần giao tự tại bất ngôn
trung.
Gửi Nehru
Khi tôi phấn đấu, anh
hoạt động,
Anh phải vào lao, tôi ở tù;
Muôn dặm xa với chưa gặp mặt,
Không lời mà vẫn cảm thông
nhau.
Hoàng Trung Thông dịch
Chú giải:
Nê Lỗ (尼魯): Giáo sư Goàng Tranh chú
thích, Nê Lỗ tức Nê Hách Lỗ ( Jawaharlal Nehru - 1889-1964), nhà lãnh đạo dân tộc
chủ nghĩa, lãnh tụ đảng Quốc Đại, Thủ tướng nhiệm kỳ đầu (1947- 1964) sau khi Ấn
Độ độc lập. Hồ Chí Minh và Nehru là người cùng thời đại, đều
cùng ra sức phấn đấu cho nền độc lập dân tộc và quốc gia. Hai người chưa từng gặp
mặt nhưng đã là bạn tâm giao từ lâu. Từ tháng 12 năm 1921 đến tháng 6 năm 1945,
Nehru trước sau từng bị bắt 9 lần. Thời kỳ Hồ
Chí Minh bị bắt tại Quảng Tây,
Nehru cũng bị nhà đương cục của chủ nghĩa thực dân Anh , kẻ thù của nhân dân Ấn Độ giam
giữ, mà kẻ bắt giam Hồ Chí Minh, lại là chính phủ Quốc Dân
đảng, một láng giềng hữu hảo, là đồng minh chống chủ nghĩa phát xít.
Năm 1939, Hồ Chí Minh từng nhiệm chức Đài trưởng Đài thông
tin vô tuyến cơ quan Bát Lộ quân Quảng Tây và nhân viên Đài vô tuyến Ban Huấn
luyện cán bộ du kích Hành Dương, phụ trách thu thập thông tin ngoại văn, sau đó
dịch sang tiếng Trung. Đối với tình hình quốc tế và các lãnh tụ quốc gia lúc ấy,
trình độ của ông là tương đối cao.
Tháng 12 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc từ Paris đến Bruxelles tham dự “Hội
nghị thế giới các dân tộc bị áp bức”, Jawaharlal Nehru cũng tham dự hội nghị
này và được bầu làm Ủy viên chấp hành, đồng thời, cùng với Nguyễn Ái Quốc có mối quan hệ rất mật thiết. Xem lại
bài “Ký Nê Lỗ”: “Ngã phấn đấu thời quân hoạt động/ Quân nhập ngục thời ngã trú
lung/ Vạn lý dao dao vị kiến diện/ Thần giao tự tại bất ngôn trung”,(Khi tôi
phấn đấu, anh hoạt động/Anh phải vào lao, tôi ở tù/Muôn dặm xa với chưa gặp mặt/Không
lời mà vẫn cảm thông nhau),thì thấy rõ ràng, trước năm 1943, Hồ Chí Minhchưa từng gặp Nehru. Một lần nữa, bài thơ
này chứng thựcNguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không phải là một người.
Bài
77
折字
囚人出去或為國,患過頭時始見忠
人有憂愁優點大,籠開竹閂出真龍
Chiết tự
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến
trung;
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân
long.
Chơi chữ
Người thoát khỏi tù ra dựng nước,
Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng
ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay!
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Chiết tự”(折字) : Giáo sư Hoàng Tranh chú giải, Trung
Quốc từ lâu đã lưu truyền một
loại văn học du hý, đem phân giải tổ hợp chữ Hán này thành một số chữ Hán khác,
những chữ mới này biểu đạt một ý nghĩa nào đấy. Trình độ Hán học của Hồ Chí Minh phải khá uẩn súc mới có thể sử dụng
thành thạo lối chiết tự du hý chữ Hán như vậy.
Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh vận dụng lối bẻ chữ, nghĩa là từ một
chữ Hán, ông chia tách ra thành những chữ khác nhau vốn là các thành tố cấu tạo
nên chữ đó, rồi thêm vào hoặc bớt đi một vài nét, tạo nên những chữ mới, mục
đích vui đùa lúc nhà rỗi trong ngục. Cụ thể là, chữ 囚 (tù) bỏ chữ人(nhân) bên trong rồi thêm chữ 或(hoặc) thì biến thành chữ 國(quốc). Chữ 患 (hoạn) bỏ một chữ 中 (trung) trên đầu thì sẽ còn chữ 忠 (trung) nghĩa là trung thành. Chữ 憂 (ưu) vốn là lo lắng, thêm chữ 人 (chính xác là bộ “nhân đứng”) bên trái
sẽ biến thành chữ 優 ưu, nghĩa là ưu điểm. Chữ 籠 (lung) là nhà lao, lược bỏ bộ trúc ( 竹 ) trên đầu sẽ thành chữ 龍 (long) nghĩa là rồng. Bài thơ này, sau
khi chiết tự sẽ thành bốn chữ mới 國(quốc), 忠 (trung) .優 (ưu), 龍(long), hàm ý của nó là, vì đất nước
tâm trạng nhà thơ đầy ưu phiền, trong hoạn nạn càng rèn luyện ý chí đợi khi ra
khỏi nhà tù sẽ tiếp tục sự nghiệp.
Bài
63
又一个
夷齊不食周朝粟,賭犯不吃公家粥
夷齊餓死首陽山,賭犯餓死公家獄
Hựu nhất cá...
Di, Tề bất thực Chu triều túc,
Đổ phạm bất ngật công gia
chúc;
Di, Tề ngã tử Thú Dương sơn,
Đổ phạm ngã tử công gia ngục.
Lại một người nữa...
Di, Tề chẳng ăn gạo nhà Chu,
Tù bạc chẳng ăn cháo nhà nước;
Di, Tề chết đói ngàn Thú
Dương,
Tù bạc chết đói trong nhà ngục.
Nam Trân dịch
Chú giải:
Tiêu đề “Hựu nhất cá”,
chỉ sự tiếp tục của bài trước, “Lại một tù cờ bạc nữa chết đói trong ngục”. Bài
thơ này, Hồ Chí Minh lấy việc tù cờ bạc chết đói trong nhà
giam so sánh với sự tích Bá Di, Thúc Tề con vua nước Cô Trúc đời nhà Ân (1401-
1122 trước CN, Trung Quốc), không ăn thóc nhà Chu mà chết đói ở núi Thú Dương,
chứng tỏ ông hiểu rất rõ các nhân vật trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, nên luôn
chuyên tâm trau giồi đạo đức, khí tiết. Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) từ nhỏ đã
được tiếp thụ nền giáo dục truyền
thống của gia đình. Thân sinh ra ông là Hồ Dần Lượng thường lấy sự tích “Di Tề
không ăn thóc nhà Chu”, “Quan Công qua năm ải chém sáu tướng” để giảng giải về
đại nghĩa, hy vọng giáo dục Hồ
Chí Minh thành người có nhân cách
lớn, khí tiết cao cả. Ngô Trọc Lưu trong tác phẩm “Hồ Chí Minh”, đã xen kẽ giới
thiệu lịch sử gia tộc Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương). Tại thiên “Vân thê
thư viện” (Thư viện thang mây) của ông, có thuật lại việc từ nhỏ Hồ Chí Minh đã được dạy về điển tích “Bá Di, Thúc
Tề”.
Bài
132
即景
樹梢巧畫張飛像,赤日長明關羽心
祖國終年無信息,故鄉每日望回音
Tức cảnh
Thụ sao xảo họa Trương Phi tượng,
Xích nhật trường minh Quan Vũ
tâm;
Tổ quốc chung niên vô tín tức,
Cố hương mỗi nhật vọng hồi âm.
Tức cảnh
Cành lá khéo in hình Dực Đức,
Vầng hồng sáng mãi dạ Quan
Công;
Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng,
Tin tức bên nhà bữa bữa trông.
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Trương Phi”, “Quan Vũ”: Tại
nhà Hồ Chí Minh ở Miêu Lật, Đồng La, thời kỳ trước sau
năm 1960, tác giả đã nhìn thấy một tập tranh “Tam quốc diến nghĩa” cổ, ước khoảng
10 hồi, đóng thành quyển, ngoài ra còn có “Tứ thư độc bản”, “Thiên gia thi”,
“Dược thang ca quyết” và một số loại sách khác.
“Tổ quốc”, “cố hương”: Ý trực
tiếp để thông báo với mọi người là quê hương Nghệ An, Việt Nam, nhưng thực chất
lại chỉ Miêu Lật, Đài Loan. Vào đầu năm 1939, Hồ
Chí Minh (Hồ Tập Chương) gặp người
em ruột là Hồ Tập Dưỡng lần cuối cùng, sau đó thì không nhận được tin tức gì của
gia đình nữa. Trong bài thơ này có câu “ chung niên vô tín tức” (suốt năm không
tin tức) là phù hợp với hoàn cảnh thực tế của ông. Trước khi chia tay, Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) đặc biệt dặn Hồ Tập Dưỡng:
“Sau này, nếu không thành công sẽ không về nhà, mong gia đình đừng mất công tìm
tôi”. Tác giả dự đoán, Thời gian ấy, Hồ Tập Chương đã quyết định phấn đấu hy
sinh vì nền độc lập của Việt Nam. Vậy mà tạo hóa trêu ngươi, không ai ngờ, sau
năm 1948, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thoái thủ Đài Loan, Hồ Chí Minh dù có thành công đến mấy cũng không
còn đường về quê cha đất tổ.
Bài
115
限制
沒有自由真痛苦,出恭也被人制裁
開籠之時肚不痛,肚痛之時籠不開
Hạn chế
Một hữu tự do chân thống khổ,
Xuất cung dã bị nhân chế tài;
Khai lung chi thì đỗ bất thống,
Đỗ thống chi thì lung bất
khai.
Bị hạn chế
Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đến buồn đi ỉa cũng không cho;
Cửa tù khi mở, không đau bụng,
Đau bụng thì không mở cửa tù.
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Xuất cung”(出恭): Từ thời Nhật Bản chiếm
đóng, người dân ở Miêu Lật, Đồng La gọi việc đến nhà xí đại tiện là “xuất
cung”. Cách gọi này lưu truyền cho đến ngày nay nhưng rất ít người hiểu được
nguồn gốc ra đời của nó. Qua quá trình khảo cứu thư tịch cổ, tác giả xin cung cấp
những tư liệu sau đây có liên quan đến từ “xuất cung”:
1- Trong các kỳ thi của hệ thống khoa cử
triều Minh, người ta đặt ra một loại thẻ bài “xuất cung nhập kính” (出恭入敬) để đề phòng thí sinh tự tiện bỏ vị trí
ra ngoài. Khảo sinh muốn đi đại tiện, trước hết phải lĩnh thẻ “xuất cung nhập
kính” mới được ra, từ đó mới có tên gọi “xuất cung”.
2 – Cuối triều nhà Thanh, trước
khi bị Nhật chiếm đóng, văn chương, học vấn của người Miêu Lật, Đồng La rất
hưng thịnh, xuất hiện không ít tiến sĩ, cử nhân, tú tài. Đầu triều Thanh, cử
nhân Ngô Tử Quang đã mở trường học tại Đồng La, thu nhận nhiều môn đệ. Nhà chí
sĩ kháng Nhật Khâu Phùng Giáp chính là học trò xuất sắc của ông. Phụ thân Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) là Hồ Dần Lượng, những
năm đầu Quốc dân cũng từng mở trường dạy học tại quê nhà. Nhiều năm trước đó, học
trò Miêu Lật, Đồng La thường xuyên vào Đại lục tham dự các kỳ thi của triều
đình, nên khi về quê đã dùng từ “xuất cung” thay cho “đại tiện”, nghe có vẻ
trang nhã hơn.
Từ “xuất cung” được lưu truyền
cho đến ngày nay trở thành một thứ phương ngôn đặc thù của người Đồng La. Năm
1929, Hồ Chí Minh vừa mới rời Miêu Lật, Đồng la đến Thượng
Hải, nên từ “xuất cung” ông sử dụng không có gì lạ.
3 – Đối với một người nắm chắc
ngôn ngữ Nhật Bản như Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương), khi viết “Nhật ký
trong tù”, có thể chen vào một số từ tiếng Nhật mà lại không có vốn từ Nhật Bản
thì khó mà viết được những bài thơ hàm súc và thấm đẫm tinh thần nhân văn như
thế.
Bài
59
南寧獄
監房建築頂摩登,澈夜輝煌照電燈
因為每餐惟有粥,使人肚子戰兢兢
Nam Ninh ngục
Giam phòng kiến trúc đính
“ma-đăng”
Triệt dạ huy hoàng chiếu điện
đăng
Nhân vị mỗi xan duy hữu chúc
Sử nhân đỗ tử chiến căng căng.
Nhà ngục Nam Ninh
Nhà lao xây dựng kiểu tân thời,
Đèn điện thâu đêm sáng rực trời;
Nhưng mỗi bữa ăn lưng bát
cháo,
Cho nên cái bụng cứ rên hoài.
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Ma đăng”(摩登): Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng
Đài Loan, có một số từ nước ngoài du
nhập vào Đồng La mà từ “ma đăng” vốn có nguồn gốc Anh ngữ (modern), nghĩa là
“hiện đại” là một ví dụ.
Bài
67
工金
煮一鍋飯六毛錢,一盆開水銀一元
一元買物得六角,獄中價格定昭然
Công kim
Chử nhất oa phạn lục mao tiền,
Nhất bồn khai thủy ngân nhất
nguyên;
Nhất nguyên mãi vật đắc lục
giác,
Ngục trung giá cách định chiêu
nhiên.
Tiền công
Thổi một nồi cơm, trả sáu hào,
Nước sôi mỗi chậu, một đồng
trao;
Một đồng của đáng sáu hào chỉ,
Giá cả trong tù định rõ
sao!
Nam
Trân dịch
Chú giải:
“Công kim”(工金): Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng
Đài Loan có một số từ nước ngoài được du nhập vào hệ thống từ vựng Hán ngữ.
“Công kim” chỉ tài sản công, tiền công.
Bài 85
獄丁窃我之士的
一生正直又坚剛,携手同行幾雪霜
恨彼奸人離我俩,長教我你各凄凉
Ngục đinh thiết ngã chi
sĩ-đích
Nhất sinh chính trực hựu kiên
cương,
Huề thủ đồng hành kỷ tuyết
sương;
Hận bỉ gian nhân ly ngã lưỡng,
Trường giao ngã nhĩ các thê
lương.
Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy
của ta
Suốt đời ngay thẳng lại kiên
cường,
Dìu dắt nhau đi mấy tuyết
sương;
Giận kẻ gian kia gây cách biệt,
Hai ta dằng dặc nỗi buồn
thương.
Nam Trân dịch
Chú giải:
“Sĩ đích”(士的): là danh từ chỉ cái gậy chống
(quải trượng). Trong Nhật ngữ, “quải trượng”(guăi zhàng), đọc âm nhấn mạnh như
“sĩ đích”. Giáo sư Hoàng Tranh chú giải: “quải trượng” vốn là từ tiếng Anh
“stick” được phiên âm sang Hán ngữ. Tác giả có hỏi các tiên sinh cao tuổi biết
Nhật ngữ thời Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, “sĩ đích” phải chăng là tiếng Nhật
được đưa vào Hán ngữ. Một số người
nói đúng, nhưng số khác lại bảo không thể xác định rõ ràng. Tôi cảm thấy thật kỳ
lạ. Hồ Chí Minh vì sao không trực tiếp dùng từ
“stick” hoặc “quải trượng” làm tiêu đề bài thơ, đọc vừa thuận tai vừa dễ hiểu.
Trái lại, ông chơi trò đùa bỡn, lấy “sĩ đích” đặt tên khiến người đọc không tìm
ra đầu mối. Câu thơ “Ngục đinh thiết ngã chi sĩ đích”, rốt cuộc hàm chưa ý tứ
gì? “Nhật ký trong tù” được sáng tác vào năm 1942 – 1943, là thời kỳ Hồ
Chí Minhbị giải
đi giải lại từ Quế Lâm đến Liễu Châu. Lúc ấy, mỗi chuyến xe xuất phát từ Liễu
Châu đều có viết hai chữ “đích sĩ” lên cái chiêu bài bốn mặt trên nóc làm dấu hiệu.
Có thể, khi bị giải trên đường, đúng vào lúc tinh thần cao hứng, Hồ
Chí Minh liền đem âm tiếng Nhật của hai từ “quải
trượng”, tạm mượn hai chữ “đích sĩ” trên biển hiệu nóc xe, đảo trật tự thành
“sĩ đích” thay thế cho âm “quải trượng” Hán ngữ để đùa vui chăng? Chuyện này
không phải không có khả năng. Hồ Chí Minh hoạt động gần biên giới Trung
– Việt, đi đi về về, không lúc nào rời xa chiếc gậy chống, đối với nó vô cùng
thân thiết như người bạn tâm giao. Một người bạn thân Trung Quốc, tướng quân Vi
Quốc Thanh, sau này đã từng tặng Hồ Chí Minh một gốc trúc vuông Quảng Tây đặc
biệt hiếm để ông làm gậy chống.
Tổng hợp những phần đã phân
tích ở trên, chúng tôi đi đến kết luận, tác giả “Nhật ký trong tù” nhất định phải
là người có đủ ba điều kiện sau đây:
1- Đối với ngữ văn Trung Quốc
phải có trình độ cao, mà đối với nền Quốc học thường thức cũng phải đạt trình độ
tương đối khá. Sáng tác được thơ trong “Nhật ký trong tù” tuyệt đối không phải
là người chỉ có trình độ chữ Hán ba, bốn năm tiểu học.
2- Tác giả “Nhật ký trong tù” nhất định
phải là người sắc tộc Khách Gia thuộc cộng đồng cư dân Miêu Lật, Đồng La, Đài
Loan.
3- Tác giả “Nhật ký trong tù”
phải là người Khách Gia thông thạo Nhật ngữ.
Thư pháp chữ Hán của Hồ Chí
Minh
Ngoài trừ “Nhật ký trong tù”, từ sau
năm 1938, Hồ Chí Minh đã dùng Trung văn công bố một
số chuyên luận, sáng tác văn thơ và viết thư pháp. Toàn bộ trước tác của ông,
bao gồm cả những bức thư pháp đại, tiểu khải, thật ra rất khó thuyết phục được
người ta tin là, Nguyễn Ái Quốc thuở
niên thiếu chỉ học qua vài năm Hán ngữ lại có thể viết được. Những dẫn chứng
sau đây có thể chứng minh nhận định trên:
1- Từ tháng 12 năm 1938 đến
tháng sáu năm 1939, Hồ
Chí Minh viết 7 bài báo và chuyên luận bằng
Trung văn, các bản thảo được gửi đến Hà Nội, Việt Nam. Các bài có tiêu đề như
sau: Tháng 12 năm 1938: “Người Nhật muốn khai hóa Trung Quốc như thế
nào?”.Tháng hai năm 1939: “ Thư gửi từTrung Quốc”. Tháng ba năm 1939: “Thư gửi từ Trung Quốc”. Tháng tư năm 1939: “Chủ nghĩa anh hùng trong kháng chiến chống Nhật của nhân dân
Trung Quốc” và “Thư gửi từ Trung Quốc”. Tháng sáu năm 1939: “Thư gửi từ Trung Quốc”, trong đó có bài “Người Nhật
muốn khai thác Trung Quốc như thế nào?” dài khoảng hai nghìn chữ, nội dung tự thuật và
chuyên thuật, nhất định phải là người có trình độ Nhật văn khá mới có thể viết
được. Tháng mười một đến tháng mười
hai năm 1940, Hồ
Chí Minh thường xuyên viết cho tờ “Cứu vong nhật
báo” Quảng Tây với bút danh Bình Sơn, đăng tải 11 bài chuyên đề bằng Trung văn.
Tiêu đề các bài như sau: : “Thiên thượng cố muội” ( Tác giả tự dịch ra tiếng Việt là "Ông trời có mắt”, 24 tháng mười một năm 1940) “Ác tác kịch của La
Tư Phúc tiên sinh” (It started with a kiss of Mrs Roosevelt, 27 tháng mười
một năm 1940), “Lưỡng cá Phàm Nhĩ Tái chính phủ” (Hai chính
phủ Versailles, 29 tháng mười một năm 1940), “Vu khống” (1 tháng mười
hai năm 1940), “Báo chí Trung Quốc và nhân dân Việt Nam” (2 tháng 12 năm 1940), “Ca dao Việt
Nam với phong trào kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc”(4 tháng 12 năm 1940),
“Ngư mục hỗn châu”,(5 tháng mười hai năm 1940), “Bàn về huyết thống”(
8 thángmười hai năm 1940), “Nghĩa Đại Lợi (Ytalia) thực bất đại lợi”(16 tháng mười
hai năm 1940), “Quân Phục quốc Việt Nam trở thành quân Bán nước Việt Nam”(18 tháng mười
hai năm 1940), tổng cộng 11 thiên chuyên đề. Sau khi nghiên cứu
các bài viết này, tác giả thấy, chẳng những khả năng bình luận những vấn đề thời
cuộc sắc sảo mà bút pháp của Hồ Chí Minh còn vô cùng sinh động, câu văn
trôi chảy, giầu hình ảnh, không thể do một người ngoại quốc viết mà phải là tác
giả Trung Hoa, hiểu biết sâu sắc về văn hóa Nhật Bản.
2 – Sáng tác thơ, phú ngẫu hứng
贈陳賡將軍詩抄(一)
攜杖登高觀陣地,萬重山擁萬重雲
義兵壯志吞牛斗,誓滅豺狼侵掠軍
Tặng tướng quân Trần Canh thi
sao(1)
Huề trượng đăng cao quan trận
địa
Vạn trùng sơn ủng vạn trùng
vân
Nghĩa binh tráng khí thôn ngưu
đẩu
Thệ diệt sài lang xâm lược
quân.
Dịch:
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.
贈陳賡將軍詩抄(二)
香檳美酒夜光杯,欲飲琵琶馬上催
醉臥沙場君莫笑,敵人休放一人回
Tặng tướng quân Trần Canh thi
sao(2)
Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân
hồi.
Dịch:
Tặng tướng quân Trần Canh (2)
Rượu ngọt sâm banh lấp lánh ly
Muốn uống, tỳ bà thúc ngựa phi
Đừng cười say nghỉ nơi trận mạc
Không tha quân địch một tên về.
贈韋國清將軍詩抄
百里尋君未遇君,馬蹄踏碎領頭雲
歸來偶過山梅樹,每朵黃花一點春
Tặng Vi Quốc Thanh tướng quân
thi sao
Bách ký tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lãnh đầu vân,
Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm
xuân.
Dịch nghĩa:
Tặng Vi Quốc Thanh tướng quân
Trăm dặm đi tìm ông mà chưa gặp
ông,
Vó ngựa xéo nát đám mây đầu
núi,
Trở về, bỗng đi qua cây mai
già trên núi,
Mỗi đóa hoa vàng điểm một nét
xuân.
遊長城即興賦詩
聽說長城萬里長,頭連東海尾西疆
幾千百萬勞動者,建築斯城鎮一方
Du Trường Thành tức hứng phú
thi
Thính thuyết Trường Thành vạn
lý trường,
Đầu liên Đông Hải vĩ Tây
Cương,
Kỷ thiên bách vạn lao động giả,
Kiến trúc tư thành trấn nhất
phương
Dịch nghĩa:
Chơi Vạn Lý Trường Thành
ngẫu hứng làm thơ
Nghe nói Trường Thành dài vạn
dặm,
Đầu liền với Đông Hải, cuối đến
tận biên giới phía tây,
Hàng trăm ngàn vạn người lao động
Đắp nên thành này để trấn giữ
một phương.
遊太湖即興賦詩
西湖不比太湖美,太湖更比西湖寬
魚舟來去朝陽暖,桑稻滿田花滿山
Du Thái Hồ tức hứng phú thi
Tây Hồ bất tỉ Thái Hồ mỹ,
Thái Hồ cánh tỉ Tây Hồ khoan,
Ngư chu lai khứ triêu dương
noãn,
Tang đạo mãn điền hoa mãn sơn.
Dịch nghĩa:
Chơi Thái Hồ ngẫu hứng làm thơ
Tây Hồ không đẹp bằng Thái Hồ,
Thái Hồ rộng hơn Tây Hồ,
Thuyền đánh cá qua lại trong nắng
sớm ấm áp,
Dâu lúa đầy ruộng, hoa nở đầy
núi.
遊漓江即興賦詩
桂林風景甲天下,如詩中畫,畫中詩
山中樵夫唱,江上客船歸。奇!
Du Ly Giang tức hứng phú thi
Quế Lâm phong cảnh giáp thiên
hạ,
Như thi trung họa, họa trung
thi.
Sơn trung tiều phu xướng,
Giang thượn khách thuyền quy.
Kỳ!
Dịch nghĩa:
Chơi Ly Giang ngẫu hứng làm
phú
Phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất
thiên hạ,
Như thơ trong họa, như họa
trong thơ.
Trong núi tiều phu hát,
Trên sồng thuyền khách về.
Lạ kỳ!
3 – Thơ cổ và điển điển tích
Hồ Chí Minh là người rất thuộc thơ chữ Hán
và các diển cố Hán học nên thường tùy miệng xuất ngôn dẫn dụng tặng bạn bè
Trung Quốc hoặc khuyến khích, động viên nhân dân trong nước mỗi khi ông viếng
thăm một vùng nào đó. Hai ví dụ dưới đây có thể chứng minh, nếu không dày công
học tập, tu dưỡng nền văn hóa Hán thì khó có thể tùy miệng dọc ngay được những
bài thơ, bài từ như thế:
· Lỗ Tấn và bài thơ “Tự trào”
自嘲(魯迅)
橫眉冷對千夫指,府首甘為孺子牛
躲進小樓成一統,管他冬夏與春秋
Tự trào (Lỗ Tấn)
Hoành my lãnh đối thiên phu chỉ,
Phủ thủ cam vi nhụ tử ngưu.
Đoá tiến tiểu lâu thành nhất
thống,
Quản tha đông hạ dữ xuân thu.
Tự giễu mình (Lỗ Tấn)
Mắt trừng đối mặt phường hung
bạo
Cổ cúi làm trâu đám tí nhau
Nấp chốn lầu con thành nhất thống
Kể gì Đông, Hạ với Xuân, Thu.
Hoàng Trung Thông dịch
Tháng 10 năm 1945, Hà Nội, Việt
Nam vừa xây dựng xong chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh dẫn hai câu đầu trong bài thơ
“Tự trào” của văn hào Lỗ Tấn: “Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ, Phủ thủ cam vi
nhụ tử ngưu” đê khuyến khích quân đội, xác định thái độ , nguyện vì nhân dân phục
vụ.
· Vương Xương Linh và bài thơ “Lầu Phù Dung tiễn Tân Tiệm”
芙蓉樓送辛漸(王昌齡)
寒雨連江夜入吳,平明送客楚山孤
洛陽親友如相問,一片冰心在玉壺
Phù Dung lâu tống Tân Tiệm
(Vương Xương Linh)
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô,
Bình minh tống khách Sở sơn
cô,
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.
Dịch nghĩa:
Lầu Phù Dung tiễn Tân Tiệm
(Vương Xương Linh)
Mưa lạnh rơi khắp mặt sông
trong đêm vào đất Ngô.
Khi trời sáng tiễn khách chỉ
có ngọn núi đất Sở trơ trọi.
Nếu như bạn bè thân thích ở Lạc
Dương có hỏi thăm,
(Thì xin đáp rằng lòng tôi đã
thành) một mảnh lòng băng giá trong bầu ngọc rồi.
Ngày 10 tháng 10 năm 1962, HCM
đặt tiệc tại Hà Nội tiễn Bành Chân, trưởng Đoàn đại biểu Trung Quốc sang thăm
Việt Nam. Trong tiệc, HCM tùy miệng đọc diễn cảm hai câu thơ:
“ 北京親友如相問,一片冰心在玉壺” (Bắc Kinh thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ),đồng thời, nhờ Bành Chân chuyển lời thăm hỏi
đến các đồng chí Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức.
4 – Múa bút viết thư pháp Đại
khải và Tiểu khải
Mùa thu năm 1938, thời kỳ Hồ
Chí Minh làm việc ở Quế Lâm đã để lại không ít
bức thư pháp. Lúc ấy, ông còn kiêm luôn cả công việc biên tập tờ “Sinh hoạt tiểu
báo” (có lẽ là báo tường – ND). Bản thảo đều dùng bút lông tự viết trên giấy
báo, sau đó đóng thành sách, trang bìa viết chữ Đại khải.
Năm 1959, Hồ
Chí Minh đến Lư Sơn, Giang Tây, nhàkhách đặc biệt mời ghi lưu niệm, vì bút lông quá nhỏ, ông bèn láy ngón ta
nhúng mực viết lên giấy Tuyên ba chữ lớn: “盧山好” (Lư Sơn hảo), sau đó dùng bút tiểu
khải viết dòng lạc khoản “ Hồ Chí Minh, tháng tám năm 1959”
Trung tuần tháng 5 năm 1961, Hồ
Chí Minh đến Ly Giang, (Quế Lâm, Quảng Tây).
Theo đề nghị của khách sạn Dung Hồ, ông ngẫu hứng cầm bút viết bài phú tả cảnh
Ly giang vào tờ giấy Tuyên khổ rộng trải trên chiếc sạp lớn:
桂林風景甲天下,如詩中畫,畫中詩
山中樵夫唱, 江上客船歸。
奇!
Phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất
thiên hạ,
Như thơ trong họa, như họa
trong thơ.
Trong núi tiều phu hát,
Trên sồng thuyền khách về.
Lạ kỳ!
Tại nhà khách Dương Sóc, Hồ
Chí Minh dùng bút đại tự viết 5 chữ lớn : “陽朔風景好” (Dương Sóc phong cảnh hảo)
thành bức tranh chữ rồi rồi đề lạc khoản phia dưới góc trái bằng bút tiểu khải
“ Hồ Chí Minh, 15 tháng 5 năm 1961”. Tác phẩm này đến nay vẫn còn lưu giữ trong
nhà khách Dương Sóc.
Ngôn ngữ thơ Hồ
Chí Minh đều biểu đạt tình cảm chân thành, thường
tương ứng với hoàn cảnh mà mình đã trải qua bằng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuần
thục, sinh động. Như vậy, trong số không ít các bài thơ, nhất là “Nhật ký trong
tù” và thơ ngẫu hứng, rồi đến các bức thư họa mà Hồ
Chí Minh sáng tác trong quá trình hoạt động
cách mạng, xét về logic, không thể là tác phẩm của một người nước ngoài, chỉ được
tiếp cận với nền văn hóa Hán vài năm tiểu học. Lại nữa, từ trước năm 1933, hầu
như Nguyễn Ái Quốc không
để lại bất kỳ bài viết bằng Trung văn nào, vậy mà sau năm 1933, Hồ
Chí Minh lại có một khối lượng lớn các tác phẩm
Trung văn, bao gồm cả chuyên luận, tạp văn, thông tấn, thơ, từ và thư pháp. Từ
đó suy ra, Nguyễn Ái Quốc và Hồ
Chí Minh chắc chắn phải là hai người khác nhau.
Di chúc của Hồ Chí Minh lúc lâm chung
Căn cứ vào lời kể củ Vũ Kỳ,
thư ký riêng của Hồ Chí Minh, qua bài “Hồ Chủ tịch 5 năm viết Di chúc” như sau:
“ Đến đúng 9h sáng ngày 10 tháng năm 1965, Người đặt bút viết dòng đầu tiên, đó là câu:
“Tài liệu tuyệt đối bí mật”.
Hồ Chủ tịch làm việc trong 10
ngày liền, mỗi ngày đúng 1 tiếng vào thời gian con người minh mẫn, sảng khoái
nhất, đó là từ 9h đến 10h sáng. Khi viết, Người không tiếp bất cứ ai. Cứ viết đến
10h thì Người lại bỏ tài liệu vào một bì thư đưa ông Kỳ cất giữ hôm sau lấy ra.
Sau 4 ngày, Người bắt đầu đánh máy và đến 16h thì hoàn thành. Bản di chúc dài
ba trang ở cuối đề ngày 15 tháng năm 1965. Hồ Chủ tịch ký và bên cạnh có chữ ký của ông
Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ. Đọc, sửa đến
ngày 20 tháng năm, Người lại bỏ vào bì thư cất đi.
Đúng một năm sau, Hồ Chủ tịch
lại lấy “tài liệu tuyệt đối bí mật” ra và viết tiếp, mỗi ngày một tiếng từ 9h đến
10h. Nhưng năm ấy Người hầu như chỉ đọc và ngẫm nghĩ. Mấy ngày sau, Người viết
thêm câu: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” trong đoạn nói về Đảng.
Năm 1967, Hồ Chủ tịch không sửa
gì nhiều bản di chúc, nhưng đến năm 1968 thì Người sửa rất nhiều. Phần mở đầu
Người viết năm 1965 là: “Năm nay tôi đã 75 tuổi,
tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh”, nhưng sau Người lại sửa: “Năm
nay tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người trung thọ,tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây”. Và viết
tiếp: “Người ta đến khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là một điều
bình thường”.
Sau đó Hồ Chủ tịch viết thêm
đoạn “Về việc riêng” có ý mới là sau khi hỏa táng sẽ lấy tro xương của Người để
vào ba hộp sành cho mỗi miền Bắc, Trung, Nam. Người viết thêm về những công việc
cần làm sau khi giải phóng miền Nam. Đó là chỉnh đốn Đảng, chăm sóc đời sống
các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm... Những đoạn về chỉnh đốn
Đảng, chăm sóc thương binh, Hồ Chủ tịch viết rồi lại gạch chéo. Rất nhiều đoạn
vòng xuống vòng lên, mực xanh lẫn mực đỏ.
Năm 1969, Hồ Chủ tịch viết di
chúc lần cuối cùng vàoNgày 10 tháng năm, Người viết lại đoạn mở đầu, gồm một trang viết tay vào
mặt sau của tờ “Tin tham khảo đặc biệt”. Đó cũng là lần duy nhất Người viết quá
10 giờ sáng”.
Hồ Chí Minh phải mất 5 năm mới viết xong
“Di chúc”, không thể nói là không thận trọng. Đúng như Vũ Kỳ kể: Tại bản viết
năm 1965 ông có nói đến “ Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”
Chỉ trong đoạn ngắn này mà Hồ
Chí Minh đã đặc biệt nhấn mạnh vào các cụm từ
“đạo đức cách mạng”, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “phải giữ gìn Đảng
ta thật trong sạch”, “là người đầy tớ trung thành của nhân dân” đều mang hàm ý
“chân chính”, hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên.
Như chúng ta đã biết, Hồ Chí
Minh viết văn hoặc nói chuyện đều hết sức tránh dùng từ ngữ rườm rà, nhưng ở đây lại có khá
nhiều từ mang nội dung “đạo đức cách mạng”, và sự “chân chính” của cán bộ đảng
viên, hẳn là có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Vũ Kỳ từng viết: “ Ngày 15 tháng hai năm 1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn, buổi trưa, nghỉ lại Côn Sơn, thăm đền
thờ Nguyễn Trãi và đọc tấm bia cổ. Ở vào thời kỳ chuyển tiếp của lịch sử, Hồ
Chí Minh về thăm Cô Sơn viếng Nguyễn Trãi, liệu
có phải là sự ngẫu nhiên? Cả hai người đều là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt
xuất, là bậc vĩ nhân, là nhà thơ lớn, đồng thời cùng có niềm tin tuyệt đối vào
sức mạnh to lớn của nhân dân, cùng có khát vọng đấu tranh vì hạnh phúc của nhân
dân. Tuy cách nhau 5 thế kỷ (1380 – 1890), vậy mà , dường như có sự tương hợp kỳ
diệu, như là từ lâu đã có ước định hội ngộ lịch sử”. Vũ Kỳ mượn Nguyễn Trãi và Hồ
Chí Minh mục đích là để nhấn mạnh phẩm chất “cần
chính”, “ái dân” của hai bậc vĩ nhân, nhằm ngầm khuyến cáo Đảng phải “cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư”. Từ đó có thể suy ra, lời Vũ Kỳ chính là lời Hồ
Chí Minh trong “Di chúc” mà ông đã dành hẳn 5
năm cuối đời để viết. Có thể nói, từng câu từng chữ đều vô cùng cẩn trọng ( “句句推敲,字字琢蘑”(cú cú thôi xao, tự tự trác
ma).
Nội dung “Di chúc” của Hồ Chí
Minh
“Di chúc Hồ Chí Minh”, qua 5
năm soạn thảo, sửa chữa và bổ sung, đến ngày 10 tháng 5 năm 1969 mới hoàn chỉnh.
Bản “Di chúc” này được xem là bản chính thức, công bố lần đầu tiên. Nội dung có
thể quy nạp vào mấy điểm sau đây:
1 – Chú trọng đến Chủ nghĩa Quốc
gia và Chủ nghĩa xã hội.
2 – Nhấn mạnh chỉnh đốn Đảng,
tăng cường đoàn kết nội bộ và tu dưỡng đạo đức cách mạng.
3- Chú trọng nâng cao đời sống
nhân dân cùng với việc tạo địa vị bình đẳng xã hội cho phụ nữ.
Dưới đây là toàn văn “Di chúc
Hồ Chí Minh” được sao lục từ bản Hán văn, nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội, năm
1971, trong cuốn “Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội”, trang 320 – 323 (đã
được người dịch chuyển trở lại bằng tiếng Việt):
Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh
( Công bố nǎm 1969 )
VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng
lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tôi có ý định đến ngày đó, tôi
sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh
hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của
chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt
nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và
các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta.
*
* *
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất
nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ
lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã
là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt,
tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân,
thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn
phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời
này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh
khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm
thấy đột ngột.
TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân
dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ
chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác.
ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ
Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn
con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng
rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng
cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí
thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền.
Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn,
có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo
họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa
"chuyên".
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ
phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh
hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi
theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật
tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của
nhân dân.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người.
Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng
hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy,
nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi
nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum
họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng
hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải
phóng dân tộc.
VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy
nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức
hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng
anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý ,
có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh
em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
*
* *
VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận,
chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ
nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân
dân.
*
* *
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn
tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh
niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái
đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của
tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam
hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh
“Di chúc Hồ Chí Minh” có nhiều
bản, trừ bản đầu tiên Vũ Kỳ giới thiệu trong bài “Hồ Chủ tịch 5 năm viết di
chúc” ra, nhà xuất bản Thanh niên , nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cũng lần lượt
cho ra đời các “Bản cảo” gốc “Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tại nhà kỷ niệm Hồ
Chí Minh ở Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc,
trong tủ kính trưng bày hiện vật cũng có bản “Di chúc” ngày 5 tháng mười năm 1969 được dịch sang tiếng Trung do nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội ấn
hành.
Những nghi vấn về “Di chúc Hồ
Chí Minh”
Về “Di chúc Hồ Chí Minh”, giáo
sư William J. Duiker có nghi ngờ mấy điểm sau đây:
1 – Cắt bỏ nội dung “Di chúc”
có liên quan đến việc xử lý thi thể sau khi chết.
Bản “Di chúc” công bố năm
1969, cát bớt phần Hồ Chí Minh đề nghị miễn một năm thuế nông
nghiệp cho nông dân.
3 – Dự đoán với đồng bào về cuộc
kháng chiến chống Mỹ kéo dài thêm mấy năm. Về việc xử lý di thể đã bị cắt bỏ so
nội dung với bản gốc, căn cứ vào lời vị Đại sứ tiền nhiệm củaTrung Quốc tại Việt
Nam Lý Gia Trung trong bài : “Nói chuyện về việc sinh hoạt
thường ngày của Hồ Chí Minh” như sau:
“Sau khi tôi qua đời chớ
nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân
dân.
Tôi yêu cầu, thi hài tôi
được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng, cách “hỏa táng” dần dần sẽ
được phổ biến. Vì như thế đối với người sống là tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn
đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia thành ba phần,
cho vào ba cái hộp sành, một cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung, một hộp cho
miền Nam.
Đồng bào mỗi miền, nên chọn một
quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá, tượng đồng, mà nên
xây một ngôi nhà giản đơn,
rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên
và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày cây
nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc chăm sóc
nên giao phó cho các cụ phụ lão”.
Cái điều mà tôi nghi ngờ,
không phải ở chỗ “Di chúc” bị cắt bỏ mà là ở chố có vẻ như nội dung của nó đã bị
thay đổi. Mở đầu “Di chúc” viết: “Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng
Trung Quốc thời nhà Đường, có câu rằng: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa
là, “Người thọ 70 xưa nay hiếm”.
Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm”
nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm
trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng
thấp. Điều đó cũng không có gì lạ”.
(“Nhân sinh thất thập cổ lai
hy”, nghĩa là”Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp
người “xưa nay hiếm”). Cứ theo logic ngữ nghĩa của đoạn văn này mà xét, tôi
phát hiện thấy dấu vết còn lại khá rõ của câu “Năm nay tôi vừa 69 tuổi” bị sửa thành “Năm
nay tôi vừa 79 tuổi”.
Như vậy, có khả năng nguyên văn bản gốc đoạn “Di chúc” này như sau: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”,
nghĩa là, “Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Năm
nay tôi vừa 69 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm”, như thế , đọc vừa thuận
miệng, vừa thuận lý mà lại tránh được sự tối nghĩa. Cứ tìm trong các bản thảo
Hán văn của HCM thì thấy rất rõ, ông không bao giờ viết câu văn lủng củng, mâu
thuẫn, đại loại như: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy. Năm nay tôi vừa 79 tuổi”.
Huống chi, nội dung “Di chúc” đã phải qua 5 năm chỉnh lý, bổ sung, sửa chữa,
không thể có chuyện câu trước câu sau mâu thuẫn với nhau. Từ đó, chúng tôi dự
đoán, “Di chúc Hồ Chí Minh, trước tiên được khởi thảo bằng Hán văn, sau đó căn
cứ vào bản Hán văn, ông mới dần dần dịch sang tiếng Việt, nên mới được liệt vào
loại “văn kiện tuyệt mật” giao cho thư ký riêng Vũ Kỳ bảo quản.
Hồ Chí Minh (Nguyễn Aí Quốc)
sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, mà Hồ
Chí Minh (Hồ Tập Chương) sinh ngày 11 tháng 10 năm 1901, chênh nhau 11 tuổi. Hồ
Chí Minh tạ thế ngày 2 tháng 9 năm 1969, tính
ra thì Nguyễn Ái Quốc tròn 79 tuổi, còn Hồ Tập Chương tính cả tuổi mụ mới đủ 69. Đối chiếu với
“Di chúc” (“Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là, “Người thọ 70 xưa nay hiếm”.Năm
nay tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm”), lại nói: “ Khi người ta
đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không
có gì lạ”.
Nội dung đoạn “Di chúc” này,
tuổi 79 căn bản không phù hợp với việc dẫn dụng thơ Đỗ Phủ: “Nhân sinh thất thập
cổ lai hy”. Dấu tích của câu “Năm nay tôi vừa 69 tuổi” bị sửa thành “Năm nay
tôi vừa 79 tuổi” còn rất rõ.
Những bí mật về việc bảo tồn
di thể Hồ Chí Minh
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt
Nam Lý Gia Trung có bài viết: “ Bí
mật về việc giữ gìn di thể Hồ Chí Minh”, trong đó, ông thuật lại phương thức
bảo tồn di thể liệu có phù hợp
với tình trạng người đã từng mắc bệnh ho lao? Tuy không hiểu biết nhiều về
y học, bệnh lý, nhưng chúng tôi cũng rất lấy làm nghi ngờ.
Lý Gia Trung kể, thời trẻ ông
từng làm phiên dịch tiếng Việt trong Đại sứ quán Trung uốc tại Hà Nội như sau:
“Về cuối đời, sức khỏe Hồ Chí
Minh không được tốt. Các vị lãnh đạo Trung Quốc rất quan tâm đến sức khỏe Hồ
Chí Minh, nên năm
1968 đã cử một đoàn chuyên gia y tế cao cấp sang Việt Nam. Lúc ấy, tôi cũng được
đi theo đồng chí Tham tán đến sân bay đón tổ chuyên gia này. Các bác sĩ luôn
luôn túc trực bên cạnh Hồ Chí Minh theo dõi sức khỏe của Người.
Hạ tuần tháng tám năm 1969, Hồ Chí Minh lúc ấy 79 tuổi, bị bệnh nặng.
Cho dù tổ chuyên gia y tế đã hết lòng cứu chữa, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai vẫn
không yên tâm, nên ngày 24 và 26 tháng tám lại cử tiếp tổ thứ hai và thứ ba sang
Hà Nội. Ngày 31 tháng tám, Chu Tổng lý cử Viện trưởng Viện Y học nổi tiếng là giáo sư y khoa Ngô
Giai Bình đi chuyên cơ mang biệt dược sang Hà Nội và chẩn đoán bệnh tình cho Hồ
Chí Minh. Ngày 1
tháng chín, Chu Ân Lai đích thân nghe giáo sư Ngô báo cáo, đồng thời triệu tập ngay
các giáo sư y khoa đầu ngành thảo luận trong 5 giờ liền, cuối cùng đi đến quyết
định, để ông Ngô Giai Bình dẫn đầu tổ chuyên gia thứ tư cùng với các thiết bị y
tế và thuốc men, sáng sớm ngày 2 tháng 9 lên máy bay sang Hà Nội cấp cứu. Thật
đáng tiếc, tổ chuyên gia thứ tư mới bay đến vùng trời Quảng Tây thì nhận được
tinHồ Chí Minh đã ngừng thở vào lúc 9 giờ 47 phút. Kết quả, chiếc chuyên cơ đành quay trở
về Bắc Kinh”. Tác giả kể tiếp: “ Ngày 2 tháng chín là Quốc khánh Việt Nam. Cân nhắc kỹ,
thấy đây là thời điểm có liên quan đến sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Chính phủ
VN đề phòng trong nước có biến động, nên đã quyết định chuyển ngày mất của Hồ
Chí Minh sang mồng 3 tháng 9, đồng thời ấn định
ngày mồng 9 tháng 9 sẽ cử hành Quốc tang”.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam ra thông cáo đặc biệt: “ Chủ
tịch Hồ Chí Minh mắc bệnh tim nghiêm trọng đã
từ trần vào lúc 9 giờ 47 phút ngày mồng 3 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi”.
Sau khi Hồ
Chí Minh mất hai tháng, Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam họp vào ngày 29 tháng mười
một năm 1969, ra công bố quyết định giữ gìn di thể của người.
Thực ra, trước đó một năm, xét thấy sức khỏe HCM mỗi ngày một suy giảm, Ban
lãnh đạo Việt Nam đã bàn đến vấn đề làm thế nào để bảo quản được di thể trong
tương lai. Tuy nhiên VN lúc ấy tình trạng kinh tế vô cùng khó khăn, khoa học kỹ
thuật lạc hậu, lại đang bận kháng chiến chống Mỹ, không thể có khả năng giải
quyết được vấn đề kỹ thuật ướp xác cao như thế. Vì vậy, ngày 14 tháng chín năm 1967, bí mật cử một nhóm cán bộ kỹ thuật đặc biệt sang Liên Xô. Tại Viện
nghiên cứu Lăng Lenin ở Mạc Tư Khoa, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên
gia, nhóm kỹ thuật viên Việt Nam, sau 7 tháng bồi dưỡng
nghiệp vụ, đã nắm vững được kỹ thuật bảo quản di thể sau khi con người tắt thở
từ 15 đến 20 giờ, còn trình tự các bước tiến hành như thế nào, đến lúc ấy, các
chuyên gia Liên Xô sẽ bay sang Hà Nội tiếp tục xử lý.
Sau khi rời Liên Xô về nước, căn cứ vào đặc điểm
khí hậu, thời tiết, tổ kỹ thuật Việt Nam đem những kiến thức chuyên môn
đã học được vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể trong nước. Tháng sáu năm 1968, VN chính thức bí mật thành lập nhóm kỹ thuật đặc biệt. Nhiệm vụ của
nhóm là thâm nhập, nghiên cứu như thế nào để bảo quản được di thể trong điều kiện
khí hậu nhiệt đới. Thời gian ấy, các nhà lãnh đạo VN chỉ thị, nếu như Chủ tịch Hồ
Chí Minh qua đời mà lăng mộ còn chưa được xây dựng
thì nhiệm vụ của nhóm kỹ thuật đặc biệt này là bảo quản di thể của ông tại một
địa phương. Trong thời gian này, họ phải tuyệt đôi tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ
thuật như sau: Nhất định phải giữ di thể ở nhiệt độ 16o C, chênh lệch không quá 0,2oC,
độ ẩm ổn định 75%. Lúc ấy, các nhà lãnh đạo Liên Xô nêu ý kiến là, sẽ có trách
nhiệm bảo quản lâu dài di thể Hồ Chí Minh, chỉ mong phía Việt Nam tuyệt đối tin tưởng phối hợp với
các chuyên gia Liên Xô, khắc phục những đặc điểm hoàn cảnh, nhất định sẽ nắm vững
kỹ thuật do các chuyên gia truyền thụ, để tự mình sẽ bảo quản di thể lãnh tụ Hồ
Chí Minh một cách tôt nhất.
Thời gian Hồ
Chí Minh lâm trọng bệnh, Trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô đã cử Do Tiệp Bột Phu(8) (由捷勃夫),cầm đầu nhóm chuyên gia y tế kịp thời đến Hà Nội. Sau khi Hồ
Chí Minh qua đời, phía Việt
Nam lập tức chuyển giao thi thể của ông cho các chuyên gia.
Xét thấy VN đang trong hoàn cảnh chiến tranh, các chuyên gia Liên Xô kiến nghị,
đưa di thể Hồ Chí Minh sang Mạc Tư Khoa tiến hành xử
lý để tránh bị phân hủy, nhưng các nhà lãnh đạo Việt
Nam không đồng ý phương án này. Vì thế, Liên Xô phải đem máy
móc, thiết bị bằng đường
hàng không sang Việt Nam. Lại vì để tránh máy bay Mỹ oanh tạc, Việt Nam lúc đầu chọn một nơi cách Hà Nội
30 km, thuộc vùng rừng nhiệt đới rậm rạp, tạm thời xây một hầm mộ rồi đưa quan
tài thủy tinh của Hồ Chí Minh xuống đó. Không lâu sau lại
phát hiện cách nơi ấy chừng 2 km có biệt kích Mỹ nhảy dù tìm phi hành đoàn do bị
không quân Việt Nam bắn hạ nên đành phải chuyển quan tài vào một hang động. Vì
vậy phải gấp rút làm một nhánh đường núi. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mỗi khi
mở xong một đoạn, xe bọc thép chở quan tài thủy tinh vừa đi qua, lập tức có bộ
phận phá hủy rồi ngụy trang. Cứ như vậy, di thể Hồ
Chí Minh được bảo quản bí mật trong hang động
cho đến ngày chiến tranh VN kết thúc. Ngày 29 tháng 8 năm 1975, lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minhhoàn
thành. Quan tài thủy tinh chính thức được đưa vào.
Đầu những năm 1990 của thế kỷ
XX, Liên bang Xô viết giải thể, do tình hình đất nước hỗn loạn, không còn khả
năng cử chuyên gia sang Hà Nội chỉ đạo việc duy trì bảo tồn di thểHồ Chí Minh. Đối mặt với tình huống này, các cán bộ, kỹ sưViệt Nam khắc phục bằng cách trực tiếp
sang nước Nga liên hệ với chuyên gia, nhờ họ hướng dẫn ngiệp vụ.
Đến nay, VN đã đào tạo được một
đội ngũ chuyên gia giỏi, chẳng những nắm chắc kỹ thuật chuyên ngành ướp xác mà
còn đạt đến trình độ cao. Có thể nói, đã có đầy đủ kinh nghiệm, bản lĩnh để đảm
nhiệm một cách xuất sắc việc giữ gìn lâu dài di thể lãnh tụ Hồ
Chí Minh.
Vì muốn giữ gìn di hài Hồ
Chí Minh thật tốt, các chuyên gia Việt
Nam đã dồn hết sức lực và tâm huyết trong công đoạn cũng
không kém phần quan trọng, đó là chỉnh trang dung mạo di hài. Mỗi sợ tóc, mỗi sợi
râu đều được chú ý giữ gìn. Khi
tiêm dưới da, mỗi mũi kim luôn được tính toán chính xác để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hiện tại, lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh trang nghiêm tọa lạc tại góc tây bắc
Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Lăng cao 21,6 m, toàn bộ được xây bằng đá hoa
cương (cẩm thạch đen). Trước cửa chính, suốt ngày đêm luôn có hai cảnh vệ đứng
gác. Thời kỳ tôi còn công tác tại Việt Nam, đã nhiều lần được vào lăng viếng Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Đi đến
cửa chính, bạn sẽ nhìn thấy trên tường hành lang khảm câu danh ngôn bằng vàng
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chí Minh. Từ từ bước lên 33 bậc thềm, tiến vào đại sảnh, sẽ thấy
di thểHồ Chí Minh nằm trong quan tài thủy tinh mặc bộ quần áo ka ki kiểu Tôn Trung Sơn màu
vàng nhạt, hai tay dặt trước bụng. Một đôi dép cao su – dép kháng chiến, đặt
bên chân. Chung quanh quan tài thủy tinh thường xuyên có 4 chiến sĩ đứng nghiêm
túc trực. Dưới ánh đèn êm dịu, gương mặt HCM hồng hào, phong thái an nhiên với
chòm râu bạc, có thể thấy như Người đang ngủ.
Hồ Chí Minh sau 60 năm trường hoạt động
cách mạng, một lòng một dạ vì Tổ quốc và nhân dân, chết mà như còn sống mãi.
Trong tâm trí và tình cảm của nhân dân Việt Nam,Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, là niềm kiêu hãnh của dân tộc. Hồ
Chí Minh ra đi đã 30 năm. Mối ngày có hàng ngàn
vạn lượt người đến viếng. Khoảng 10 năm gần đây, các thành viên của bộ phận kỹ
thuật đặc biệt chăm sóc di hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, vẫn âm thầm làm việc cần cù, nguyện làm người anh hùng
sau hậu trường. Họ đã đem hết tài trí và tâm huyết giữ gìn di thể lãnh tụ Hồ
Chí Minh một cách xuất sắc”.
THIÊN VI
Hạ màn và đôi lời cảm nghĩ
Lặng lẽ suy tư khi màn hạ
L
|
ịch sử là tài sản văn hóa chung của nhân loại, bất cứ một
cá nhân hoặc quốc gia nào cũng không được tự coi là lợi ích của riêng mình, cho
dù người ấy, tập đoàn ấy nắm quyền lực thống trị tối cao mà làm biến dạng hoặc
hủy diệt lịch sử. Đương thời, các chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh như giáo
sư William J. Duiker,Sophie Quinn
- Judge v.v... đã đem hết tâm huyết để dựng lại sự thật về con người Hồ Chí
Minh. Họ đã sưu tầm được những tấm ảnh cùng vô số những vấn đề còn nghi hoặc
trong quá trình hoạt động của nhân vật huyền thoại này. Bản thân tôi đang nắm
giữ những bí mật liên quan đến thân phận Hồ Chí Minh, tuy nhiên, sẽ là không
công bằng với lịch sử nếu chỉ giữ làm của riêng, cho dù trong người tôi cũng có
dòng máu Hồ Chí Minh. Thế nhưng, do còn chưa tìm dược đầy đủ chứng cứ có tính
thuyết phục, sợ người đời chỉ trích nên chưa dám công khai, cho du từ lâu,
trong gia tộc đã lưu hành lời khẩu truyền về một "bí mật dòng họ".
Bản thân tôi từng tốt nghiệp Khoa Lịch
sử, gánh trên vai sự ủy thác của gia tộc, xét thấy, cần phải vô tư đem những tư
liệu lịch sử về Hồ Chí Minh công khai với thế nhân, để các chuyên gia, học giả
làm cơ sở nghiên cứu, nhằm đưa đến cho người đọc một Hồ Chí Minh đúng với sự thật
lịch sử.
Hiện tại, tác giả chính thức viết bài
công bố: Người mang tên Hồ Chí
Minh, "Cha già dân tộc Việt Nam", xuất hiện vào thời kỳ sau năm 1933,
chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đài Loan, hoàn toàn không phải tự bản
thân bịa đặt bởi ham hố hư danh. Thực
ra, cẩn thận nhìn lại toàn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh, đứng trên lập trường gia tộc
mà xét, nghĩ lại thật vô cùng đau xót khi người con trai duy nhất của Hồ Tập
Chương là Hồ Thự Quang nói chuyện với tôi: "Thấy cha đẻ Hồ Chí Minh của
mình là Chủ tịch nước Việt Nam mà không biết làm thế nào, chỉ nhìn rồi thương cảm".
Vào lúc chú Thự Quang lâm chung, lòng vẫn không nguôi ngoai nhớ đến phụ thân.
Từ lâu, tôi đã nhận sự ủy thác của gia
tộc, trường kỳ tìm hiểu những chứng cứ có liên quan đến cuộc đời Hồ Chí Minh.
Hơn nữa, vào lúc hấp hối, cha tôi còn dặn lại: "Một số tấm ảnh chụp cuối đời
Hồ Chí Minh, nhìn kỹ càng giống ông nội con. Thời cơ đã đến, chớ ngại đem sự thật
dòng họ viết thành sách để người đời hiểu rõ". May thay, sau khi hỏi chuyện
những bậc cao niên trong họ, cùng nhiều năm sưu tầm tư liệu, đối chiếu với các
tác giả viết truyên ký về Hồ Chí Minh, kể cả những điểm còn mù mờ trong cuộc đời
hoạt động của ông, tôi đã sọan được cuốn "Hồ Chí Minh sinh bình khảo"
(Tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh), sau đó thì ngừng viết nhiều năm, trong lòng
luôn thắc thỏm bất an, nhưng cuối cùng cũng hoàn thành được công việc gia tộc
giao phó. Tác giả tự thấy phải có trách nhiệm công bố trước độc giả: "Hồ
Chí Minh sau năm 1943 tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc". Về điểm
này, tôi hoàn toàn có đầy đủ chứng cứ đích xác. "Còn Hồ Chí Minh sau
năm 1933 chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan".
Lịch sử giống như một tấm gương luôn nhắc nhở chúng
ta, phàm là các dấu vết sửa chữa, ngụy tạo, làm lại như nguyên mẫu, cho dù trải
qua năm tháng, nhưng cuối cùng vẫn bộc lộ hình tích.
Ngày tháng thoi đưa, tác giả nhẫn nại chờ đợi thời cơ. Vào
năm 2000, giáo sư William J.
Duiker, xuất bản cuốn "Truyện Hồ Chí Minh" tại Mỹ (Ho Chi Minh, by William J. Duiker, Hyperion, New York, 2000).
Năm 2001, tại Anh Quốc, Paul Draken công bố "Nhật ký
Paul Draken - Nguyễn Ái Quốc", năm 2003, cũng tại Anh Quốc, Sophie
Quinn - Judge xuất bản cuốn "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh,
1911-1941" (Ho Chi Minh: the
missing Years 1919- 1941, by .
Sophie Quinn - Judge, Hurst, Company. London, 2003). Sau đó ít lâu, vào năm
2004, tại Đại lục Trung Quốc, cac báo và tạp chí lần lượt cho đăng tải nhiều
bài viết về tình yêu và hôn nhân
của Hồ Chí Minh. Các chứng cứ từ những tác phẩm nghiên cư có uy tín dần đần xuất
hiện. Thời cơ từng bước chín muồi, lúc ấy tôi mới bắt tay viết "Tìm hiểu
cuộc đời Hồ Chí Minh".
Từ năm 1971, khi được đọc tác phẩm "Hồ Chí Minh ở
Trung Quốc" của nhà sử học Đài Loan Tưởng Vĩnh Kính, trong đó có đoạn nói
về việc "Nguyễn Ái Quốc mất tích vì bị bệnh chết", tôi nhận thấy, đây
có khả năng là sự thật. Năm 1993, tôi lại đọc cuốn "Chú giải Nhật ký trong
tù của Hồ Chí Minh" của giáo sư Hoàng Tranh, trong đầu càng nảy sinh nghi
ngờ, Nguyễn Ái Quốc khó có thể là tác giả tập thơ này. Tuy vậy, tôi vẫn còn e
ngại, chưa dám động bút, sợ chưa đủ chứng cứ, bị dư luận phản ứng, thành trò cười,
liên lụy đến cả gia tộc.
Tôi đã biết rất rõ ràng, thời gian từ 1929 đến 1933, Hồ Tập
Chương hoạt động ở Đại lục Trung Quốc, hẳn là còn lưu trữ trong hồ sơ của Đảng
bộ Thượng Hải, cũng như thời kỳ từ năm 1933 đến 1938, Hồ Tập Chương hoạt động ở Mạc Tư Khoa cũng còn lưu tại hồ sơ
Trung tâm Quốc tế cộng sản. Tại hai nơi này, ta có thể tìm được những chứng cứ
quan trọng bậc nhất về lai lịch Hồ Tập Chương, cho dù từ lâu nay, tầng lớp lãnh
đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn ra sức che giấu.
Xét thấy, bản thân kiến thức và khả
năng ngoại ngữ còn hạn chế, sự hiểu biết về lịch sử nông cạn, và nhất là chưa
có được sự can đảm, thế nhưng, may mắn thay, như kẻ "mò kim đáy bể",
tôi đã tiến một bước trong việc tìm được cứ liệu lịch sử quan trọng bậc nhất. Từ
những tư liệu của giáo sư William J. Duiker, và Sophie Quinn- Judge, tôi kiểm tra, so
sánh, đối chiếu, cuối cùng đã tìm ra được sự thật lịch sử trong cuộc đời hoạt động
của Hồ Chí Minh, trả lại thân phận chân chính cho Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập
Chương. Tôi từng đặt tay lên ngực tự hỏi: "Hồ Chí Minh là người Việt
Nam hay người Đài Loan?", rồi tự thấy đã rõ ràng liền trả lời: "Đương
nhiên là người Việt Nam, bởi Hồ Chí Minh chẳng qua chỉ sinh ra tại Đài Loan mà
thôi". Sứ mệnh của Hồ
Chí Minh là phụng sự nền độc lập Việt Nam, hy sinh gia đình, bỏ vợ con ở Đài
Loan, cống hiến trọn đời cho dân tộc Việt, thậm chí không oán thán, không hối hận,
cam chịu hóa thân thành Nguyễn Ái Quốc.
Từ năm 1934 , bắt đầu thời kỳ đỉnh cao
hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh trong lòng đã tự nhận mình là người
Việt Nam, chỉ là vì thời cơ bên ngoài chưa chín, nên không dám công khai thừa
nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, dù cho, tháng chín năm 1945, tại quảng trường Ba
Đình, ông đã đọc "Tuyên ngôn độc lập" với danh xưng "Hồ Chí
Minh" truyền đi khắp thế giới. Việc này cũng chẳng phải là dụng ý tư tâm của
Hồ Chí Minh vì muốn nổi tiếng mà không lấy danh nghĩa Nguyễn Ái Quốc để phát
ngôn. Bởi lẽ, lúc ấy trong Chính phủ lâm thời có phe đối lập. Nguyễn Hải Thần,
Vũ Hồng Khanh, Trương Trung Phụng thuộc phái Troskism như cú nhòm nhà bệnh, bởi
họ đều biết rất rõ, Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Nếu Hồ Chí Minh
công nhiên lấy tên Nguyễn Ái Quốc điều hành chính phủ, sẽ là điều kiện thuận lợi
để họ vạch trần ông đã lừa dối nhân dân Việt Nam cầm quyền, kích động quần
chúng đứng lên phản đối Việt Minh, hủy hoại hình ảnh yêu nước, thương dân của
"Cha già dân tộc".
Năm 1946, Hồ Chí Minh đích thân tham dự
Tổng tuyển cử toàn quốc, bầu chọn dược 323 đại biểu Quốc hội, nhất trí đề cử Hồ
Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời suy tôn ông là
"công dân số một". Thời kỳ này, nhóm Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng
Khanh đều đã theo quân đội Quốc dân đảng về Trung Quốc. Năm 1951, Việt cộng
thành lập Đảng Lao động, độc quyền lãnh đạo đất nước, đến lúc ấy, Hồ Chí Minh mới
công khai thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Mãi đến năm 1969, trước khi Hồ Chí
Minh qua đời, trong bản "Di chúc", ông vẫn canh cánh trong lòng,
không quên nền độc lập dân tộc, không quên sự đoàn kết phấn đấu của Đảng, không
quên các liệt sĩ, không quên sự bình đẳng giới đối với phụ nữ, không quên sự
giáo dục thiếu niên nhi đồng, không quên cuộc sống cần phải có hạnh phúc, tự do
của nhân dân. Hồ Chí Minh đã
dành hết sức lực, tinh thần và tình cảm cho đất nước và nhân dân Việt Nam, vậy
thì ai dám bảo ông là người Đài Loan? Bởi lẽ ông chỉ miễn cưỡng sinh ra ở đất
Đài Loan mà thôi.
Có người bạn biết tôi đang viết cuốn
"Tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh", đã tỏ thái đọ khiếp sợ mà nói:
"Ông viết Hồ Chí Minh là người Đài Loan không sợ bị phản ứng sao? Việc ông
làm có thể sẽ xúc phạm đến dân tộc Việt Nam ". Nghe xong, tôi bình tĩnh trả
lời: "Hồ Chí Minh qua đời đã 40 năm, chiến tranh Việt Nam kết thúc đã 35
năm. Năm 2001, Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định Mậu dịch song phương và gia nhập
tổ chức WTO. Năm 2006, kim ngạch mậu dịch đạt 970 triệu dollar, tăng trưởng
kinh tế mỗi năm ước tính 20%. Hai nước đã sớm bắt tay nhau đối thoại hòa bình,
tích cực phát triển quan hệ song phương. Việt Nam và Đài Loan cũng đã thiêt lập
quan hệ ngoại giao 15 năm. Căn cứ vào con số thống kê của Bộ Kinh tế, năm 2007,
kim ngạch đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam khoảng 10 tỷ dollar, là nhà đầu tư đứng
thứ hai ở nước này.
Năm 1946, Hồ Chí Minh có dịp trả lời
phỏng vấn nhà báo nước ngoài. Bài phỏng vấn này, sau đó được đăng tải trên báo
"Cứu quốc" ngày 21 tháng giêng năm 1946. Tiếp đó, Hồ Chí Minh trả lời
một người bạn:
"Một là, tôi, Hồ Chí Minh không
có mảy may tham vọng công danh phú quý, hiện tại ở cương vị chủ tịch nước là do
sự ủy nhiệm của đồng bào toàn quốc, tôi sẽ đem hết sức mình mà làm, giống như một
người lính, nhận mệnh lệnh đất nước, xông ra chiến trường. Tôi chỉ có một nguyện
vọng khắc sâu trong lòng là, làm thế nào để đất nước hoàn toàn độc lập, dân tộc
dược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Ngày khác, nếu đồng bào yêu cầu từ chức, tôi sẽ rất vui sướng trút bỏ trách nhiệm,
sau đó làm một gian nhà nhỏ bên núi xanh, suối biếc, có thể trồng hoa, câu cá,
suốt ngày làm một lão tiều phu thả trâu, cùng lũ mục đồng kết thành bè bạn,
không còn bất cứ mối liên hệ nào đến chuyện danh lợi.
Hai là, trong một nhà nước dân chủ, mọi
người đều tự do tín ngưỡng, tự do thành lập đoàn thể, bởi hoàn cảnh và trách
nhiệm, tôi chỉ đứng ngoài các đảng phái, tìm kiếm nền độc lập dân tộc. Nếu như
nhà nước chỉ có nhu cầu thành lập một đảng, thì đó sẽ là "Đảng Việt Nam Quốc
gia Dân tộc". Nhiệm vụ duy nhất của đảng này, tựu trung là làm thế nào để
quốc gia, dân tộc hoàn toàn tộc lập. Đảng viên của đảng này, mọi công dân Việt
Nam đều có thể tham gia, nhưng những kẻ bán nước và những kẻ tham ô thì cấm cửa.
Hy vọng các nhân sĩ nước ngoài và đồng bào trong nước hiểu rõ cho điều
này".
Ngày nay, khi luận về thân thế Hồ Chí
Minh và công lao của ông, chúng ta nên để cho lịch sử phán xét. lấy việc Hồ Chí
Minh nhận lời phỏng vấn ký giả ngoại quốc làm cơ sở kiểm nghiệm, có phải ông đã
thành tâm thể hiện lòng trung thành với nhân dân Việt Nam qua những lời hứa hẹn?
Có phải những nhà lãnh đạo Việt Nam chân chính trên con đường gian nan tìm kiếm
nền độc lập dân tộc không suy nghĩ đến lợi ích riêng tư? Tự mình không làm mất
thanh danh, phá hoại công khí quốc gia? Sinh thời, Hồ Chí Minh đã vận động thực
hiện "cần kiệm liêm chính", tự mình làm gương cho mọi người noi theo.
Hồ Chí Minh còn vận động phong trào xóa nạn mù chữ, vận động phong trào thể dục
thể thao để nâng cao sứckhỏe, vì thế, việc nhân dân Việt Nam gọi ông là
"Bác Hồ" liệu có phải xuất phát từ lòng kính trọng? Bỏ đi những phán
xét của ông chúng về ảnh hưởng của Hồ Chí Minh với nhân dân Việt Nam mới chính
là cố chấp, làm tổn hại đến danh dự dân tộc và sự tôn nghiêm của ông.
Tôi đã từng hỏi chuyện một số bạn bè
Việt Nam tại Đài Loan: "Có tin tức loan truyền Hồ Chí Minh là người Trung
Quốc, thậm chí là người Đài Loan, bạn nghĩ như thế nào?". Một người có
trình độ đại học trả lời: "Hồ Chí Minh mất cách đây đã khá lâu, ông đã có
cống hiến nhiều cho Việt Nam. Mục đích của chúng tôi sang đây là kiếm tiền cải
thiện điều kiện sinh hoạt gia đình. Chúng tôi luôn cố gắng phấn đáu học tập kỹ
thuật, trau dồi học vấn để tăng khả năng cạnh tranh của đất nước trên trường quốc
tế, làm cho dân giầu nước mạnh. Còn chuyện Hồ Chí Minh là người Trung Quốc hay
Đài Loan hãy để cho lịch sử phán xét. Đối với tuổi trẻ chúng tôi việc này không
phải là quan trọng. Mong muốn của chúng tôi là đất nước phát triển, tiền đồ
tươi sáng trong tương lai". Một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan thì
nói: "Trước đây hình như tôi đã nghe nói đến Hồ Chí Minh là Hoa kiều. Việc
này nên để lịch sử thẩm định. Chúng tôi không có ý kiến gì nếu quả thật Hồ Chí
Minh là người Đài Loan". Rồi chị cười nói vui: "Hai nhà thành một nhà
thân thiết, chẳng là rất tốt sao?".
Nghe các bạn trả lời, tôi có cảm giác
như mình từng đến Việt Nam nhìn thấy cảnh hoang tàn, đổ nát sau cuộc chiến,
đang từng bước hồi sinh phát triển.
Ghi nhớ lời dặn, nhìn về tương
lai
Hồ Chí Minh có phải là người ủng hộ đường
lối của Quốc tế cộng sản hay là người theo Chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc? Từ lâu
nay, người Mỹ luôn tranh luận về vấn đề này. Những năm gần đây, các học giả Mỹ
đã đi đến thống nhất nhận định, thời kỳ đầu đúng là Hồ Chí Minh theo đường lối
Dân tộc chủ nghĩa, sau đó mới là Cộng sản chủ.nghĩa
Lúc ấy, chính sách chống cộng của
Harry Truman rất cứng rắn khiến cho nước Mỹ hiểu lầm về Hồ Chí Minh và tình
hình chính trị Việt Nam. Sai lầm này khiến cho quân đội Pháp tái chiếm Hà Nội, làm mất đi thời cơ hòa bình và
phát triển đất nước mà lịch sử dành cho, thậm chí còn ảnh hưởng đến mãi sau
này, khi mà Mỹ đem nửa triệu quân vào Việt Nam tiến hành cuộc chiến chống cộng
nhưng đã thất bại.
Nước Mỹ nhận đinh sai lầm về Hồ Chí Minh chỉ vì Mỹ đem sự
kiện năm 1920, Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng Cộng sản Pháp, năm 1924 đã có chỗ đứng
trong ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản, nhưng năm 1945, ông lại tích cực tìm kiếm
mối quan hệ hữu hảo với Mỹ, thậm chí còn giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Do
hoàn cảnh bắt buộc, thực chất chỉ là đóng vai diễn chứ không phải Nguyễn Ái Quốc
và Hồ Chí Minh là một người.
Năm 1944, nhân việc giải cứu một phi công do máy bay bị bắn
rơi tai sơn khu Việt Bắc là Rudolph Shaw, vì thế, lần đầu tiên Hồ Chí Minh tiếp
xúc với người Mỹ và quen biết với một số nhân viên cơ quan tình báo chiến lược
Hoa Kỳ (Office of Strategic Services) là Allison Thomas, Charles Fenn và
Archimedes Patti. Những nhân viên tình báo này, chẳng những đã có một thời kỳ
dài cùng sống với Hồ Chí Minh ở sơn khu Việt Bắc mà còn đi với ông về Hà Nội,
cùng Việt Minh tham gia vào cuộc Khởi nghĩa tháng Tám. Họ tuy biết Hồ Chí Minh
là đặc vụ của Quốc tế cộng sản, nhưng họ cũng nhận thấy ông là người theo chủ
nghĩa thực dụng, cho nên đã giúp đỡ Việt Nam giành độc lập.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói với Patti rằng, ông không phải
là con rối của Mạc Tư Khoa, ông là một đặc vụ tự do. Nước Việt Nam dân chủ Cộng
hòa theo Mỹ sẽ được chi viện nhiều hơn so với Nga Xô. Việt Nam sẽ là đồng minh
của nước Mỹ. Ông cũng nhờ Patti chuyển lời đến nước Mỹ: "Cảm ơn người Mỹ hỗ
trợ, Việt Nam sẽ coi nước Mỹ là bạn bè".
Tiếc thay, câc quan chức ngoại giao Hoa Kỳ không nhận ra sự
thành tâm tìm sự hợp tác, trước sau họ vẫn cho rằng Hồ Chí Minh tức là Nguyễn
Ái Quốc. Đây chính là chiêu bài của những kẻ ủng hộ ý kiến coi ông là người
theo đường lối Quốc tế cộng sản. Tổng thống F. Roosevelt đã truyền đạt:
"Việt Nam tìm kiếm ở Hoa Kỳ tinh thần độc lập, Hoa Kỳ sẽ mãi mãi là mẫu mực
của Việt Nam", thậm chí, ông còn khẩn thiết yêu cầu nước Mỹ lấy mô hình
Philippines để đối xử công bằng với Việt Nam. Việt Nam sẽ mở cửa eo biển Kim
Lan cho Hoa Kỳ sử dụng làm căn cứ hải quân Viễn Đông, đồng thời còn dành cho
quy chế tối huệ quốc về lợi ích kinh tế.
Từ tháng mười đến tháng mười một năm 1945, Hồ Chí Minh liên
tiếp gửi ba bức thư đến Bộ Ngoại giao Hòa Kỳ, thỉnh cầu nước Mỹ giúp đỡ Việt
Nam giành độc lập. Tuy nhiên, vào lúc ấy, tổng thống F.Roosevelt vừa qua đời,
người kế nhiệm là Harry Truman, một nhà lãnh đạo chống cộng cực đoan. Bao nhiêu
nỗ lực của Hồ Chí Minh trong việc tìm kiếm sự hợp tác giúp đỡ của Mỹ đều thất bại.
Ngày 6 tháng ba năm 1946, quân đội Pháp được Mỹ viện trợ, quay lại chiếm đòng
Hà Nội.
Vào dịp Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 60 năm lập nước, cựu
thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt viết bài "Đại đoàn kết dân tộc là nguyên
nhân thành công của chúng ta" đăng trên các báo quốc nội, kêu gọi nhân dân
thực hiện chủ trương dại đoàn kết. Trong bài viết của mình, Võ Văn Kiệt đã dẫn
lời của Hồ Chí Minh, đồng thời đề cập đến một số sự kiện xảy ra trong mấy chục
năm qua. Ông cũng nhắc đến việc năm 1945, Hồ Chí Minh lãnh đạo chính phủ, chủ
trương xóa bỏ chế độ cũ, vốn là nguyên nhân gây thù hận và phân hóa xã hội, hướng
đến việc xây dựng đất nước trong tương lai, tiếp nhận những người tài năng, trọng
dụng những người có nguyện vọng xây dựng đất nước mà không cần biết những việc
làm của họ trong quá khứ.
Phần kết luận, Võ Văn Kiệt viết: "Sử dụng đối kháng và
bạo lực để giải quyết vấn đề chỉ là từ trong hận thù phát sinh hận thù mới. Lấy
phương thức cảm hóa giải quết tranh chấp, hận thù có thể loại bỏ. mà lại có cơ
hội tăng cường sức mạnh. Nếu như lấy ý thức giai cấp phân biệt nhân dân, vì
thua mà hận thù, vì thắng mà kiêu ngạo, với chính mình, với quốc gia, thì hình ảnh
ấy trước thế giới chẳng có chút ý nghĩa gì". Võ Văn Kiệt tin tưởng:
"Đất nước, núi sông, văn hóa không phải là của riêng bất cứ ai, của giai cấp
nào hoặc đảng phái nào. Nó là của mỗi người Việt Nam, là tài sản chung của nhân
dân Việt Nam. Dân tộc mà phân hóa, đối địch, cho dù tài nguyên đất nước phong
phú, nguồn nhân lực dồi dào cũng không thể có động lực sáng tạo mà địa vị quốc
tế cũng không bền vững. Nhìn ra thế giới, các kinh nghiệm lịch sử đã chứng
minh, nhân tài là nguyên khí quốc gia. Nhân lực tập hợp vùng lên, mọi sức mạnh
được huy động, lòng người không còn nghi ngại. Có được sức mạnh tổng hợp, sẽ đến
một ngày đất nước cất cánh.
Tôi xin lấy "Ghi nhớ lời dặn, nhìn về tương lai"
làm lời kết cho cuốn sách. Cái gọi là "Ghi nhớ lời giáo huấn" chỉ là
chớ quên những bài học và kinh nghiệm lịch sử. Nhận lầm Hồ Chí Minh không phải
không có thể là đồng minh chống cộng, vì thế, đã tạo nên cuộc chiến thảm khốc
mười năm ở Việt Nam. Cái gọi là "nhìn đến tương lai là chỉ trong sự dối lập
và thù hận, nếu nắm được thời cơ xoay chuyển tình thế thì sẽ có kết cụ tốt đẹp.
Chú thích:
(1) Chưa
đối chiếu được tên bằng tiếng Pháp.
(2) Chưa đối chiếu được tên tác giả bằng tiếng Nga.
(3)Chưa tìm được tên phố bằng tiếng
Nga.
(4) Chưa tìm được nguyên danh bằng
tiếng Nhật
(5) Nguyên văn là "Quốc phụ"(Chỉ
Tôn Trung Sơn)
(6) Phát xít Pháp
(7) Chưa đối chiếu được họ của tác giả
bằng tiếng Pháp
(8)Chưa đối được với nguyên danh bằng
tiếng tiếng Nga
Tài liệu tham khảo
I - 中文書目
1."胡志明在中國"蔣永敬著, 傳記文學出版社, 1971,台北。
2."胡志明與中國" 黃錚編著, 解放軍出版社, 1987, 北京。
3. "胡志明獄中詩注釋" 黃錚注釋, 廣西教育出版社,1992,廣西。
4. "胡志明與越南獨立" 楊碧川著, 一橋出版社, 1998, 台北。
5. "龍保羅日記 - 阮愛國" 保羅德芮肯YAOX集團發行電子檔,
2000, 台北。
6."抗日戰爭在中國的外國家元首國" 曹晉杰著, 人民出版社, 2002, 黑龍江。
7. "越南國父 - 胡志明" 李家忠編譯, 世界知識出版社, 2003, 北京。
8. "胡志明漢文詩抄, 注釋, 書法", 黃錚編著, 廣西師範大學出版社, 2004, 桂林。
9."越南胡志明在柳州" 柳州巿文化局編, 廣西人民出版社,2005,柳州。
10."胡志明與廣西", 廣西社會科學院編著, 廣西人民出版社, 2006, 廣西。
11. "戰鬥中的新越南" 麥浪著, 新越南出版社, 1948, 河內。
12. "越南人民反帝鬥爭史" 呂毅著, 東方書社出版, 1951,上海。
13. "越南人的解放鬥爭" 陳懷南著, 世界知識社, 1954, 北京。
14. "八月革命史"
(1945年) 越南外文社出版編, 文外出社, 1972, 河內 。
15. "滄海一粟" 黃文歡革命回記錄, 解放軍出版社, 1987,北京。
16. "日据時代臺灣共產黨史(1928
- 1932)" 盧修一著, 前衛出版社, 1989, 台北。
17. "越南歷史" 吳鈞著, 自猶僑聲雜誌社, 1992, 西貢 (Sài Gòn)。
18. "陶鑄傳" 鄭笑楓,舒玲著, 中國青年出版社, 1992, 北京。
19. "康生與 '內人黨' 冤案" 祝東力著, 中共中央黨校出版社, 1995, 北京。
20. "亞細亞的孤兒" 吳濁流著, 草根出版社, 1995, 台北。
21. "李富春傳" 房維中,金沖及著, 中央文獻出版社,, 2002, 北京。
22. "中外領袖之間 , 卷 13-14 胡志明" 南哲著, 紅旗出版社, 2003, 北京。
23. "李克農傳" 徐林祥,朱玉編著 安徽人民出版社, 2003,合肥。
24. "葉劍英的非常之路" 氾碩著, 安徽人民出版社, 2003,北京。
25. "李立三紅色傳奇上 . 下" 李思慎著, 中國工人出版社, 2004, 北京。
26. "張發奎傳" 王心鋼著, 珠海出版社, 2005, 珠海市。
27. "生死歲月 - 胡志明小到紀行" 趙銳著, 軍事誼文出版社, 2005, 北京。
28. "廬山檔案" 馬社香著, 安徽人民出版社, 2006, 北京。
29. "陳賡傳" 陳賡傳編寫組, 當代中國出版社, 2007, 北京。
30. "蘇聯史論" 吳恩遠著,人民出版社, 2007, 北京。
31. "日据時期台灣人反抗史", 楊碧川著, 稻香出版社, 1988, 台北。
II - 外文中譯的書目
1. "胡志明第一 四篇日文版" 吳濁流著, 國華書局出版, 1946, 台北。
2. "胡志明第一五篇日文版" 吳濁流著,學友書局出版,
1948, 台北。
3. "新越南"
Andrew Roth 著, 移模譯, 時代書報出版社, 1948, 上海。
4. "自猶越紀行"
Leo Figueres 著, 陳占元譯, 世界知識社, 1954, 北京。
5. "十七度線以北" 威 . 具卻敵著, 曾浩譯, 世界知識社, 1956, 北京。
6. "亞細亞的孤兒" 傳恩榮譯, 南華出版社, 1962, 台北。
7. "北越內幕"
P. J. Honey 著, 陳銘感譯, 篝火出版社, 1966,香港。
8. "為了獨立自由為了社會主義" 胡志明著, 外文出版社, 1971, 越南河內。
9. "與河內分道揚鑣" 張如磉著, 強名,華實譯, 世界知識社, 1989, 北京。
10. "宋慶齡傳上. 下" Istael Epstein 著, 沈蘇儒譯, 日臻出版社, 1994, 北京。
11. "周恩來與現代中國"
Han Suyin著, 張連康譯, 絲路出版社, 1995, 台北。
12. "胡志明"
D.O. Lloyd, 尤淑雅譯, 鹿橋文化事業出版, 1966, 台北。
13. "胡志明主席傳略和事業" 阮芳草編輯, 文化通訊出版社, 2007, 越南河內。
14. "胡伯伯日常生活的故事" 歐越興編輯, 世界知識社, 2007, 越南河內。
15. "台灣抗日運動史研究" 若林正文著, 台灣日文史料典籍研讀會譯, 播種者出版社, 2007, 台北。
III. 英文書目
1. From Colonialism to Communism a
case History of North
Vietnam, by Hoang Van Chi an introduction by P.J. Honey, Frederick A. Praeger,
New York. London, 1965.
2. Ho Chi Minh a Biographical
Introduction, by Chrales Fenn. Charles Scr1bnwr's Sons, New York, 1973.
3. Who's who in political revolutions:
seventy- three men and women who changed the world, Jack A. Goldstone,
Congressional Quarterly, Washington, D.C. 1999.
4. Ho Chi Minh, by William
J. Duiker, Hyperion, New York,
2000.
5. Ho
Chi Minh: the missing Years 1919- 1941, by .
Sophie Quinn - Judge, Hurst, Company. London, 2003.
6. Down With Colonialism Ho Chi Minh, by Walden Bello. Verso,
New York. London, 2007.
7. Ho
Chi Minh a Biographi, by Pierre Brocheux, Translated by Claire Duiker,
Cambridge University Press, New
York, 2007.
IV. 越文書目
1. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 1 (1919 -1924),
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
2. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 2 (1924 -1930), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
3. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 3 (1930 -1945), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
4. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 4 (1945 -1946), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
5. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 5 (1947 -1949), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
6. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 6 (1950 -1952), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
7. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 7 (1953 -1955), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
8. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 8 (1955 -1957), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
9. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 9 (1958 -1959), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
10. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 10 (1960 -1962), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2002, Hà Nội.
11. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 11 (1963 -1965), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2002, Hà Nội.
12. "Hồ
Chí Minh toàn tập", tập 3 (1966 -1969), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2002, Hà Nội.
13. "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch",
Trần Dân Tiên, Nhà
xuất bản Thanh niên, 1958, Hà Nội.
14. "Nghệ thuật thư pháp với thơ 'Nhật ký trong tù' của
Chủ tịch Hồ Chí Minh",
Nguyễn Việt biên soạn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2003, TP.
Hồ Chí Minh.
15. "Chị Minh Khai", Nguyệt Tú, Nhà xuất bản Tổng
hợp TP. Hồ Chí Minh.
16. "Bác Hồ viết di chúc", Vũ Kỳ, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 2005, TP. Hồ
Chí Minh.
17. "Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh",
Vũ Kỳ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005, TP. Hồ Chí
Minh.
18. "Kỷ niệm về Bác", Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà
xuất bản Tông tin, 2007, TP.
Hồ Chí Minh.
19. "Hồ Chí Minh, nhà dự báo thiên tài", Trần
Đương, Nhà xuất bản Thanh niên,
2008, Hà Nội.
20. "Chuyện kể về thời thiếu niên của Bác Hồ", Đỗ
Hoàn Linh -Nguyễn Văn Dương
biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2008, Hà Nội.
21. " Hồ Chí Minh, nhà báo cách mạng", Cao Ngọc
Thắng, Nhà xuất bản Thanh
niên, 2008, Hà Nội.
22. "Những năm tháng bên Bác Hồ kính yêu", Nhà xuất
bản Thanh niên, 2008, Hà
Nội.
23. "Hỏi đáp về thời thanh niên của Bác Hồ", Nguyễn
hương Mai biên soạn, Nhà
xuất bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.
24. "Bác Hồ trên đất nước Lê nin", Nhà xuất bản
Thanh niên, 2008, Hà Nội.
25.. "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch",
Trần Dân Tiên, Nhà
xuất bản Trẻ, 2008, TP. Hồ Chí Minh
V. 論文,期刊,報紙,網欄專文
1. "台灣日新報" 國家圖書館視聽室微膠捲, 1938 年11月12日, 18日, 21日, 12月, 7日。
2. "胡志明在香港 1931- 1932年"
DennisDuncanson "中國季刊 1- 3期" 1974 年。
3."胡志明和他的中國夫人曾雪明" 徐雙明 "武漢文史月刊"
2001 年第一期。
4. "李克農在桂林"(八辦)的傳奇鬥爭" 庾晉 "文史春秋"
2003年第十二期。
5. "一九三十一年香港案件" 阮越鴻 "越南國父胡志明附錄"
2003年。
6. "胡志明遺體保存祕聞" 李家忠, "世界新聞報"
2004年12月10日。
7. "胡志明與林依蘭的生死戀" 梁益新 "人民文摘"
2004年第十二期。
8. "越南戰爭實錄" 解力夫 "網路電子書"
2004年
9. "胡志明私人生活離不開中國" 李家忠 "世界新聞報" 2005年7 月11日。
10. "見證中越友誼追憶胡志明" 熊紅明 "越南早報" 2006年8月14日。
11. "胡志明的妻妾情人們" 嶺南遺民 "百家爭鳴網悠悠南山下" 2006年 10月。
12. "胡志明在龍州的革命祕事" 李偉東 "廣西日報" 2006年12月27日。
13. "胡志明之政治道路" 阮世英 "百家爭鳴網悠悠南山下" 2007年。
14. "吳濁流 '胡志明' 研究" 河原功 "台灣文學學報" 第10期2007年。
15."中國共產黨早期為收回臺灣主權所作的努力3"田鶴年"台海歷史縱橫" 2007年。
Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh
Tác giả Hồ Tuấn Hùng
Dịch giả: Thái Văn
11/ 01/ 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét