Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ
Trung-Việt... Hai bên ký kết "Kỷ yếu hội nghị" đồng thuận bình thường
hóa quan hệ song phương. Đảng cộng sản Việt Nam không tiết lộ và cũng không công
bố cho toàn nhân dân Việt Nam biết cuộc đàm phán bí mật, một sự kiện lịch
sử quan trọng này. Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
và Võ Văn Kiệt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991,
hiệp định mậu dịch Trung-Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc
biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân
Quán Bắc Kinh (钓鱼台国宾馆).
Một phần tư liệu về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, được tiết
lộ bởi "Lý
Bằng Nhật ký ngoại sự" (李鹏外事日记 ) và "Hợp tác phát triển Hòa Bình" (和平发展合作), ngoài
ra tác giả công bố hơn 230 bức ảnh phụ trang, phần lớn đã được công bố tại
Trung Quốc. Nguồn: Công bố bởi Nhà xuất bản Tân Hoa Xã.
Chúng tôi xin tóm lược một luồng thông tin giới thiệu
tới độc giả như để tham khảo những tài liệu sau này về Hội Nghị Thành Đô 1990:
Lý Bằng (Li Peng) viết hai cuốn Hồi ký "Nhật ký ngoại
sự", và "Hòa Bình phát triển hợp tác", đó là những cuốn sách nhật
ký chú trọng phần hoạt động đối ngoại của Lý Bằng đã từng là Phó Thủ tướng, Thủ
tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ (NPC).
Bài này trích trong cuốn "Nhật ký ngoại sự" và
"Hòa bình phát triển hợp tác" của tác giả Lý Bằng. NXB Tân Hoa xã xuất
bản. Nguồn: people.com.cn. [1]
Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại
T.Ư. (3) Phạm Văn Đồng, (4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân), (5)
Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), (6) Lý Bằng, (7) Đỗ Mười, (9) Hồng Hà (bìa
phải) và Đinh Nho Liêm. Ảnh chụp tại Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)
Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông
điệp của phái đoàn Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực
tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội
Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị
nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết
các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung
Quốc!" [2]
Lý Bằng "Nhật ký ngoại sự" (外事日记) ghi lại quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt
như sau:
Cuối những năm 1970. Việt Nam đưa quân sang Campuchia. Năm
1979, quan hệ Trung-Việt đụng đáy hết thuốc chữa. Tháng 12 năm 1986, thời đó Tổng
Bí thư Nguyễn Văn Linh đương quyền, tình hình quốc tế thay đổi, đặc biệt là ở
Đông Âu, Liên Xô bị tan rã. Nguyễn Văn Linh tìm kiếm chính sách, điều chỉnh lại
bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc-Việt Nam.
Sau khi hai bên Trung-Việt thông qua đường liên lạc, đồng ý
hội nghị bí mật vào ngày 03 - 04 tháng 9 năm 1990. Nguyễn Văn Linh và Hội đồng
Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười chấp nhận đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại
Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên.
Thứ Sáu, ngày 26 tháng 12 năm 1986. Tổng Bí thư Lê Duẩn qua
đời vào tháng 7. Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt
Nam, tại Đại hội 6 đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ Bảy, ngày 26 tháng 8.
Việt Nam tuyên bố "Rút toàn bộ quân đội của Việt Nam
ra khỏi Campuchia". Lần này, tạo ra các điều kiện để giải quyết "trơn
tru" cho mọi thuận lợi của vấn đề Campuchia, đồng thời làm "sạch"
các chướng ngại bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Thứ Tư, ngày 6 tháng 6.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hẹn gặp Đại sứ Trung Quốc
Trương Đức Duy (Zhang Dewei) [3] tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn (Văn Linh),
hy vọng cho một lần đầu, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai đảng,
đồng thời mong sớm được đàm phán tại Trung Quốc.
Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8.
Giới thiệu chuyến viếng thăm nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam
tại Trung Quốc, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mục đích giải tỏa những vấn đề
hai nước, hai đảng..., tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông cho biết
hoàn toàn tán thành.
Thứ Hai, ngày 27 tháng 8.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với
Nguyễn Văn Linh theo những dự thảo liên quan, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng
Tiểu Bình. Theo quan điểm của Thế vận hội Châu Á (Asian Games) sắp tới tổ chức
tại Bắc Kinh, nhưng cuộc họp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ
song phương Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm
hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.
Thứ Năm, ngày 30 tháng 8.
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô để đàm
phán nội bộ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có ban hành lời mời phía Việt Nam. Bây giờ
thử xem Việt Nam trả lời thế nào.
Chủ Nhật, ngày 02 tháng 9.
15 giờ 30, tôi lên chiếc máy bay chuyên cơ, cất cánh từ
vùng ngoại ô sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 00 đến sân bay Thành Đô.
Chúng tôi di chuyển bằng ô-tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Kim Ngưu tân
quán (宾馆金牛), Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang chờ đợi. Đồng chí
Giang Trạch Dân đáp một chiếc bay chuyên cơ đến Thành Đô vào lúc 08 giờ 30 tối,
chậm hơn tôi nửa giờ sau. Đến 11 giờ đêm, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân
trao đổi chính sách cho cuộc đàm phán với phía Việt Nam vào ngày mai.
Thành Đô, thứ Hai, ngày 03 tháng 9.
Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục
nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam.
Khoảng 14 giờ 00, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn
Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng cùng đến Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛) [4]. Giang Trạch Dân và tôi chào đón họ tại tầng lầu 1. Tổng
Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, mặc veston cà phê, phong thái học
giả. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười mái tóc bạc trắng cũng có
thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và
Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh,
ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc.
Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)
Buổi chiều, cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh lần đầu
tiên thực hiện một bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn bày tỏ giải quyết các
vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt, đồng thời đàm phán việc thành lập Hội đồng
tối cao của Campuchia là một phần ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào,
không thể bày tỏ sự miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.
Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ chỉ muốn bày tỏ thái độ tuyên
bố về nguyên tắc, trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ
Trung-Việt. Cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 8 giờ 00, sau 08 giờ 30 mới bắt đầu
mở tiệc buổi tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lần lượt làm việc
với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
Thứ Ba, ngày 04 tháng 9.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của
Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã
đi đến sự đồng thuận một cách khá thỏa đáng, cùng quyết định soạn thảo một bản
"Kỷ yếu hội nghị".
14 giờ 30, trong hai bên Trung-Việt tổ chức một buổi lễ ký
kết tại khách sạn trên tầng số 1 Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt đồng ký
do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặc lịch sử
trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đọc câu thơ của Giang Trạch Dân vui mừng giở trò ru con ngủ bất
tận, trích dẫn bài thơ của Giang Vĩnh (Jiang Yong-诗人江永) vào triều đại nhà Thanh: "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn
còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) hay "Chúng tôi vẫn còn anh em, nụ cười
có thể làm tan đi các đồng minh và kẻ thù". (Ngã môn hoàn thị huynh đệ,
tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu). Vần thơ này làm lời kết cho cuộc đàm phán
"nội bộ". Tặng cho những đứa con ma Việt Nam, các đồng chí BCT/TW đảng
"Bác" quá hài lòng.
16:00, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 như
vậy đã đến nơi.
Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7
Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 1991.
Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được đắc cử
Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Những giai điệu tổng thể
của Đại hội 7, Đảng cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh kiên trì giáo lý chủ nghĩa xã
hội, tham gia vào các cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung.
Tinh thần của Đại hội 7 có lợi cho việc cải thiện quan hệ song phương Trung-Việt.
Bắc Kinh thứ ba, ngày 30 tháng 7.
Buổi chiều, tôi đã gặp gỡ các đại diện đặc biệt của Lê Đức
Anh của Ủy ban Trung ương Việt Nam và Hồng Hà. Họ yêu cầu mở cuộc họp cấp cao
Trung-Việt tổ chức tại Việt Nam. Tôi cho rằng, để nhân dân hai nước có sự chuẩn
bị trước, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên
Trung-Việt cần tiến hành cuộc đáp ứng, gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại
giao trước đã, như cuộc họp cấp cao, phía Trung Quốc cho rằng không có vấn đề về
nguyên tắc. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ trả lời chính thức với
phía Việt Nam. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt
Nam, theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, cả hai đối tác thông qua tham khảo
ý kiến và giải quyết. Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực
về thương mại, bưu chính, vận chuyển, thanh toán ngân hàng, khôi phục giao
thông đường bộ.
Thứ Ba, 17 giờ 00, ngày 05 tháng 11.
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đã tổ chức lễ đón chính
thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ Đường Nhân dân.
Tiếp đó, chúng tôi tổ chức tiến hành cuộc đàm phán. Đỗ Mười
có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang cho biết, sau khi
quan hệ song phương một thời quanh co, nay đã trải qua một quãng đường gập ghềnh,
các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam có thể ngồi lại với nhau để tiến hành
cuộc đàm phán cấp cao mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một kết thúc của các cuộc
đàm phán trong quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa
trong quan hệ hai nước, sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển của quan hệ song
phương. Đỗ Mười nói rằng, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc
phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời
cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới. Tiếp đó, tổ
chức bữa tiệc.
Thứ Tư, ngày 06 tháng 11.
Buổi chiều, tôi đàm phán với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt
Nam Võ Văn Kiệt, bầu không khí rất tốt. Đầu tiên tôi nêu ra rằng Tổng bí thư
Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tiến hành đàm phán khả quan, đã trao
đổi đầy đủ quan điểm. Về vấn đề Đài Loan, thái độ Võ Văn Kiệt thể hiện rất tốt.
Tôi điểm qua các vấn đề về vay nợ, biên giới, người dân tị nạn… trong cuộc hội
đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía
Việt Nam vừa đề xuất, tôi đã hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam. Về
vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn
đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các
bên phải tiếp tục nỗ lực.
Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆)
Thứ Năm, ngày 7 tháng 11.
Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm
thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết và thỏa
thuận tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆). Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết,
sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ
đi du lịch đến Quảng Châu, Thẩm Quyến và đến thăm những nơi khác.
ÿ Huỳnh Tâm
Chú thích:
[2] (越南表示愿意接受作为中央政府在北京的一个自治区为中国的内蒙古,西藏,广西...中国方面同意接受并同意上述建议和越南为期30年的越南共产党解决必要加入中国民族的大家庭中的步骤!)
[3] Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) thư ký
riêng của Hồ Chí Minh.
[4] Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛)
Tham khảo:
1- "Hợp tác phát triển Hòa Bình - Ngoại giao Li Peng
Diaries"
2- Li không né tránh "nhạy cảm" phát hành 230
thêm hình ảnh công khai
3- "Hợp tác phát triển Hòa Bình - Ngoại giao Li
Diary" được công bố
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa