Đảng CSVN phiên bản của tình báo TQ
Kỳ 8
"...Mạnh lưới CS Quốc Tế đương nhiên không khờ khạo để cho đảng
CSTQ dựng đứng một tên Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hồng Kông vào năm 1932, nay
được sống lại. Thực sự KGB đã bí mật đưa hủ tro cốt Nguyễn Ái Quốc về Liên bang
Nga..."
Mã số Hồ Tập Chương dần dần hé lộ.
Năm 1940, Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế, thừa biết Hồ Tập
Chương (HMC) là con cái của nhà ai. Năm 1950, Mao Trạch Đông (毛泽东) và Chu Ân
Lai (周恩来) gọi Hồ Tập Chương (胡志明) cùng tháp tùng đến Moskva,
yết kiến Stalin tại điện Kremlin. Mao Trạch Đông đề nghị Stalin công nhận Hồ
Tập Chương (HCM) như một đồng chí CS Quốc Tế tại Đông Dương.
Năm 1950, Mao Trạch Đông (毛泽东), Chu Ân Lai (周恩来) và Hồ Tập Chương (HCM 胡志明) cùng đến Moskva. Nguồn: Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế.
Khi ấy, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai chỉ biết lờ mờ hồ sơ
của Nguyễn Ái Quốc, càng không biết trước từ năm 1921 cho đến năm 1932, Nguyễn
Ái Quốc bí danh HCM là thành viên tình báo của Liên Bang Nga. Mao đã công nhận
Việt Minh đảng CS Đông Dương, trao đổi Đại sứ giữa hai nước Việt Nam Dân chủ
Cộng Hòa và Trung Quốc.
Đảng CSTQ giới thiệu nhân vật thân tín nhất là Hồ Tập
Chương (tình báo CSTQ) và Mao sáng lập đảng CS Đông Dương, đưa đảng này gia
nhập vào Mạng lưới CS Quốc Tế (Cơ chế CSQT). Họ Mao và họ Chu, với tư cách
thành viên CS Quốc Tế, đứng ra chịu trách nhiệm giới thiệu, đính kèm lý lịch,
hồ sơ cơ bản ý thức hệ CS, những thành tích cá nhân, và quá trình thử thách của
Hồ Tập Chương (1941-1950).
CS Trung Quốc dốc ống, đầu tư vào Hồ Tập Chương, hy vọng
lừa được Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế. Sau khi Cơ chế CSQT tiếp nhận hồ sơ, kiểm
tra, tìm hiểu nhân vật Hồ Tập Chương núp dưới danh tính Hồ Chí Minh, Hội đồng Y
khoa lập hồ sơ y bạ cho HCM (mẫu máu, di truyền v.v...). Hội đồng sẽ hồi báo
sau, và công bố tin vui đến Mao và Chu. Thực chất Mao Trạch Đông đã có thâm ý
riêng, muốn đưa ra một Hồ Chí Minh mới, chuẩn bị ngày sau có dịp cần dùng đến
trong kế hoạch Mao Trạch Đông sẽ trở thành lãnh tụ phong trào CS Quốc Tế.
Sau khi hội đồng Cơ chế CSQT chuyển qua hội đồng y khoa
thẩm định hồ sơ y bạ, nhận ra tên Hồ Tập Chương giả danh Hồ Chí Minh, trong khi
ấy Nguyễn Ái Quốc (HCM) chỉ còn là một nấm tro tàn trong nghĩa trang Kuntsevo
Moscow. Lúc này Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế dè dặt không công nhận Hồ Tập
Chương, tuy nhiên vẫn giao cho Mao Trạch Đông tùy tiện phát triển CS Đông
Dương. Stalin giữ khoảng cách rất xa đối với Hồ Tập Chương (Stalin không tiếp).
Hồ Tập Chương (HCM 胡志明) tháp tùng đi theo Mao Trạch Đông (毛泽东), và Chu Ân
Lai (周恩来)đến Moskva
năm 1950. Nguồn: Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế.
Đảng CS Trung Quốc đã quyết định lấy viên thuốc tể Nguyễn
Ái Quốc gán trên mình Hồ Tập Chương thật để biến thành một Hồ Chí Minh giả (胡志明). CS Quốc Tế cũng không ngờ
Mao Trạch Đông biết bào chế nhào nặn ra một Nguyễn Ái Quốc giả, bí mật cất giấu
trong tủ khóa của Mao Trạch Đông.
Từ trước năm 1940 người ta chỉ biết đại khái về họ Hồ, phần
còn lại chỉ là cái miệng bình trong đó đảng CS Trung Quốc cắm vào một loài hoa
với chất liệu bằng cao-su. Khi Hồ Tập Chương qua đời (1969), đương sự được ướp
xác nằm trong lăng, giữa trung tâm Ba Đình Hà Nội. Cho đến nay nhân dân Việt
Nam có nào hay, đảng CSTQ tạo ra huyền thoại HCM, từ con Mèo thành con Sư tử,
bóp méo vo tròn, tạo dựng tinh vi một Hồ Tập Chương thân thế người Hán. Tại
Việt Nam chưa có người nào thẩm định lại lai lịch họ Hồ, thực hay giả bởi vì
trong lòng đất nước Việt Nam có cả một Quân Khu tình báo Hoa Nam ẩn núp thừa
sức biện luận. Bộ chính trị đảng CSVN là một trong những thành viên của tình
báo Hoa Nam, nên họ được phép tùy tiện lái con thuyền Việt Nam đến bến bờ diệt
vong v.v...
Lần này Mao Trạch Đông viếng thăm Liên Xô, đem theo phiên
bản họ Hồ, ông ca ngợi đảng CS Đông Dương hết lời:
‒ Thưa đồng chí Stalin, cùng đồng hành đến Moskva lần này có
đồng chí Hồ Chí Minh 胡志明, (Hồ Tập
Chương) đã nhất định phát động, dùng võ lực đưa Pháp ra khỏi Đông Dương. Xin đề
nghị đồng chí Stalin thay mặt Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế cho phép Hồ Chí Minh
(HTC) tiếp kiến, và xin chỉ thị của người cung cấp viện trợ vũ khí cho đảng CS
Đông Dương.
Stalin đã hiểu hết ẩn ý trong con người tham vọng của Mao
Trạch Đông và Stalin đã từng biết Nguyễn Ái Quốc nói:
"Đồng chí Hồ Chí Minh yêu cầu Liên Xô trực tiếp cung
cấp viện trợ cho Việt Nam, giúp họ đánh người Pháp, đối với vấn đề này, chúng
tôi còn có suy nghĩ hơi khác".
Stalin trao đổi thêm với Mao Trạch Đông:
"Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc chứng minh Trung
Quốc đã trở thành trung tâm cách mạng của Châu Á, chúng tôi cho rằng công tác
chi viện và giúp đỡ Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc gánh vác thì tốt".
Mao Trạch Đông đáp:
"Việt Nam chủ yếu cần vũ khí đạn dược, cũng cần có vật
tư quân sự khác, Trung Quốc không chắc chắn thỏa mãn mọi nhu cầu của họ, tất
nhiên họ hy vọng Liên Xô cũng viện trợ".
Stalin ngẩng đầu nhìn Mao Trạch Đông, tiếp tục đưa ra ý
kiến của mình:
“Trung Quốc và Việt Nam địa lý gần nhau, liên hệ tương đối
nhiều, để Trung Quốc giúp Việt Nam tương đối thuận tiện[1]. Viện trợ xây dựng
kinh tế Trung Quốc là nhiệm vụ quan trọng của Liên Xô. Chúng tôi đã đánh xong
chiến tranh thế giới, số lớn trang bị vũ khí không dùng hết, có thể chuyển
chúng sang Trung Quốc, có những cái Việt Nam dùng được thì tất nhiên các đồng
chí có thể chuyển một ít đến đó".[2]
Năm 1950, CSTQ muốn tạo ra cuộc chiến Đông Dương, mượn tay
Việt Minh đấu đá với Pháp. Việt Nam rơi vào thời điểm chiến tranh mới, do đó Hồ
Tập Chương (HCM), đã nhiều lấn bí mật đến Bắc Kinh, đôi khi ở cả nửa năm hay cả
mùa Đông, chầu chực nhận quyết định của CSQT. Hồ Tập Chương không thể đơn
phương khai chiến với Pháp, mọi hành động đều phải có mệnh lệnh của Mao Trạch
Đông.
Cuối cùng sự chờ đợi đem đến kết quả tốt cho Hồ Tập Chương,
đền bù chuyến đi Moskva có ít nhiều hoài công. Sau khi Mao Trạch Đông về lại
Bắc Kinh, lấy quyết định cung cấp toàn diện, hỗ trợ cho CS Việt Nam và xem VN
là một bộ phận CS Đông Dương không thể thiếu trong chiến lược bành trướng của
đảng CSTQ.
Mao Trạch Đông nhận định chuyến viếng thăm lần này thành
công, dù Hồ Tập Chương không yết kiến được Stalin, tuy nhiên Stalin đã nhớ đến
tên Hồ Tập Chương ít nhất 1 lần, và nói về Việt Nam đến 5 lần, một cách khác
chính thức công nhận Việt Nam có độc lập.
Mao Trạch Đông trở về Bắc Kinh chỉ thị Chính phủ và đảng CS
Trung Quốc lên kế hoạch tăng cường, cung cấp viện trợ toàn diện cho Việt Nam,
liên tục gửi quân đội chiến đấu bên cạnh đảng CS Đông Dương, và những cố vấn
cao cấp, vẫn do Soái tướng Vi Quốc Thanh (韦国清-Wei Guoqing), Đại tướng Trần Canh (陈能), Đại tướng Lã Quý Ba (罗贵波), Trung tướng Mai Gia Sanh (梅嘉生- Mei Jiasheng), Trung
tướng Đặng Dật Phàm (邓逸凡-Deng Yifan) phụ trách. Đảng đoàn cố vấn lần này
có tính quyết định đưa qua VN nhiều đoàn chuyên gia khác nhau về
chính trị, quân sự. Phù hợp với các yêu cầu của Hồ Tập Chương, hỗ trợ ngoài
chiến trường và cả trong chính trị nội bộ đảng CS Việt Nam.
Ngoài ra đảng đoàn cố vấn hướng dẫn chính phủ, và quân đội
của Hồ Tập Chương, bằng những kế hoạch kháng chiến chống Pháp. Những cố vấn
quân sự, chính trị giúp tổ chức cơ bản thực hiện các ranh giới của trận chiến,
và đưa Điện Biên Phủ vào chiến tranh, một trong những điểm then chốt cần phải
chiến thắng bằng mọi giá không thể thất trận. Tăng cường cung cấp số lượng lớn
vũ khí, thiết bị, thực phẩm, quân trang, vật tư, và cung cấp nguồn tài chính.
Lịch sử Quân ủy đảng CS Trung Quốc cũng công nhận: Năm
1950, kế hoạch viện trợ ồ ạt đổ vào Việt Nam gồm 116.000 khẩu súng các loại,
420 khẩu pháo, nhiều khí đài thông tin, và công binh. Năm 1953, Trung Quốc đã
giúp Việt Nam thành lập 6 tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn công binh, 1
trung đoàn cầu nổi, 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn máy bay tiêm kích, bổ
xung nhiều vũ khí trang bị quân sự khác, cục quân nhu riêng cho VN. Trung Quốc
còn giúp 90.000 khẩu súng máy và súng trường để triển khai chiến tranh du kích
ở miền Nam.
Năm 1956, Trung Quốc ưu tiên viện trợ cho Việt Nam 50.000
khẩu tiểu liên và súng trường nửa tự động vừa định hình sản xuất, chưa kịp
trang bị cho quân đội Trung Quốc.
Mao cử Đặng Tiểu Bình sang Hà Nội, mang theo lời hứa giúp
Việt Nam 20 tỉ NDT (tương đương 20% thu nhập quốc dân hoặc 60% thu nhập tài
chính của Trung Quốc năm 1963). [2]
Mao Trạch Đông tiếp tục tác động đến Hồ Tập Chương (HCM):
"‒ Chúng ta là người một nhà, cần người có người, cần
vật tư có vật tư, cần bao nhiêu có bấy nhiêu”.
Việt Nam thiếu máu chữa chạy thương binh, Mao Trạch Đông
chỉ thị:
"‒ Mạng người là quan trọng, viện trợ 2 triệu lít. Số
máu này được chuyển tử Thượng Hải đến Côn Minh, qua Hà Khẩu, rồi đưa sang thị
xã Lào Cai. Nó không như lúa mạch có thể nhập khẩu, mà là từng giọt máu rút từ
cơ thể những người may mắn sống sót sau một nạn đói lớn". Quả nhiên CSTQ
có vẻ như viện trợ vô tư, nhưng trong ấy đã có tính số thành.
Cùng lúc đảng CSTQ vận dụng mọi kỹ thuật tuyên truyền đánh
bóng, tình báo Hoa Nam tạo thành tích đẩy đảng CS Trung Quốc bước vào lãnh thổ
Việt Nam cướp chính quyền, cung cấp cho ngưới dân Việt Nam một lãnh chúa. Quả
nhiên người dân Việt Nam bị CSTQ lừa dối, sử dụng nhuần nhuyễn hệ thống kỹ
thuật tuyên truyền tinh vi, che giấu mọi sự thực về Hồ Tập Chương (HCM), và
người dân vô tình tiếp nhận một cách hớn hở cha già dân tộc Hồ Tập Chương (HCM)
trong trái tim người dân Việt Nam. Đây chỉ là hình ảnh hư ảo do bàn tay phù
thủy của CSTQ dựng nên.
Kẻ dối trá như người Hán không bao giờ quên cơ hội lừa đảo,
dù người nhà thân thuộc cũng không tha! Nay CSTQ vớ được một lân bang Việt Nam,
đang trống vắng người lãnh đạo. Cơ hội đến chỉ một lần, CSTQ cố nặn, trộn lộn
lòi ra một Hồ Chí Minh tại hang Pắc Bó từ 1941 đến 1950, một viên "thuốc
tể" theo công thức riêng của người Hán. CSTQ tạo được một thành viên CS
Đông Dương cho riêng mình, nói một cách khác "người thâm tín" của
CSTQ. Nằm vùng trong lãnh thổ Việt Nam chờ cướp chính quyền lân bang, vũ khí đã
chuyển đầy đủ đến Việt Nam, quân binh Mao-Hồ trên tay súng lên đạn, chỉ cần hiệu
lệnh là nòng súng nhả khói.
Tháng 5/1965, Hồ Tập Chương đến Hàng Châu yết kiến Mao
Trạch Đông và được biết:
“Cuộc đấu tranh Trung-Xô sẽ diễn ra, Việt Nam phải ủng hộ
Trung Quốc”. Ý của Mao Trạch Đông, ông sẽ trở thành lãnh đạo CS Quốc Tế, sau
khi Stalin qua đời, Hồ Tập Chương sẽ có một ghế trong CS Quốc Tế.
Mạnh lưới CS Quốc Tế đương nhiên không khờ khạo để cho đảng
CSTQ dựng đứng một tên Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hồng Kông vào năm 1932, nay
được sống lại. Thực sự KGB đã bí mật đưa hủ tro cốt Nguyễn Ái Quốc về Liên bang
Nga, đặt vào kho lưu trữ tro cốt, niêm phong với
mật mã đặc biệt tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow (Kuntsevo Cemetery, Moscow,
Russian Federation).
Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế thừa biết CSTQ đang có âm mưu bá
chủ. Theo mật mã HNB322, giải:
‒ Đảng CS Trung Quốc, muốn lừa đảo CS Quốc Tế, tạo ra một
Nguyễn Ái Quốc với tên giả, người giả, và cả hành động giả, cùng với cái tên
rất mới Hồ Tập Chương khoác áo HCM, chân dung hư cấu nguyên tình báo Hoa Nam,
dùng "Dung dịch thuật" để biến tướng thành Hồ Chí Minh.
Đảng CS Trung Quốc và Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế, bắt đầu
xung dột nhau, khác biệt hành đồng về ý thức hệ chủ nghĩa Mác-Lenin, "Cơm
không lành, canh không ngọt". Đảng CSTQ gián tiếp nhét vào sinh hoạt gia
trưởng trị quốc của Khổng Tử, buộc người dân Trung Quốc phải chấp nhận Mao
"Thiên Tử", và biên giới hai nước anh em CS Trung Quốc-Liên Xô đang
có vấn đề.
Nhân dịp này, KGB liền kéo một hộp đen lưu trữ tư liệu của
Nguyễn Ái Quốc, quăng vào mặt đảng CSTQ, nhằm cảnh cáo Hồ Chí Minh giả, do CSTQ
dựng lên, và tiết lộ hồ sơ Nguyễn Ái Quốc (người Việt Nam) đã chết từ lâu, mọi
bí ẩn của Hồ Tập Chương được phơi bày, hiện nguyên hình người Hán.
Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế, công bố hồ sơ Nguyễn Ái Quốc:
1 ‒ Sài Gòn, năm 1863. Thực dân
Pháp xây dựng 2 cảng tàu buôn, đến năm 1900 hoàn tất cảng Hoàng Diệu (còn gọi
cảng Tam Hội hay Khánh Hội). Năm 1912, hoàn tất cảng thứ hai của hãng tàu buôn
Messagerie Maritimes (MM).
2 ‒ Cảng Hoàng Diệu tiếp nhận những
hãng tàu, tự do ra vào. Theo hồ sơ của bến cảng Hoàng Diệu và hải trình của
hãng tàu buôn Latouche-Tréville (Đô đốc Latouche-Tréville) có logo "5 ngôi
sao", đã cặp bến cảng vào năm 1910. Cảng Hoàng Diệu tiếp nhận tàu buôn
mang tên Amiral Latouche-Tréville, cặp bến tháng Giêng năm 1910 và nhổ neo tháng
3 cùng năm.
Hình chụp tàu buôn Amiral Latouche-Tréville, tại cảng
Dunkerque. Nguồn: Cục Hành Hải
France.
3 ‒ Hãng tàu buôn Messagerie
Maritimes, viết tắt MM, logo "đầu ngựa", cảng khánh thành năm 1912,
xây dựng theo vị trí riêng của cảng, đặc biệt trên mái nhà điêu khắc biểu tượng
"đầu ngựa". Ngày xưa người Việt gọi "hãng đầu ngựa".
Bên trái con tàu buôn lớn Messagerie Maritimes, bên phải Hotel Messageries Maritime 1912. Nguồn:
Cục Hành Hải France.
Hãng tàu buôn Messagerie Maritimes, danh tiếng nhất Đông
Dương. Nguồn: Cục Hành Hải France.
4 ‒ Đơn khai lý lịch của Nguyễn Ái Quốc. Ngày 5 tháng 6 năm
1911, khởi hành từ bến Nhà Rồng, lấy tên Văn Ba, làm nghề phụ bếp trên chiếc
tàu buôn Latouche-Tréville.
Sau đó, mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế, KGB chú ý điều tra, cùng
lực lượng An ninh Phản gián, theo sát không bỏ một vết chân nào, tìm mọi sự thật
của Nguyễn Tất Thành:
- Hồ sơ cho thấy lý lịch Nguyễn Ái Quốc không lương thiện.
- Phạm lỗi gian trá điều
1. Về tàu buôn Latouche-Tréville vào cảng Hoàng Diệu, tháng 1 năm 1910 và nhổ
neo tháng 3 cùng năm. Cho thấy tàu buôn Latouche-Tréville đã rời khỏi cảng
Hoàng Diệu Sài Gòn trước đó 16 tháng (1 năm 4 tháng).
- Phạm lỗi gian trá điều
2. Nguyễn Ái Quốc khai rằng: Khởi hành tại bến Nhà Rồng ngày 5 tháng 6 năm
1911. Vào thời điểm này người Sài Gòn gọi nơi đây, "hãng đầu ngựa hay
MM", chưa ai gọi bến "Nhà Rồng".
- Phạm lỗi gian trá điều
3. Hãng tàu buôn Messagerie Maritimes MM (hãng tàu vận tải hoàng gia) độc quyền
hoạt động tại khu vực cảng có Hotel Messageries Maritime từ năm 1912, tàu buôn
của những hãng khác không được vào cảng này. Năm 1912 hãng tàu buôn Messagerie
Maritimes mới hoạt động, thế thì Nguyễn Ái Quốc khởi hành ra hải ngoại bằng tàu
buôn nào ?
Kết luận: Nguyễn Tất Thành đương
nhiên khởi hành tại Sài Gòn trên một tàu buôn loại nhỏ nào đó, thời ấy chỉ có
phương tiện tàu thủy mới đến được Âu Châu. Một người Việt Nam như Nguyễn Tất
Thành muốn vào khu nhượng địa đặc biệt của cảng Hoàng Diệu và cảng Messagerie
Maritimes còn khó hơn lội qua eo biển Manche 45 cây số. Lý do đơn giản hai khu
cảng trên được xem lãnh thổ riêng biệt của thực dân Pháp, chính người Pháp, hay
người Việt có quốc tịch Pháp mới được ra vào nơi này, ngay cả người Pháp cũng
không tự tiện vào sân bến cảng, và mỗi lối đi riêng cho từng khâu một.
Nhân viên của cảng hay
thủy thủ đoàn muốn ra vào phải qua cổng A. Trình giấy thủy thủ, ban ngành, chuyên
môn, có thẻ photo nhận diện, dấu tay, và con dấu của cơ quan liên hệ.
Về người hành khách của
các hãng tàu, phải vào cổng phụ B. Trình vé, tên con tàu buôn...... số phòng......và
ghi ngày giờ khởi hành, hành khách trình thẻ nhận diện quốc tịch cá nhân v.v...
người hành khách phải đi qua 3 trạm kiểm tra vé, mới được lên bong tàu.
Nguyễn Tất Thành không
có đủ điều kiện để vào hai cảng Hoàng Diệu và Messagerie Maritimes, trừ phi
Nguyễn Tất Thành đào ngạch hay phi thân qua hai lớp tường cao 3m, thế nhưng
cũng chỉ mới vào được sân cảng, vòng thứ nhất, chưa lên được bong tàu buôn!
Trong khi ấy Nguyễn Tất
Thành khai rằng; đi tại bến Nhà Rồng, đây mới là một vấn đề rất phịa, hãng tàu
Messagerie Maritimes "đầu ngựa" phục vụ cho chính quyền thực dân Pháp
không phục vụ cho người Việt có quốc tịch Pháp.
Nguyễn Tất Thành làm hầu bàn cho một tiệm ăn, trên đường Lazare
Barielle Marseille, vào năm 1913. Nguồn: Mạng lưới Cộng Sản
Quốc Tế.
- Nguyễn Tất Thành sau
khi đến Pháp được 2 tháng, trước nhất cần phải có cơm ăn áo mặc, vốn con người
luôn luôn muốn tồn tại, xa hơn ông Thành cần phải ổn định cuộc sống, sau đó tìm
phương tiện đổi đời như đã ước mê.
Nguyễn Tất Thành hối hả làm
đơn xin vào trường Thuộc Địa cũng do lý lẽ sống, hy vọng ngày trở về quê hương
được trọng dụng ít nhất chức Đốc Phủ Sứ (ngang hàng chức Tuần Phủ triều đình
Huế), tâm trạng của người khao khát địa vị thường chạy vạy khắp nơi bởi không
nghề nghiệp, chuyên môn, vốn học lực thấp. Trường Thuộc Địa từ chối, tạo ra cái
trống rỗng yếu đuối nhất và thất vọng của người mặc cảm, muốn tồn tại ông ta sẽ
không từ chối bất cứ nguồn tài trợ nào, và nhanh tay bắt lấy nó.
Nguyễn Tất Thành gởi tờ
đơn, xin vào học trường Thuộc Địa, có khai rõ năm sinh 1892. Nguồn: Mạng lưới
Cộng Sản Quốc Tế.
Tạm dịch:
" Marseille ngày 15 tháng 9 năm 1911
Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa.
Kính thưa ông Bộ Trưởng,
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được
nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh (trên
tàu Amiral Latouche-Tréville).
Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước
trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ
hưởng được lợi ích về học vấn.
Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam .
Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ
Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi. Nguyễn Tất Thành,
sinh tại Vinh năm 1892, con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp
văn, quốc ngữ, chữ hán".
- (Nguyễn Ái Quốc)
nguyên nhóm bút hiệu chung của 4 chí sĩ Việt nam sống ở Pháp lâu năm. gồm có (Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, và
Nguyễn Thế Truyền), người Pháp tại Paris thường đọc những bài viết chính luận của
tác giả Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Tất Thành xuất
hiện tại Đại hội Tours France. Tháng 12 năm 1920, với danh xưng Nguyễn Ái
Quốc, tức thì khối CS Âu Châu trong đại hội, có cả CS Nga
đồng vui mừng tiếp đón danh dự một đại biểu của Á Châu. Nguồn:
Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế.
- Ngày 24 tháng 6 năm
1922. một lần nữa hứng thú đi tìm cánh diều bay cho mình trong thế giới hội Tam
Điểm tại Paris (Franc-Maçonnerie) ông gửi đơn
nhưng không được hồi âm (từ chối).
Theo Quy ước sinh hoạt
của hội Tam Điểm, người có khả năng chuyên môn, đạo đức, nhân ái, tự hội tìm
đến, mời gia nhập và có hai huynh-đệ đoàn của hội giới thiệu. Tuyệt đối không
nhận đơn xin gia nhập bất cứ cá nhân nào. Theo đơn giới thiệu Nguyễn Tất Thành
gia nhập hội Tam Điểm do một người Pháp bá đạo nào đó, đứng ra bảo lãnh ký tên,
điều này lại càng không đủ tư cách, ông làm mất hết sĩ diện của người Việt Nam !
069
Nguyễn Ái Quốc nộp đơn,
xin gia nhập hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie), hành nghề nhiếp ảnh. Sinh ngày
15 tháng 2 năm 1895. Nguồn: Franc-Maçonnerie.
Nguyễn Tất Thành bị Trường
Thuộc Địa từ chối, đó là điều hiển nhiên. Tiếp theo ông quá tham vọng lại không
lượng sức, tự tiếm bút danh Nguyễn Ái Quốc của quý nhà chí sĩ trên. Hội
Tam Điểm khám phá sự gian dối của Nguyễn Tất Thành trong đơn xin gia nhập hội. Ông
nhận thêm từ chối một lần nữa, bởi trong hội Tam Điểm có huynh-đệ đoàn Việt
Nam, (Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, và Nguyễn Thế Truyền), 4
người cùng bút hiệu Nguyễn Ái Quốc đã khai trước huynh-đệ đoàn.
Nguyễn Tất Thành thiếu chân
thực, giá như lấy tên khác có khả năng được huynh-đệ đoàn tiếp nhận với tình đồng
hương. Lý do nào Nguyễn Tất Thành bon chen ham hố xin gia nhập hội này, bởi hội
trọng dụng đầu tư nhân tài, bảo trợ cho nhau đời sống từ vật chất đến tinh thần,
và khuyến khích thành viên lãnh đạo quốc gia.
Hội Tam Điểm sinh hoạt
kín đáo, nặng tình huynh-đệ đoàn, chưa bao giờ tiết lộ danh sách thành viên ra
ngoài. Sở dĩ chúng tôi có tờ đơn này của Nguyễn Tất Thành bởi sau 50 năm
(1922-1972) những hồ sơ không còn giá trị, hội Tam Điểm thải ra, cho vào thùng
rác thư viện của hội, trong ấy bỗng có đơn xin gia nhập hội của Nguyễn Ái Quốc
(Nguyễn Tất Thành).
Những ai có thú vị đi tìm
tòi về bí mật của nhân vật trên thế giới, thường đến chốn này, như học giả hay
nhà tham khảo, họ sẽ khám phá theo nhu cầu, thư viện hội Tam Điểm mở cửa tự do
thăm viếng.
Nguyễn Tất Thành đã dùng
kết điểm hẹn cơm no, áo ấm, và tương lai vô vọng, chính ngày tháng này xô đẩy ông
đến với CS Quốc Tế.
- Ngày 30 tháng 6 năm
1923. Nguyễn Ái Quốc được Liên Xô mời thăm viếng Moskva, lần đầu tiên đời ông có
một ít hương phấn (buôn hương) hết khổ nhờ có nơi nương tựa!
- Ngày 10 tháng 10 năm
1923. Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội Nghị Nông Dân Quốc Tế lần thứ nhất, khai mạc
tại cung Andreyev trong điện Kremlin.
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại
hội 5 quốc tế Cộng sản III tại Moskva.
Năm 1923-1924, Nguyễn Ái
Quốc hoạt động ở Liên Xô. Thẻ tham dự Đại hội V, CS Quốc tế.
- Ngày 3 tháng 11 năm 1926.
Nguyễn Ái Quốc đến Moskva, và tham dự hội nghị tháng 2 năm 1927.
- Đầu năm 1928. Nguyễn
Ái Quốc đến Moskva tham dự hội nghị phản đế.
Nghĩa trang Kuntsevo
Moscow, dành riêng cho những thành viên đặc biệt của Cộng Sản Quốc Tế.
- Năm 1932. Nguyễn Ái Quốc
(Нгуен Ай Куок) qua đời tại nhà tù
Hương Cảng, hưởng dương đúng 40 tuổi (1892-1932) người thân tên Нгуен Винь (Hồ Vinh-Nguyễn Vinh) đến nhận xác đem về hỏa táng, và ký tên vào
đơn khai tử.
Đặng Bình Ánh cung cấp
mật mã KMM125: Нгуен Винь (KGB) đưa tro cốt của Nguyễn Ái Quốc về Liên Bang
Nga, an vị tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow. (Kuntsevo
Cemetery, Moscow, Russian Federation).
Tro cốt của Nguyễn Ái Quốc (Нгуен Ай Куок-000567...)
Kuntsevo Moscow.
Nhân dịp ngày lễ chiến sĩ cách mạng CS Quốc Tế, Bộ Ngoại
Giao Liên Bang Nga mời Đại sứ Trung Hoa. Quốc Cường (Guoqiang-国强) tại Moscow, viếng thăm nghĩa
trang Kuntsevo Moscow. (Kuntsevo Cemetery , Moscow , Russian Federation ). Nơi an nghĩ cuối cùng
của chiến sĩ CS Quốc Tế. Nhân dịp này, Đại sứ Quốc Cường (Guoqiang-国强) muốn viếng thăm chiêm ngưỡng tro cốt của Nguyễn Ái Quốc, lẽ cố nhiên
ông ta chỉ biết đứng thẳng trước hài cốt Nguyễn Ái Quốc, đôi tay làm lễ theo
nghi thức Á Châu, và được biết thêm một dối trá nữa của Mao chủ tịch về Hồ Tập
Chương (HCM).
ÿ Huỳnh Tâm
[1] Stalin. Có ý nói, Hồ
Tập Chương là Tình báo Hoa Nam , người của Mao Trạch Đông.
[2] Hồi kí cố vấn Trung
Quốc.
[3] Mao Trạch Đông ngàn
năm công tội. Chương 10. Hai đảng lớn Trung-Xô từ bạn thành thù
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét