Phơi bày những ẩn số của Hồ Tập Chương - Kỳ 5 (Huỳnh Tâm)

Hồ Tập Chương trầm tư thân phận gián điệp người Hán. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Trung Cộng thành lập trung tâm bí mật Việt Minh [1]
Tháng 9 năm 1939 trung tâm du kích một; kết thúc khóa huấn luyện tại Bát lộ quân (VIII Route Army Quế Lâm). Đến tháng 12 năm 1939, các cơ sở Bát lộ quân thành lập thêm trung tâm huấn luyện thứ hai tại Quý Dương, Hồ Tập Chương với tư cách chỉ huy trưởng trung tâm. Ông thường xuyên dạy cho khóa sinh tiếng Việt, tiếng Hẹ và tiếng Pháp, đôi khi ông phát tiền cho khóa sinh chi tiêu vặt, cộng với cải thiện phần ăn tối. Đầu năm 1940, Hồ Tập Chương vẫn còn làm việc trong quân đội Bát lộ quân, trụ sở tại thôn Hồng Nham Trùng Khánh. Ở đây Chu Ân Lai với Diệp Kiếm Anh trực tiếp âm mưu, lập kế hoạch đưa Hồ Tập Chương đến miền Băc Việt Nam.

Tháng 2 năm 1940 Hồ Tập Chương đến Côn Minh, theo kế hoạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sấp xếp lại "bộ phận ở nước ngoài" được gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam, kết nối với đường dây Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập từ lâu tại Côn Minh, nay được lệnh người Trung Quốc ở nước ngoài gia nhập "Việt Minh" một tổ chức mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Trước năm 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương do Trung Cộng thành lập trụ sở chính tại Côn Minh, gọi tắt là "Việt Minh Hải Ngoại", Phùng Chí Kiên (bí danh Lão Lý) đứng đầu lãnh đạo, ngoài ra ông còn có những bí danh Mạnh Văn Liễu, Lý Đông, Như Bách, Nguyễn Hào, tên khai sinh Nguyễn Vỹ 1900 và chết 1941, cùng những người lãnh đạo Vũ Anh (bí danh Trnh Đông Hi-Zheng Donghai), Hoàng Văn Hoan (bí danh Lý Quang Hoa-Liguanghua).

Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) 1938 (bí danh Lão Trần-老陳), ảnh chụp tại Bát lộ quân Quế Lâm . Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Tháng 5 năm 1940, Hồ Tập Chương đi thanh tra Đường sắt Việt Nam-Côn Minh, bí mật gặp Phạm Văn Đồng (bí danh Lâm  Kiệt-Lin Bojie), Võ Nguyên Giáp (bí danh Dương Hoài Nam) tại Công viên Thúy Hồ (翠湖公園). Trung Quốc sắp xếp cho họ ở lại trụ sở "Việt Minh Hải Ngoại". Hồ Tập Chương (bí danh Lão Trần-老陳), đề nghị Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thành lập trụ sở đảng Đông Dương tại Việt Nam, Hồ quyết định gửi Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến Diên An (Yan'an) huấn luyện cán bộ du kích, đào tạo chính trị. Vào đầu tháng 6, Cao Hồng Lĩnh (bí danh Việt) dẫn đường đưa lối Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đến Văn phòng Quý Dương, cấp phát thông hành đi Diên An, khi ấy Khang Sinh (Kang Sheng) chủ trì viện nghiên cứu "Trung tâm chiến tranh Tây Nam".

Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Ngày 10 tháng 5 năm 1940, Hồ Tập Chương trả lại Quế Lâm, hướng dẫn Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, cũng đi đến Liễu Châu và sau đó đi Quế Lâm. Hồ Tập Chương bí mật gửi Hoàng Văn Hoan, Vũ Anh vào văn phòng Bát lộ quân, được xem, nơi đây trụ sở đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên, thiết lập nền tảng sức mạnh tổ chức đảng. Tiếp theo Trung Cộng thành lập thêm văn phòng "Việt Minh" tại Quế Lâm (Guilin), chọn Hồ Tập Chương làm Giám đốc, Phạm Văn Đồng Phó Giám đốc. Hồ Tập Chương sắp xếp Hoàng Văn Hoan đứng tên kết nạp Lợi Chí Phàm (Li Chi-Fan), và  Tể Thâm (Li Chi-shen) gia nhập "Việt Minh".

Ngày 12 tháng 8 năm 1940, Trung Cộng thành lập trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam tại Quế Lâm, có tư cách pháp lý hoạt động mở. Dưới hình thức "Việt Minh" hoạt động theo lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, mọi hoạt động thông qua quan hệ giữa Hồ Tập Chương và các văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, vì vậy họ có những liên hệ rộng rãi với cộng đồng Việt Nam, Trung Cộng thành lập hội đồng "Văn hoá Việt Nam", Hồ Tập Chương (HCM) được bầu làm giám đốc. Sau đó, sử dụng sức mạnh, mở cửa cho công chúng sinh hoạt chung với tổ chức "Việt Minh", Trung Cộng hỗ trợ mọi chiến dịch của Việt Cộng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Ngày 27 tháng 6 năm 1940, quân Hitler (Đức Quốc Xã) chiếm được thủ đô Paris nước Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1940, bổ nhiệm Jean Decoux làm Toàn quyền Liên bang Đông Dương và đảo ngược chính sách nhượng bộ đối với Nhật Bản, thực tế chính trị buộc ông phải tiếp tục theo con đường của người Toàn quyền tiền nhiệm ông Georges Catroux. Nói chung, phục tùng bởi các thị trấn Nam Quan của Nhật Bản để tiếp cận Hải Phòng. Trung Cộng nhận thức được rằng tình hình này sẽ có tác động đến sự phát triển Việt Minh tại Việt Nam và Đông Dương, sau đó tổ chức mở cuộc họp tại trụ sở "Việt Minh Trung Quốc", Mao Trạch Đông lấy quyết định chuyển Việt Minh đến trung tâm khu vực biên giới của tỉnh Quảng Tây, sau đó tiến vào Việt Nam. Mao Trạch Đông đồng ý chỉ thị Hồ Tập Chương lãnh đạo trực tiếp cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng lúc Quân ủy Trung ương Trung Cộng lấy quyết định đồng ý Hồ Tập Chương từ Côn Minh đến Trùng Khánh gặp Chu Ân Lai, trao đổi quan điểm về tình hình Việt Nam hiện nay, một tháng sau đó Hồ Tập Chương quay trở lại Côn Minh. Tại thời điểm này "Văn phòng trụ sở đảng vẫn ở Trung Quốc". Văn phòng Việt Minh tại Quế Lâm đã nhận được chỉ thị của Lợi Trí Trung (利智忠) cho biết Đại Tá Tham Mưu Hồ Học Lãm (胡學覽) thay mặt Hội đồng Quân sự Việt Nam, hiện chỉ huy 4 quân đoàn ở Liễu Châu, Trương Bội Công (Zhang Peigong-張佩公) nhận được chỉ thị của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, chuyển quân đội vào Việt Nam để làm các công việc chuẩn bị có liên quan kết thúc chiến tranh. Trương Bội Công tuyển dụng nhiều công dân Việt Nam ở khắp mọi nơi trên đất nước Trung Hoa, tổ chức đội biên giới Trung-Việt. Hồ Học Lãm đề nghị Trương Bội Công tiến hành duyệt lại trụ sở đảng ở Quảng Tây và Côn Minh.


Hồ Tập Chương cho rằng đã đúng lúc thuận lợi, quyết định chỉ thị Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan, lập tức chuyển "trụ sở Việt Minh Trung Quốc" đến Quảng Tây. Ngoài ra tiếp nhận thông báo từ Quý Dương (Guiyang) chờ đợi Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến từ Diên An. Hồ Tập Chương trở về Quảng Tây chỉ huy "Việt Minh" chuyển quân đến Quế Lâm, tạm đóng quân tại Bát lộ quân Quế Lâm, chuẩn bị vạch ra chiến lược hoạt động tại Việt Nam, thành lập các vùng căn cứ cách mạng, làn sóng mới mở cuộc đấu tranh vũ trang cho phép "Việt Minh" tràng quân qua đất nước Việt Nam.

Trương Bội Công (Zhang Peigong-張佩公). Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Tháng 10 năm 1940, Hồ Tập Chương đến Quế Lâm, cùng ngày triệu tập Phùng Chí Kiên (Fung Chi-kin-馮志堅), Vũ Anh (Wu Ying-武英), Hoàng Văn Hoan (黃文歡), Phạm Văn Đồng (范文同), Võ Nguyên Giáp (武元甲) tại Liễu Châu, đưa ra đề nghị giới thiệu Trương Bội Công (Zhang Peigong) gia nhập Việt Minh. Ngày 08 tháng 12 năm 1940, Cộng sản Việt Nam, với tư cách pháp lý hoạt động thông qua các lãnh đạo "Việt Minh", quan hệ giữa Hồ Tập Chương và văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm rất chặt chẽ.

Ngày 23 tháng 12 năm 1940, Hồ Tập Chương di chuyển quân đến khu vực biên giới Việt Nam-Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam với sự hỗ trợ của Văn phòng Bát lộ quân Trung Cộng, ở đây củng cố cơ cấu tổ chức "Việt Minh" dưới sự điều hành của "Trung-Việt văn hóa đồng chí hội" [2], tích cực tạo môi trường thuận lợi cho Đảng Cộng sản Việt Nam và các thành viên hoạt động tại trụ sở đảng ở Trung Quốc, Trung Cộng là nơi động lực thúc đẩy Cộng sản Việt Nam, tạo cơ hội thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng. Trong khi đó, chính quyền Pháp, Nhật và Việt Minh đối đần nhau tại Lạng Sơn, sau này có cuộc bạo loạn ở Bắc Sơn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan di chuyển quân đến huyện Tĩnh Tây (Jingxi) tỉnh Cao Bằng giáp Quảng Tây. Cuối tháng 12 năm 1940 thành lập "Ủy ban Giải phóng Quốc gia Việt Nam" tại Liễu Châu. Trong tháng 12 năm 1940 tại huyện Tĩnh Tây, chính thức thành lập thêm lực lượng thứ hai "Ủy ban Giải phóng Quốc gia Việt Nam", đưa ra lời hiệu triệu kêu gọi tất cả các dân tộc Việt Nam chiến đấu, thoát  khỏi Pháp, Đế quốc Nhật Bản, chế độ nô lệ và xâm lược. Sau khi ra đời "Ủy ban Việt Nam Giải phóng Quốc gia", tìm mọi cách lấy lòng tin của Trương Bội Công (张佩公) nhờ ông cung cấp tài chánh nhưng không được, (trong những bài tiểu luận nói về huyện Tĩnh Tây, ĐCSVN vẫn còn sử dụng các mối quan hệ Trương Bội Công (张佩公) và Quốc Dân Đảng Trung Quốc). Cho nên Việt Minh muốn có tài chánh phải đánh cướp công quỹ của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, đã có phương tiện Việt Minh âm thầm đào tạo tổ chức cán bộ trẻ, sau khi đào tạo cán bộ cấp cơ sở kết quả gửi về Việt Nam chiến đấu.

Đầu năm 1941, các thành viên "Ủy ban Quốc gia Giải phóng" của Hồ Tập Chương được chia thành hai nhóm. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan vẫn bám trụ tại Tĩnh Tây (Jingxi). Phùng Chí Kiên (馮志堅), Vũ Anh (Wu Ying-武英), Lê Quảng Ba (Li Guangbo-黎廣波) chuyển đến tỉnh Cao Bằng phát triển cơ sở tại dốc phía Bắc của ngôi làng Pắc Bó.

Ngày 20 tháng 2 năm 1941, đánh dấu một trang lý lịch mới của Hồ Tập Chương, ông chính thức đổi tên Hồ Chí Minh bí danh (ông Thu), tạm sống Pắc Bó gần một con sông của ngôi làng miền núi huyện Tĩnh Tây tỉnh Cao Bằng, tất cả cư dân sinh sống ở đây người Nùng. Lần đầu tiên Hồ Chí Minh đến Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo phong trào Cộng sản Đông Dương và Việt Nam.

Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) bên suối Lê Nin thăm nhân dân Pắc Bó). Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Ngày 12 tháng 4 năm 1941, chính thức thành lập "Liên minh Tự do Quốc gia Việt Nam" bao gồm các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam, và Việt Minh. Sau khi thấy đã thích hợp Hồ Chí Minh lập tức thành lập mật khu "Giải Phóng Quốc gia Việt Nam" xây dựng cơ quan bí mật Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 10 tháng 5 năm 1941, Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp Trung ương Cộng sản Đông Dương lần thứ tám tại Việt Bắc, Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp, thành phần tham dự gồm có Hoàng Văn Th, Trường Chinh tên thật Đặng Xuân Khu (bí danh Vũ Văn Cừ), Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan, Hoàng Quốc Việt. Việt Minh mở ra cuộc họp chủ yếu thiết lập và phát triển các căn cứ mật khu và căn cứ du kích quân, Hồ Chí Minh cho thành hình 16 tổ chức dưới quyền lãnh đạo "Hội đồng Cứu quốc".
Ngày 19 tháng 5 năm 1941, thành lập "Mặt trận Độc lập Việt Nam", được gọi là "Liên Minh". Trong hội nghị Hồ Chí Minh được bầu làm tổng bí thư của đảng, lãnh đạo trực tiếp cách mạng Việt Nam. Nhưng Hồ Chí Minh từ chối, viện lý do rằng các lãnh đạo đảng trong nước điều hành tổng bí thư của đảng. Chương trình hành động của "Việt Minh" quy định mục tiêu đấu tranh cho Việt Nam: "lật đổ Pháp, phù hợp với tinh thần dân chủ của Chính phủ cách mạng nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, và sử dụng Kim Tinh (Venus-金星) nền đỏ làm cờ quốc gia".

ÿ  Huỳnh Tâm
Tham khảo.
[1] Thử nghiệm cuộc sống của Hồ Chí Minh

[2] (中越文化工作同志會),

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét