Hải quân Trung Quốc bảo vệ
giàn khoan dầu 981, yêu cầu Việt Nam thực thi quan hệ đối tác, Việt Nam phải
bảo đảm chiến lược hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.
Nguồn: Báo Backchina.
Nguồn: Báo Backchina.
Kể từ khi
giàn khoan "981" đến vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thăm
dò, khai thác dầu khí, bỗng chốc mối quan hệ Việt-Trung suy thoái trầm trọng,
đưa đến cuộc đàm phán bất bình thường giữa cấp cao nhất của hai đảng và chính
phủ Việt Nam-Trung Quốc.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc,
Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì (杨洁篪-中国的中央政治局委员, 外交部长的) vừa đến Việt Nam, lớn tiếng tuyên bố:
− Trung Quốc rất coi trọng quan hệ đối
tác, chiến lược hợp tác toàn diện Trung Quốc-Việt Nam. Hiện nay, quan hệ
Trung-Việt do vấn đề đối mặt trên biển quá khó khăn, nghiêm trọng ấy phải tìm
cách giải quyết càng sớm càng tốt. Dựa trên những cân nhắc chiến lược và tình
hình chung quan hệ của Trung-Việt, đảng và chính phủ Trung Quốc rất coi trọng
chuyến đi đặc biệt của tôi đến thăm Việt Nam.
Hiện nay phía Việt Nam phải tìm
hiểu cách thức tốt nhất để đối thoại tình hình trên Biển Đông, và thúc đẩy quan
hệ song phương trở lại càng sớm càng tốt hầu tiếp tục di chuyển song phương về
phía trước.
Lời tuyên bố của Dương Khiết Trì
cho thấy ông cố vấn Hán phát ra tín hiệu nặng hơn cả sấm sét, đưa tay tát vào mặt
đảng cộng sản Việt Nam, buộc CSVN phải tuân thủ mệnh lệnh của Bắc Kinh, và
khuyên bảo "đồng chí tốt hãy tiếp tục hành trình bán nước cho tốt"
(好同志继续卖水一路好走-hảo đồng chí kế tục mại thủy nhất lộ hảo tẩu).
Tàu cảnh sát biển của Trung Quốc và Việt Nam di chuyển song song. Nguồn: Báo Backchina. |
Dương Khiết Trì còn nhấn mạnh:
− Một lần nữa nhắc lại lập trường, nguyên
tắc của Trung Quốc trên Biển Đông đối với Việt Nam. Khai thác dầu khí của Trung
Quốc ở Hoàng Sa "hợp pháp, hợp lý và hợp tình" (合法合理合情), Việt Nam nên chấm dứt can thiệp, không nên ngăn chặn sự
khác biệt kế hoạch đầu tư, nhất định phải tránh mọi việc tranh cãi mới. [1]
Nhân dân Việt Nam mất hết hy vọng
khi lắng nghe đảng của "Bác" phản ứng trước những lời răn đe của ông Ủy
viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
"Hoàn Cầu Thời Báo" (环球时报) loan tải bài viết của Học giả Viện Biển Đông Ngô Sĩ Tồn (吴士存):
− Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không
hành động đơn phương trên mọi mặt, thế nhưng chính họ vì những lợi ích dầu khí
và đánh bắt cá đơn phương. Cần thiết cho hôm nay Trung-Việt thực thi giải pháp
đẩy mạnh "giao dịch" (异动) tầm hoạt động
của giàn khoan 981 tại miền Nam Trung Quốc, không nên làm lớn chuyện, tin tức sẽ
loan nhanh chóng, thu hút sự chú ý bên ngoài đó là điều không thể chấp nhận.
Hầu hết các nhà phân tích tin rằng
cuộc đàm phán cấp cao Trung-Việt, nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai nước.
"Voice of America" (VOA) cho biết: Trung Quốc dường như muốn dần dần
hạ nhiệt tình hình. Nếu Trung Quốc nhìn thấy những lời chỉ trích, phản đối mạnh
mẽ của nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế, sau đó Trung Quốc bắt đầu ý thức
chung, tốt nhất là rút giàn khoan.
Hãng thông tấn "AP"
(Associated Press) dẫn lời các cuộc đàm phán ngày 18/6:
− Được hiểu rằng thông điệp các cuộc
đàm phán đã không thực hiện bất kỳ tiến bộ nào. Một quan chức Việt Nam giấu tên
nói với truyền thông Phương Tây: Việt-Trung, hai bên đàm phán, "không đồng
ý, với nhau," cũng không có bất kỳ bước đột phá nào mới.
"The
New York Times" dẫn lời nguồn tin ngoại giao cho biết:
− Hà Nội và Dương Khiết Trì (杨洁篪) không đàm phán lợi ích bí mật của
Trung Quốc tại Việt Nam, và không cho phép phía Việt Nam tìm hiểu toàn diện
khái thác trong nội địa Việt Nam. Dương Khiết Trì không phải đến để đàm phán,
mà đến để tham vấn, phần chính để nhắc lại vị trí hiện tại của Trung Quốc trên
trường quốc tế, và tuyên bố chủ quyền tại những vùng biển nơi giàn khoan hiện
diện. Đương sự còn lên án cộng đồng quốc tế, tố cáo Trung Quốc nên di chuyển
giàn khoan đến hướng khác.
Tờ
báo "United Daily News" (联合报) Đài Loan:
− Cục Hàng hải Hải Nam cho biết: "Bánh xe kéo 981" tiến vào hướng
Biển Đông, dấu hiệu không tốt cho Việt Nam.
Tờ
báo "Lianhe Zaobao" (联合早报) Singapore (新加坡), của giáo sư Thì Ân Hoằng (时殷弘) trích dẫn:
− Trong các cuộc đàm phán cấp cao là một sự tích cực phát triển đối tác
bình thường, hai bên có thể làm giảm cường độ đối đầu. Các cuộc đàm phán chỉ có
thể được coi là "một tình huống ổn định, Việt Nam phải chui qua cửa cám dỗ
đầu tiên trong kế hoạch xâm lấn của Trung Quốc".
"Học
giả ngoại giao" Nhật Bản nhận xét rằng:
− Có vẻ, ít ngõ rẽ đưa đến thỏa hiệp, nếu Trung Quốc đồng ý rút các giàn
khoan, người dân đại lục sẽ đánh giá như một sự nhượng bộ, đó là chủ nghĩa dân
tộc Trung Quốc không thể chấp nhận. Trong khi đó, chính phủ Việt Nam đã quyết định
vẽ một đường màu đỏ của giàn khoan, gần như cho phép Trung Quốc thiết lập một
quốc gia "Việt Nam rơm" (越南草) [2], trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam. Về mặc đối nội, đảng và chính phủ Việt Nam đã tính đến sự đối phó
một khi nhân dân tức giận, và thậm chí sau khi những cuộc bạo động không gặp
khó khăn nào về mặt anh ninh nhà nước. Và sau đó đối ngoại Việt Nam âm thầm thụt
lùi, nhượng bộ những yêu sách, và chọn giải pháp để cho Trung Quốc bào mòn Biển
Đông.
Theo
quan điểm của nhân dân Việt Nam và thế giới bên ngoài:
− Khó có thể nhìn thấy một giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng hiện nay,
không thể thực hiện được bất kỳ những tiến bộ thực sự. Tuy nhiên, dù Dương Khiết
Trì (杨洁篪) đem về Bắc Kinh vài kết
quả cuộc tham vấn là một bước khởi hành trong sự trở lại bình thường hóa ngoại
giao, mặc dù nó không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng nó là một điều kiện cần
thiết cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng có lợi cho Trung Quốc.
Ngày 18 tháng 6 năm 2014, Dương Khiết Trì gặp Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội. Nguồn: Báo Backchina. |
Dương Khiết Trì (杨洁篪) tham vấn của Việt Nam, ông có trách nhiệm giải trình toàn
diện lập trường nguyên tắc của Trung Quốc và nhấn mạnh rằng:
− Cả hai bên phải căn cứ vào
thái độ trách nhiệm cao, lịch sử và nhân dân hai nước, giải quyết đúng vấn đề
trên biển, cùng nhau bảo vệ tình hình chung của quan hệ song phương. Hai bên cần
tuân thủ thông qua ngoại giao, để ổn định tình hình càng sớm càng tốt. Tôi hy vọng
phía Việt Nam phải có hành động cụ thể để giải quyết vấn đề thông qua tham vấn
lẫn nhau, hợp tác và tạo điều kiện để khôi phục lại bình thường. [3]
Dương Khiết Trì không khác nào
con buôn hay tên cướp Biển Đông, một lời phán không phải trên môi chính khách
ngoại giao, ông đòi hỏi quá đáng, buộc kẻ bán Biển Đông "đảng cộng sản
VN" dứt khoát có thái độ và bảo đảm không để thế giới chú ý nội vụ Biển
Đông. Ngoài ra đảng cộng sản VN phải trung thành hành động cụ thể, tuân thủ thực
hiện lệnh của Dương Khiết Trì.
Ngày 18/6, Trung Quốc tố cáo truyền
thông dân sự Việt Nam tiếp tục "chơi" và loan tải tin bất lợi cho
giàn khoan "981" và tàu của Trung Quốc tấn công tạo ra những "mối
đe dọa" Việt Nam. Trái lại có những trang website Trung Quốc nói rằng:
− Trung Quốc cần phải hung
hăng, 17 tàu chiến của Hải quân có nhiệm vụ túc trực bên cạnh bảo vệ giàn khoan
"981", đã hơn một tháng đối mặt với bên kháng cự mạnh, cho nên Dương
Khiết Trì đến Việt Nam, có thể sau đó giảm bớt căng thẳng. [4]
Được biết trước ngày Dương Khiết
Trì sang Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo rằng họ đã ký kết một thỏa
thuận với các công ty của Nga, hai bên sẽ khai thác lô 125 ngoài khơi bờ biển
Nha Trang, tại lưu vực Phú Khánh Việt Nam, hai bên hoạt động thăm dò chung lô
126.
"The
Wall Street Journal," cho biết:
− Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gần đây đã thực hiện một số dự án dầu khí
ngoài khơi, bày tỏ nguyện vọng tiếp tục với ExxonMobil, Gazprom, ONGC. Sau khi
thỏa thuận với Việt Nam có nhiều giàn khoan của CNOOC (Trung Quốc) đang hoạt động
trong quần đảo Hoàng Sa phản đối.
Trung
Quốc đã nắm được nội tình Việt Nam, những năm gần đây, Việt Nam phô trương duy
trì tình hình chung quan hệ Trung-Việt, đồng thời, yêu cầu Trung Quốc không thực
hiện bất kỳ hành động đơn phương tăng cường mâu thuẫn, để duy trì hiện trạng gắn
liền một bàn tay Trung Quốc, mặt khác Trung Quốc mãi mãi tăng cường hành động
đơn phương của mình tiếp tục đánh bắt cá, và tiền hành khai thác dầu khí, do đó
Trung Quốc muốn quốc tế hóa Biển Đông, dẫn đến đối mặt với nhiều quốc gia Châu
Á. [5]
Ngày 18 tháng 6, Bắc Kinh. Tân Hoa Xã Trung Quốc đưa tin
trên trang website An Toàn Hàng Hải tại Biển Đông. Vận hành "Bánh xe kéo
Biển Đông 981" ở tọa độ từ 17-38.0N 110-12.3E đến 17-14.1N 109-31.0E, chiều
dài kéo 600 mét, tốc độ 4. Nguồn: Báo Backchina.
Theo Thông tấn xã Việt Nam báo cáo vào ngày 14, Trung Quốc
đã phái một máy bay Y-8 bảo vệ giàn khoan dầu "ngoài khơi 981" dài
300-500 m chiều cao "spinner". Ngoài ra, còn thấy một tàu quét mìn
triển khai các hoạt động của giàn khoan trên biển. Cùng ngày, số lượng các tàu
của Trung Quốc tại biển Đông vẫn không thay đổi. Nguồn: Báo Backchina, ngày 16
tháng 6. Tàu khảo sát đại dương Trung Quốc mang số 2168, đang truy đuổi tàu cá
Việt Nam.
Trung Quốc chặn những tàu của Việt Nam không cho hoạt động
trên Biển Đông. Nguồn: Báo Backchina.
Hải quân Trung Quốc bảo vệ giàn khoan 981, trong vùng biển
Việt Nam. Nguồn: Báo Backchina.
Tàu thuyền của CNOOC mang số 263, đánh đuổi tàu của Việt
Nam. Nguồn: Báo Backchina.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc va chạm tàu Việt
Nam. Nguồn: Báo Backchina.
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Nguồn: Báo
Backchina.
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
[1] Nguyên văn: Khai thác dầu khí của Trung Quốc ở Hoàng Sa
"hợp pháp, hợp lý và hợp tình" (合法合理合情), Việt
Nam nên chấm dứt can thiệp, không nên ngăn chặn sự khác biệt đầu cơ, nhất định
phải tránh mọi việc tranh cãi mới. (杨洁篪向越方重申中国对南海问题的原则立场:中方在西沙的石油勘探 "合法合理合情", 越方应停止干扰、停止炒作分歧,停止制造新争议).
[2] Đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận cho phép Trung Quốc
thành lập một ngôi nhà "Việt Nam rơm" (越南草), làm bằng
chất liệu dễ bị tiêu huỷ.
[3] Nguyên văn: 杨洁篪全面阐述了中方的有关原则立场,强调 "双方要本着对历史和两国人民高度负责的态度,妥善解决海上问题,共同维护两国关系大局。双方要坚持通过双边沟通,把事态尽快稳定下来。希望越方采取切实行动,为双方协商解决问题,恢复双方正常合作创造条件".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét