Huỳnh Tâm

Đảng Cộng sản Việt Nam mở cửa mời Trung Quốc chiếm Biển Đông
Kỳ 2
“…đảng Cộng Sản bán toàn diện Việt Nam, trao quyền khai thác cho Trung Quốc, đến nỗi thế giới cũng phải cười chê. Thành tích của 10 văn kiện đã ký tại Bắc Kinh, ngày 20/6/2013, không cần che giấu. Nội dung, "Việt Nam chấp nhận mở cửa cho phép Trung Quốc rộng tay khai thác toàn diện không giới hạn…”

Vấn đề cốt lõi trong Vịnh Bắc Bộ là quần đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei-群岛白龙尾), nơi sinh cư truyền thống của nhân dân Việt Nam, đã bao đời bám trụ giữ đảo, nguồn biển khai thác tài nguyên vô tận, thủy sản phong phú cung cấp cho nội địa không bao giờ cạn. Đến khi Pháp đô hộ, vào năm 1885,  hai chính quyền Pháp-Thanh tranh nhau biên giới và cho ra đời Hiệp ước Thiên Tân, chiếu theo Bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879, tức tám năm trước Hiệp ước Pháp-Thanh, lấy sông Dương Hà (sông An Nam Giang) làm ranh giới giữa tỉnh Quảng Yên Việt Nam và tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Sau năm 1887 biên giới Việt-Trung chuyển xuống phía Nam, lấy cửa sông Bắc Luân ở Hải Ninh (Móng Cái) làm địa giới, và năm 1888 Pháp-Thanh lập bản đồ hải giới, lấy Mũi Bạch Long Vĩ (Paklung), trong vịnh Bắc Bộ cắt nhượng cho nhà Thanh.

Quần đảo Bạch Long Vĩ, trên pháp lý (Hiệp ước Luật Biển United Nations Convention on Law of the Sea" - UNCLOS 1982). Liên Hiệp Quốc công nhận lãnh hải của Việt Nam qua Hiệp ước Pháp-Thanhnăm 1888, với bản đồ hải giới đính kèm. Chiếu theo bản đồ quần đảo Bạch Long Vĩ, có diện tích 9,96 km vuông.


Quần đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam, có 79 địa danh, với cấp hộ cộng đồng, dân cư sinh sống lâu đời, tổ chức xã hội truyền thống, theo từng khu vực Vịnh, Huyện, Xã, Làng và Xóm gồm có:
‒ Mũi Nóc, Ngọc Sơn, Bình Hà, Trà Cổ, Ninh Hải, Mũi Trà Cổ, Nam Sơn Lý, Đông Sơn (Mission espagnole), Thọ Thim (Lionceaux), Ninh Xuân, Vạn Xuân, Hải Quan (Douane), Monkay, Xuân Lan, Cửa Tổng Hing, Na Xoeu, Lãnh thổ Louc-Lam, Thanh Lịch, Tchouck San Mission Francaise de Carton, Tôm Bạc, Trung Sơn, Đồng Boa, Sác Lão, Sông Phong, Tchong Phong San Ngan Hang San, Tổng Bảo, Col de Nan see liang, Kao Tong, Pan Tai, Kouai Minh, Chông Sắc, Ping, Kay Pong, Bong Lịch, Tham Khai, Mi Shan, Fouck-Yun, Văn Miếu, Vịnh Oan Xuân, de Ilis Pak-ma-tan, Bãi E (bãi biển hầu như mọi nơi đều có cây đước bao bọc - la côte est presque partout bordée de palétuviers sur fond de sable), Mts Tchan-tin-ai, Phong Cô, Quát Phong Cô, Touck Vail, Mai Công, Quan Tchan peu, line Pou, Col de Thui-na-han, Pai-Hang, Pa Sắc, Mts San-tioum-hao, Vải Lộc, Vạn Thọ, Ouan Thọ, Kot chúi, Xốm Chum, Col de Phan Sùi Hạc, Cha San, Nại Móc, Tchuou-Kan, Xang Hào, Xang Kì Ước, Văn Tăng Ba, Mts Xe-pa-ping, Quang Sông, Tombeaublant, De Tâm, Phong Mi, Pe-cheries, Teau Ngô Tới, Pagode, Clau you Kang, Tai-teitiouck-San, Vạn Mây, Xóm Tân, Vạn Kong, Teau Biou-Con,
Địa danh hải giới thuộc Trung Quốc:
‒ Mũi Bạch Long Vĩ (Cap Pak-Lung).
Hiệp ước Pháp-Thanh phân định hải giới Việt-Trung đã xác định minh bạch, Cap Pak-Lung (Mũi Bạch Long Vĩ) có diện tích 2.500 m² thuộc về lãnh hải của Trung Quốc.

Chiếu theo phân định lãnh hải ở trên, Trung Quốc không có lý do gì phải giải quyết phân định lại Vịnh Bắc Bộ theo nguyên tắc song phương. Trừ phi đảng Cộng Sản Việt Nam gật đầu bán Vịnh. Tuy nhiên lòng dân không bao giờ đồng ý Vịnh Bắc Bộ phải xa lià Tổ quốc, dù hai đảng Cộng Sản cố ý tạo lý cớ để tranh chấp biển Đông, cũng không qua được sự giám sát từng ngày của những quốc gia có biển.

Ngày nay, Trung Quốc muốn chiếm cứ quần đảo và Vịnh, thoả hiệp bất chính với đảng Cộng Sản Việt Nam và kết quả hai kẻ thông đồng, chính thức loại bỏ Hiệp ước Pháp-Thanh 1887, cùng nhau đồng ký vào ngày 25 tháng 12 năm 2000, tại Bắc Kinh.
Theo Hiệp ước Việt-Trung 2000 phân định như sau:
‒ Điểm số 01: vĩ độ 21°28'12".5 Bắc, kinh độ 108°06'04".3 Đông & 21°28′12,5″B 108°06′4,3″Đ
‒ Điểm số 02: vĩ độ 21°28'01".7 Bắc, kinh độ 108°06'01".6 Đông & 21°28′1,7″B 108°06′1,6″Đ
Điểm số 03: vĩ độ 21°27'50".1 Bắc, kinh độ 108°05'57".7 Đông & 21°27′50,1″B 108°05′57,7″Đ
Điểm số 04: vĩ độ 21°27'39".5 Bắc, kinh độ 108°05'51".5 Đông & 21°27′39,5″B 108°05′51,5″Đ
‒ Điểm số 05: vĩ độ 21°21'28".2 Bắc, kinh độ 108°05'39".9 Đông & 21°21′28,2″B 108°05′39,9″Đ
‒ Điểm số 06: vĩ độ 21°27'23".1 Bắc, kinh độ 108°05'38".8 Đông & 21°27′23,1″B 108°05′38,8″Đ
‒ Điểm số 07: vĩ dộ 21°27'08".2 Bắc, kinh độ 108°05'43".7 Đông & 21°27′8,2″B 108°05′43,7″Đ
‒ Điểm số 08: vĩ độ 21°16'32" Bắc, kinh độ 108°08'05" Đông & 21°16′32″B 108°08′5″Đ
‒ Điểm số 09: vĩ độ 21°12'35" Bắc, kinh độ 108°12'31" Đông & 21°12′35″B 108°12′31″Đ
‒ Điểm số 10: vĩ độ 20°24'05" Bắc, kinh độ 108°22'45" Đông & 20°24′5″B 108°22′45″Đ
‒ Điểm số 11: vĩ độ 19°57'33" Bắc, kinh độ 107°55'47" Đông & 19°57′33″B 107°05′47″Đ
‒ Điểm số 12: vĩ độ 19°39'33" Bắc, kinh độ 107°31'40" Đông & 19°39′33″B 107°31′40″Đ
‒ Điểm số 13: vĩ độ 19°25'26" Bắc, kinh độ 107°21'00" Đông & 19°25′26″B 107°21′0″Đ
‒ Điểm số 14: vĩ độ 19°25'26" Bắc, kinh độ 107°12'43" Đông & 19°25′26″B 107°12′43″Đ
‒ Điểm số 15: vĩ độ 19°16'04" Bắc, kinh độ 107°11'23" Đông & 19°16′4″B 107°11′23″Đ
‒ Điểm số 16: vĩ độ 19°12'55" Bắc, kinh độ 107°09'34" Đông & 19°12′55″B 107°09′34″Đ
‒ Điểm số 17: vĩ độ 18°42'52" Bắc, kinh độ 107°09'34" Đông & 18°42′52″B 107°09′34″Đ
‒ Điểm số 18: vĩ độ 18°13'49" Bắc, kinh độ 107°34'00" Đông & 18°13′49″B 107°34′0″Đ
‒ Điểm số 19: vĩ độ 18°07'08" Bắc, kinh độ 107°37'34" Đông & 18°07′8″B 107°37′34″Đ
‒ Điểm số 20: vĩ độ 18°04'13" Bắc, kinh độ 107°39'09" Đông & 18°04′13″B 107°39′9″Đ
‒ Điểm số 21: vĩ độ 17°47'00" Bắc, kinh độ 107°58'00" Đông & 17°47′0″B 107°58′0″Đ


Phụ bản phân định Vịnh Bắc Bộ, theo Hiệp ước Việt-Trung ngày 25 tháng 12 năm 2000. Áp dụng theo luật Quốc tế, Trung Quốc công bố Hiệp định cùng năm. Riêng Trung Quốc có luật chơi "mạnh thắng yếu thua".

Điểm 1 đến 9, phân định lãnh hải; điểm 9 đến 21 chia vùng đặc quyền kinh tế, trong Hiệp ước có 11 Điều, trong đó Điều II xác định 21 điểm nối tiếptuần tự, từ cửa sông Bắc Luân đến cửa Vịnh Bắc Bộ chia ra làm hai đường biên giới chuẩn, trên một đường thẳng cho đến đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị Việt Nam - mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam, Trung Hoa.
Hiệp định được ký bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên, và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc có Đường Gia Triền, ký ngày 25 tháng 12 năm 2000.

Đảng Cộng Sản Việt Nam âm thầm bán Vịnh Bắc Bộ cho Trung Quốc vào ngày 25 tháng 12 năm 2000, toàn dân cả nước không hề hay biết. Đến khi người dân phát hiện tàu đánh cá của Trung Quốc khai thác gần bờ quần đảo Bạch Long Vĩ và những sự cố trong Vịnh mỗi ngày nghiêm trọng, dân Việt khai thác thủy sản bị Cảnh sát biển Trung Quốc tịch thu thuyền, dụng cụ sản xuất, và phạt kim về tội đánh bắt cá trái phép trong lãnh hải Trung Quốc. Từ đó người dân thấy vịnh Bắc Bộ bị co rút, không còn biển để sinh sống!

Kẻ cướp hoạt động một thời gian bốn năm (2000-2004) nhưng cuối cùng bị phát hiện. Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đã liên tục dối trá với dân quá nhiều, đảng tìm mọi cách che đậy vì sợ mang tội phản quốc, đành lén lút triệu tập Quốc hội Việt Nam bù nhìn của khoá XI thông qua hiệp định vào ngày 15 tháng 6 năm 2004. Và một sự kiện quái gở về luật pháp do đảng Cộng Sản Việt Nam cầm tay lái, đi sái lạc lộ trình, như tổ chức làm lễ trao đổi văn kiện thư, phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, diễn ra ngày 30 tháng 6 năm 2004. Trong khi đó Trung Quốc đã cho khai thác Vịnh Bắc Bộ trước năm 1974, không phải chờ ký phân định Hiệp ước Vịnh Bắc Bộ Việt-Trung ngày 25 tháng 12 năm 2000.
Ngày nay Trung Quốc đưa cho Việt Nam một ít nước biển để ngó cho vui bởi không còn mùi vị, thế thì phê chuẩn văn kiện thư Vịnh Bắc Bộ có ý nghĩa gì, chẳng qua bác và đảng muốn lòng dân lặng gió.

Tuy Hiệp định đã ký từ ngày 25 tháng 12 năm 2000, nhưng mãi đến ngày 30 tháng 6 năm 2004, đảng CS và nhà nước Việt Nam mới công bố muộn màng, và có ghi chú từng toạ độ chính xác. Cho nên trong nhân dân có nhiều dư luận với sự nổi cơn bất bình, không tán thành hiệp định Vịnh Bắc Bộ cho rằng đảng CS và nhà nước Việt Nam nhượng cho Trung Quốc quá nhiều vùng Vịnh cả Quần đảo Bạch Long Vĩ, một thiệt hại vô cùng lớn cho Việt Nam.

Theo thẩm định của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, nhìn từ hướng đường trung tuyến trong Vịnh, cho thấy đường tròn màu xanh, có tâm là 21 điểm, được phân định bên Việt Nam bị mất từ 3‒27 hải lý (3/4 vùng Vịnh), chiếm đến bờ biển của đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, vùng cửa Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực Nam Hà Tĩnh, đối diện với bờ Tây˗Nam của đảo Hải Nam-Trung Quốc.

Từ bao đời Trung Quốc tham vọng không giới hạn, nhất là chế độ Cộng Sản xâm lăng lãnh hải, lãnh thổ của 14 quốc gia lân bang, đặc biệt chiếm cứ của Việt Nam một dãy biên giới rộng lớn từ Tây qua Đông-Bắc, và cả vùng Vịnh Bắc Bộ đến Biển Đông. Cộng sản Hán không bao giờ ngừng nghỉ bành trướng, cái muốn của Thiên tử thay thiên nhiên "trời trêu, đất thúc, người dời". Và đảng Cộng Sản Việt Nam có một quá khứ ước mơ làm chư hầu Hán, đến thời điểm này bác và đảng không ngần ngại thông đồng, cung cấp điều kiện thuận lợi cho giặc khởi sự chiến tranh 1979-1999. Thực chất phân chia lại lãnh thổ biên giới, lãnh hải biển Đông của Việt Nam, hình dung được giữa hai đảng Cộng Sản đã bí mật trao tay quyền lợi riêng, và chiến tranh là phần nhỏ trong khi ngã giá thành, cũng làm lý cớ chính đáng thông qua thay cho ngoại giao trao bán nước, dù đã kéo co 30 năm (1979-2009) chiến tranh trên đất liền, và biển Đông 47 năm (1956-2013) Trung Quốc vẫn là kẻ chiến thắng.
Lại thêm một lần nữa đảng Cộng Sản bán toàn diện Việt Nam, trao quyền khai thác cho Trung Quốc, đến nỗi thế giới cũng phải cười chê. Thành tích của 10 văn kiện đã ký tại Bắc Kinh, ngày 20/6/2013, không cần che giấu. Nội dung, "Việt Nam chấp nhận mở cửa cho phép Trung Quốc rộng tay khai thác toàn diện không giới hạn trên mọi lãnh vực".

Đương nhiên, Trung Quốc không có lòng nào từ chối món quà béo bở này vì nó là một kho tàng vô giá trước mắt do chư hầu triều cống. Cơ hội đã đến, bàn tay Hán vận dụng một ít sức lực, thực hiện "phong tán" cho đất nước Việt Nam bay vào không gian mất biến. Điểm đáng nghi nhớ ở đây, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng không tiếc thương gì dân tộc Việt, tâm địa bản căn hành động hung hăng với dân, và bí mật rút ruột, tẩu tán tài sản của đất nước Việt Nam, dâng hiến cho Trung Quốc. Nay tình trạng đất nước Việt Nam đã đứng trước sự suy vong, không còn cơ hội nào để đứng lên, nhất là vào thế kỷ 21, tranh chấp miếng ăn và quyền sống quá quyết liệt.
Huỳnh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét